Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 3 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 3
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ.
- Em học về tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
2. Đọc hiểu – Luyện tập
Mỗi người một việc (trích)
Trong một gia đình hạnh phúc nọ có anh chị em. Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm. Nhưng rồi một hôm họ cãi nhau xem ai làm việc nhiều nhất.
Mắt nói: Tôi suốt ngày phải nhìn.
Tại nói: Tôi suốt ngày phải nghe.
Mũi nói: Tôi suốt ngày phải ngửi.
Tay nói: Tôi vẽ, tôi giặt, tôi quét nhà...
Chân nói: Tôi đi, tôi chạy, tôi nhảy...
Và tất cả cùng kêu lên: Mồm không làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống!
Mồm nghe vậy buồn lắm nó quyết định không ăn, uống gì nữa và bỏ đi nằm, im lặng.
Hết một ngày cả nhà ai cũng mệt và buồn. Mắt nói: Không biết vì sao tôi mệt không muốn nhìn nữa. Tai cũng nói: Tôi chẳng muốn nghe. Chân uể oải kêu lên: Tôi cũng không chạy được nữa. Lúc ấy mọi người mới sực nhớ mồm không ăn, mệt lả, đang nằm ngủ, im lặng. Chúng chợt nhớ đến cuộc cãi vã hôm trước, tất cả cùng nhau đi gọi mồm dậy và mang thức ăn đến:
- Thôi cậu ăn đi, cậu uống đi. Bọn mình xin lỗi cậu.
Bấy giờ mồm mới chịu ăn. Sau khi mồm ăn uống, tất cả cảm thấy khỏe hẳn lên, tất cả vui vẻ, cười đùa. Từ đó trở đi chúng sống với nhau thân ái và hòa thuận và ai ai cũng vui vẻ làm việc.
Sưu tầm
Câu 1. Trong câu chuyện, mắt, tai, mũi, tay, chân cãi nhau về việc gì?
A. Ai là người làm việc nhiều nhất.
B. Ai là người quan trọng nhất.
C. Ai là người giỏi nhất.
D. Ai là người tốt bụng nhất.
Câu 2. Vì sao Mồm lại quyết định không ăn uống gì nữa?
A. Vì mọi người trong nhà nói Mồm không làm gì cả, chỉ rong chơi suốt ngày.
B. Vì mọi người trong nhà nói Mồm lười biếng, suốt ngày chỉ ăn và ngủ.
C. Vì mọi người trong nhà nói Mồm không làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống.
D. Vì mọi người trong nhà nói Mồm không nghe lời, nói chuyện suốt ngày.
Câu 3. Một ngày Mồm không ăn thì cả nhà trở nên như thế nào?
A. Cả nhà ai cũng trở nên vui vẻ và phấn khởi.
B. Cả nhà vẫn khỏe mạnh và làm việc bình thường.
C. Cả nhà ai cũng lo lắng, mang thức ăn đến cho Mồm.
D. Cả nhà ai cũng trở nên mệt mỏi và buồn.
Câu 4. Sau khi Mồm ăn uống xong cả nhà đã cảm thấy như thế nào?
A. Cả nhà vẫn còn uể oải và mệt mỏi, cười đùa vui vẻ cùng nhau.
B. Cả nhà cảm thấy khỏe hẳn lên, cười đùa vui vẻ cùng nhau.
C. Cả nhà cảm thấy hạnh phúc khi Mồm đã ăn uống trở lại.
D. Cả nhà cảm thấy đỡ mệt hơn, cười đùa vui vẻ cùng nhau.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 (Đề 1)
Đề bài:
Bài 1: Điền từ phù hợp với nghĩa của từ vào ô trống tương ứng:
Nghĩa của từ |
Từ |
a) Có lòng thương người, ăn ở có tình, có nghĩa |
…………………………………………………. |
b) Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. |
………………………………………………….. |
c) Giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương |
………………………………………………….. |
d) Giúp để làm giảm bớt khó khăn cho người khác |
………………………………………………….. |
Bài 2: Nối câu dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:
Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn:
1.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
a. Vóc người
b. Khuôn mặt
c. Cuộc sống
d. Tính cách
đ. Lời nói
e. Y phục
2.Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vậtn nói lên điều gì ?
a. Cha mẹ của nhân vật
b. Thân phận của nhân vật
c. Tính cách của nhân vật
d. Nơi làm việc của nhân vật
Bài 4: Hãy tả ngoại hình kết hợp tính cách của một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.
Đáp án
Bài 1: Điền từ phù hợp với nghĩa của từ vào ô trống tương ứng:
Nghĩa của từ |
Từ |
a) Có lòng thương người, ăn ở có tình, có nghĩa |
Nhân hậu, tôt bụng |
b) Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. |
Đoàn kết |
c) Giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương |
Đùm bọc. |
d) Giúp để làm giảm bớt khó khăn cho người khác |
Giúp đỡ |
Bài 2: Nối câu dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:
Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn:
1.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
a. Vóc người
b. Khuôn mặt
đ. Lời nói
e. Y phục
2.Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật nói lên điều gì ?
b. Thân phận của nhân vật
d. Nơi làm việc của nhân vật
Bài 4: Hãy viết bài văn tả ngoại hình kết hợp tính cách của một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.
Bài tham khảo
Người ta vẫn thường nói cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của chúng ta. Tôi vẫn nhớ như in cô Nga - người mẹ hiền đầu tiên của tôi ở trường. Cô đã nắm tay tôi đi vào khung cửa lớp Một với bao niềm bỡ ngỡ.
