Với giải Bài 1 trang 106 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Dẫn xuất halogengiúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen
Bài 1 trang 106 Hóa học 11: Cho các dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau: CH3Cl, CH3CH2Cl, C6H5Br, CHCl3 và CH2BrCH2Br.
a) Gọi tên các chất trên theo danh pháp thay thế.
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế các chất trên từ hydrocarbon tương ứng.
Lời giải:
Dẫn xuất halogen
a) Danh pháp thay thế
b) PTHH điều chế
CH3Cl
chloromethane
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
CH3CH2Cl
chloroethane
CH3CH3 + Cl2 CH3CH2Cl + HCl
C6H5Br
bromobenzene
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
CHCl3
1,1,1 - trichloromethane
CH4 + 3Cl2 CHCl3 + 3HCl
CH2BrCH2Br
1,2 - dibromoethane
CH2 = CH2 + Br2 → CH2BrCH2Br
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo C2H5Cl là
A. methyl chloride.
B. phenyl chloride.
C. ethyl chloride.
D. propyl chloride.
Đáp án đúng là: C
C2H5Cl: ethyl chloride.
Câu 2. Cho các dẫn xuất halogen mạch không nhánh sau: (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl. Thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là
A. (1) < (2) < (3) < (4).
B. (1) < (4) < (2) < (3).
C. (4) < (3) < (2) < (1).
D. (4) < (2) < (1) < (3).
Đáp án đúng là: A
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
Vậy thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là: (1) < (2) < (3) < (4).
Câu 3. Cho phản ứng hóa học sau:
CH3CH2Cl + KOH CH2 = CH2 + KCl + H2O
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Phản ứng oxi hóa – khử.
Đáp án đúng là: C
CH3CH2Cl + KOH CH2 = CH2 + KCl + H2O
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng tách.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: