Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 4 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 4

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức.

- Em học về lập dàn ý và viết báo cáo thảo luận nhóm.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Chim công và họa mi (trích)

Hôm ấy là một buổi sáng đẹp trời sau vài ngày mưa dầm dề. Chim công cảm thấy vô cùng vui vẻ nên bước ra thảm lá nhảy một bài thật đẹp. Thích chí, công liền nhắm mắt lại và say sưa cất giọng hát. Khi giai điệu tới đoạn cao trào, chợt chim công nghe có tiếng ho húng hắng, mở mắt ra thì nhìn thấy bác gấu. Bác bảo:

- Ta đang ngủ mà cháu làm ta giật mình tỉnh giấc. Ta nghĩ là cháu chỉ nên nhảy múa thôi chim công ạ!

Sóc chui vào hang từ khi công bắt đầu hát, ló đầu ra nói:

- Ừ, mình cũng chỉ thích nhìn cậu nhảy múa thôi, chứ hát thì phải có giọng như họa mi ấy. Yên nào, hình như bạn ấy đang hát kìa.

Quả là chim họa mi vừa cất giọng hát. Tiếng hát véo von, lay động, muông thú đều lắng nghe. Bỗng nhiên, chim công ấm ức khóc:

- Họa mi có giọng hát hay khiến ai nấy đều ngưỡng mộ. Còn giọng hát của tôi thì lại khủng khiếp đến mức ai cũng không muốn nghe. Ôi! Tôi thật bất hạnh!

Đúng lúc ấy, chúa tể của muôn loài xuất hiện, ngài hỏi chim công:

- Chim công này, họa mi có nhảy múa đẹp như con không?

- Dạ không ạ! - Chim công đáp.

Chúa tể mỉm cười:

- Đấy, ta đã ban cho mỗi loài một khả năng riêng. Chim công múa đẹp, họa ni hót hay, đại bàng có sức mạnh... Các con nên vui với những gì mình có hơn là khóc than vì điều mình không có nhé!

Sưu tầm

Câu 1. Khi nghe giọng hát của chim công, bác gấu và sóc đã có phản ứng gì?

A. Khó chịu chui vào hang.

B. Giật mình tỉnh giấc, chui vào

C. Giật mình hoảng hốt chui vào hang.

 D. Hoảng hốt chui vào hang.

Câu 2. Chim họa mi có giọng hát như thế nào?

A. Giọng hát véo von, lay động, muông thú đều lắng nghe.

B. Giọng hát trong trẻo, lay động, muông thú đều lắng nghe.

C. Giọng hát thánh thót, trong trẻo, say đắm lòng người.

D. Giọng hát ấm áp như những tia nắng mùa hè.

Câu 3. Trong câu chuyện, chim công đã khóc than điều gì?

A. Sao bác gấu và sóc lại chê giọng hát của mình.

B. Sao hoạ mi lại có giọng hát hay, còn mình lại có giọng hát khủng khiếp đến nỗi chẳng ai muốn nghe.

C. Sao hoạ mi lại hát hay đến mức tất cả các con vật đều muốn nghe họa mi hát.

D. Sao các con vật khác chỉ thích nghe họa mi hát mà không thích nghe mình hát.

Câu 4. Chúa tể của muôn loài đã nói điều gì với chim công?

A. Con nên cảm thấy vui vẻ và tự hào về những gì mình đang có.

B. Con nên vui vì ta đã ban cho con một bộ lông đẹp để con nhảy múa.

C. Con nên vui vì con nhảy múa đẹp hơn tất cả các con vật trong khu rừng này.

D. Ta ban cho mỗi loài một khả năng riêng, con nên vui với những gì mình có hơn là khóc than vì điều mình không có.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực?

A. Phê phán sự thối nát, suy đồi của triều đình phong kiến thời xưa

B. Phê pháp thái độ ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của một số quan lại, lộng thần thời xưa

C. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con hết mực của bà thái hậu họ Đỗ

D. Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

Câu 2:

Đọc lại bài thơ “Tre Việt Nam” và cho biết em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua hình ảnh cây tre?

A. Cần cù, đoàn kết

B. Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

C. Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh

D. Nhân hậu, thông minh

Câu 3:

Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có chứa vần ân hoặc âng

Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng

Đáp án là cái ….

Câu 4: Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh những câu sau:

a ngõ gặp anh hùng

Tránh vỏ …ưa gặp vỏ …ừa

Câu 5:

Tìm các từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Câu 6:

Em hãy phân loại những từ sau đây vào hai nhóm đã cho ở bên dưới

Bánh trái, bánh rán, cây chanh, cây ổi, bánh nếp, xe cộ, xe đạp, chim chóc, chim sẻ, chim bồ câu, xe máy, máy móc, máy cày, máy in, máy kéo, cây cối, cây cam, bánh gai

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

 

 

 

 

 

 

Câu 7:

Cho các từ láy sau đây, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp

Khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách, tí tách, xa xa, ào ào, xanh xanh, tim tím

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở vần

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu và vần

 

 

 

Câu 8:

Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?

(tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng)

Câu 9:

Em hãy ghi lại các sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Câu 10:

Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính?

A. Ca ngợi sự thông minh, cơ trí và kiên quyết của nhà vua đã tìm ra được nhà thơ chân chính, độc nhất tại vương quốc

B. Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền

C. Phê phán thái độ gian dối, hèn nhát của những nhà thơ và nghệ nhân đã khuất phục trước cường quyền

D. Phê phán tên vua bạo ngược, hống hách khiến dân chúng khốn khổ

Câu 11:

Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên

Đáp án

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực:

Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

Đáp án đúng: D.

Câu 2:

Thông qua hình ảnh cây tre, thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam đó là: Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Đáp án là cái chân

Câu 4:

Ra ngõ gặp anh hùng

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Câu 5:

- Từ ghép: cửa bể, chiều hôm, cánh buồm, ngọn nước, nội cỏ, chân mây, mặt đất

- Từ láy: xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh

Câu 6:

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

bánh trái, chim chóc, xe cộ, máy móc, cây cối

bánh rán, chim sẻ, chim bồ câu, xe đạp, xe máy, 

máy cày, máy in, máy kéo, cây cam, cây chanh,

cây bổi, bánh nếp, bánh gai

 

Câu 7:

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở vần

Từ láy có hai tiếng

giống nhau ở âm đầu và vần

khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, tí tách

sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách

tim tím, xanh xanh, ào ào, xa xa, ầm ầm

 

Câu 8:

Các từ này đều là từ ghép, vì hai tiếng trong từng từ đều có nghĩ, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ đều là quan hệ về nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, chứ không phải từ láy.

Câu 9:

Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc

Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt

Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện

Sự việc 4: Gặp bọn nhện , Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm hại Nhà Trò

Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do

Câu 10:

Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính:

Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền

Đáp án đúng: B.

Câu 11:

Hướng dẫn giải

Người mẹ ốm như thế nào?

-> Ốm rất nặng, đã thử nhiều loại thuốc, cầu cạnh nhiều vị danh y nhưng vô phương cứu chữa

- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?

-> Người con thương và lo lắng cho mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy đêm ngày

- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?

-> Phải tìm một loại thuốc quý hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu

- Người con đã vượt qua khó khăn, hiểm trở như thế nào?

->  Người con lăn lội vượt qua rừng thiêng nước độc để tìm được vị thuốc quý

- Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?

-> Cảm động trước sự quyết tâm và lòng hiếu thảo của người con, bà tiên đã hiện lên tặng cho con vị thuốc quý để cứu mẹ

Đáp án đúng

Tham khảo bài văn sau

             Ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con đùm bọc rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Người mẹ không may lâm bệnh nặng. Cô con gái hiếu thảo thương mẹ nên không quản ngại vất vả mà chăm sóc đêm ngày. Thế nhưng bệnh tình của người mẹ vẫn không thuyên giảm. Có người bày cho cô rằng muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải vào tận rừng sâu, băng qua một vùng đầm lầy nhiều rắn rết, vượt qua một con suối sâu, băng qua một ngọn núi hiểm trở để tới được nơi có trồng một vườn hoa màu trắng, ngắt lấy một bông đem về sắc lấy thuốc cho mẹ thì bệnh tình tự nhiên khỏi. Nghe vậy cô bé quyết tâm lên đường đi tìm vị thuốc quý. Băng qua bao nhiêu khó khăn nguy nan, vượt qua muôn trùng hiểm trở, có lúc tưởng như đã bỏ cuộc nhưng vì nghĩ đến mẹ cô bé lại lau nước mắt và cắn răng đi tiếp. Cuối cùng cô cũng bước tới được cánh đồng hoa màu trắng và ngắt lấy một bông. Cụ già chăm sóc vườn hoa cảm động trước sự hiếu thảo của cô bé, bèn hô biến một cỗ xe ngựa biết bay đưa cô bé an toàn về tới tận nhà. Có được vị thuốc quý, cô gái sắc lấy thuốc để mẹ uống, chẳng bao lâu thì bệnh tình mẹ thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Hai mẹ con cảm động, lạy tạ cảm ơn trước sự giúp đỡ của cụ già. Từ đó họ lại sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cho tới khi già.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 (Đề 2)

Đề bài:

Bài 1: a) Gạch chân vào chữ cái trước từ chỉ lòng nhân hậu tình thương yêu con người:

a. thương người

b. nhân từ

c. khoan dung

d. nhân ái

e. thông minh

f. thiện chí

g. đùm bọc

h. hiền từ

i. nhân hậu

b) Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa với từ “đoàn kết

   a. hợp lực

   b. đồng lòng

   c. đôn hậu

   d. trung thực

Bài 2:

a. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: ……………………………….

b. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: ………………………………...

Bài 3:Dùng gạch dọc để xác định từ đơn, từ phức trong 2 câu thơ sau:

                    Rất công bằng, rất thông minh

                 Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang

Bài 4: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

   a. Hiền như …………………

   b. Dữ như …………………...

   c. Lành như ………………………….

   d. Thương nhau như …………………

Bài 5: Gạch chân dưới các từ láy trong đọan thơ sau:

Góc sân nho nhỏ mới xây

Chiều chiều em đứng nơi này em trông

Thấy trời xanh biếc mênh mông

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

Bài 6: Tìm:

a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: …………………………………………………………

b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại: ………………………………………………………….

Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:

   trung thực: ……………………………………………………………………………

   nhân hậu: ……………………………………………………………………………

   dã man: ... ……………………………………………………………………………

Đáp án

Bài 1: a) Gạch chân   vào chữ cái trước từ chỉ lòng nhân hậu tình thương yêu con người:

a. thương người

b. nhân từ

c. khoan dung

d. nhân ái

e. thông minh

f.      thiện chí

g. đùm bọc

h. hiền từ

i. nhân hậu

b) Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa với từ “đoàn kết

   a. hợp lực

   b. đồng lòng

Bài 2:

a. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: Ganh ghét, đố kị

b. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: chia rẽ, bè phái

Bài 3:Dùng gạch dọc để xác định từ đơn, từ phức trong 2 câu thơ sau:

                    Rất /công bằng/, rất/ thông minh

                 Vừa/ độ lượng, /lại/ đa tình,/ đa mang

Bài 4: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

   a. Hiền như bụt

   b. Dữ như hổ

   c. Lành như đất

   d. Thương nhau như anh em ruột thịt

Bài 5: Gạch chân dưới các từ láy trong đọan thơ sau:

Góc sân nho nhỏ mới xây

Chiều chiều em đứng nơi này em trông

Thấy trời xanh biếc mênh mông

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

Bài 6: Tìm:

a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: bố mẹ, thầy cô

b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại: truyện tranh, rau muống

Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:

   trung thực: Bạn Ngọc Anh là người rất trung thực

   nhân hậu: Bà ngoại em là người phụ nữ có trái tim nhân hậu

   dã man: Con sói trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ thật dã man

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8

Đánh giá

0

0 đánh giá