Cô thường thướt tha trong tà áo dài truyền thống bởi dáng người cô thanh mảnh. Mái tóc đen dài ngang lưng, thẳng mượt càng làm cô rạng rỡ và mang nét đặc trưng của người con gái đất Việt. Gương mặt trái xoan lúc nào cùng bừng sáng nhờ đôi mắt bồ câu đen láy. Đôi mắt ấy lấp lánh như hai vì sao đêm giữa thảm trời rộng lớn. Chiếc mũi cao dọc dừa thon thon ngay trên khóe miệng nhỏ nhắn. Mỗi khi cô cười, hàm răng trắng tinh như muối lại lộ ra. Chiếc răng khểnh lại càng làm nụ cười cô thêm phần rạng rỡ.
Ngày dạy tôi lớp Một, cô Nga mới hơn hai mươi tuổi, trẻ trung, xinh đẹp và tâm huyết với học sinh. Tôi nhớ nhất bàn tay búp măng thon dài của cô. Bàn tay ấy đã cầm bàn tay bé nhỏ của tôi tập viết những nét chữ đầu tiên. Mỗi ngày, cô đều cất giọng trầm ấm giảng bài miệt mài trên lớp. Nhờ giọng nói ấy cùng những lời động viên, những cô cậu sáu tuổi nghịch ngợm đã trở thành những học sinh lớp Một ngoan ngoãn.
Tôi rất quý cô Nga. Dù không còn học ngôi trường ấy, tôi vẫn nhớ về cô như một người mẹ đặc biệt. Tôi ước mong khi lớn lên, mình cũng trở thành một cô giáo hiền từ, giỏi giang như cô.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 (Đề 2)
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Hoa mai vàng
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt mượt mà. Một mùi thơm lừng như nếp hương phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cưới với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
(Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam)
a. Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài đọc? Vì sao?
b. Em thích hoa đào hay hoa mai? Vì sao?
c. Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của hoa mai?
A. Hình dáng, màu sắc, mùi thơm.
B. Hình dáng, màu sắc, mùi thơm, chuyển động.
C. Hình dáng, mùi thơm, chuyển động.
Câu 2: Khoanh vào chữ cái chỉ từ láy:
A. vui vẻ C. vui mừng E. thăm thẳm
B. thơm phức D. long lanh G. róc rách
Câu 3: Tìm và gạch dưới các từ láy có trong đoạn văn sau và xếp vào nhóm thích hợp:
Tang tảng sáng, lão hà tiện đã vội vã đến chỗ chôn tiền vàng kiểm tra, khi phát hiện ra tiền vàng không còn nữa, lão loạng choạng, đau đớn rồi ôm mặt khóc rưng rức. Có người thấy vẻ đau khổ của lão liền hỏi nguyên do và an ủi:
- Ông đừng buồn về sự mất mát này nữa, tiền vàng tuy là của ông, nhưng từ trước đến nay ông chưa dùng gì đến nó, như vậy còn có ý nghĩa gì nữa? Bây giờ tuy không còn tiền nữa, nhưng nếu tiền có thể phát huy được tác dụng của nó, thì ông cũng nên cảm thấy vui mừng thay nó chứ, phải không?
(Theo Lão hà tiện)
Câu 4: Từ “loạng choạng” có nghĩa là gì? Hãy đặt câu có từ loạng choạng.
Câu 5: Ghi lại sự việc chính (cốt truyện) trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.
Đáp án
Câu 1:
a.
- Hình ảnh so sánh: “Khi cành mai rung rinh cười trong gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.”
- Vì qua cách so sánh này, hình ảnh cây mai hiện lên thật sinh động và đẹp mắt, mỗi bông hoa là một chú bướm vàng tinh nghịch.
b. Em thích cả hoa mai và hoa đào. Hoa đào gợi cho em nhớ tới những ngày Tết se se lạnh nhưng vô cùng ấm cúng ở miền Bắc. Còn hoa mai lại gợi cho em thấy một mùa xuân ngập tràn nắng vàng ở miền Nam.
c. Khoanh vào đáp án B.
Câu 2:
Đáp án: Khoanh vào A, D, E, G.
Câu 3:
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần |
Tang tảng, vội vã, đau đớn, rưng rức, mất mát |
Tang tảng, loạng choạng |
Câu 4:
- Loạng choạng nghĩa là: ở trạng thái không vững, không giữ được thế thăng bằng, chỉ chực ngã.
- Đặt câu: Chiếc xe loạng choạng như chực đổ.
Câu 5:
a. Mở đầu:
- Người dân Bắc Kạn mở hội cũng phật.
- Xuất hiện bà lão ăn xin đói rách, gầy còm, lở loét.
b. Diễn biến:
- Mọi người xua đuổi bà lão chỉ có hai mẹ con bà góa đưa cụ về và cho ăn.
- Đêm đến hai mẹ con thấy chỗ bà lão nằm xuất hiện con giao long khiến họ kinh sợ.
- Hôm sau, trước khi đi bà cụ đưa cho 2 mẹ con bà góa gói tro và 2 mảnh vỏ trấu rồi dặn dò dùng chúng để tránh nạn chết chìm. Rồi bà bão ra đi.
- Đêm đó trong vùng bị lũ lụt, 2 mẹ con thoát chết nhờ có những vật bà lão để lại. Họ chèo thuyền đi cứu dân dàng.
c. Kết thúc:
- Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7