Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề 3 - Vận dụng tính chất phép toán để tìm x, y, tài liệu bao gồm 4 trang. Tài liệu được tổng hợp từ các tài liệu ôn thi hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi sắp hới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
Tóm tắt tài liệu
Kiến thức vận dụng và bài tập vận dụng tính chất phép toán để tìm x, y
Chuyên đề 3: Vận dụng tính chất phép toán để tìm x,y
1. Kiến thức vận dụng:
- Tính chất phép toán cộng, nhân số thực
- Quy tắc mở dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế
- Tính chất về giá trị tuyệt đối: |A|\( \ge \)0 với mọi A; \(|A| = \left[ \begin{array}{l}A,A \ge 0\\ - A,A < 0\end{array} \right.\)
- Bất đẳng thức về giá trị tuyệt đối:
\(|A| + |B| \ge |A + B|\) dấu ‘=’ xẩy ra khi \(AB \ge 0;|A - B| \ge |A| - |B|\)dấu ‘=’ xẩy ra khi A,B>0
\(\begin{array}{l}|A| \ge m \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A \ge m\\A \le - m\end{array} \right.(m > 0);|A| \le m\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A \le m\\A \ge - m\end{array} \right.(hay - m \le A \le m)\end{array}\) với m>0
- Tính chất lũy thừa của 1 số thực: A2n\( \ge \)0 với mọi A; \( - {A^{2n}} \le 0\)với mọi A
\({A^m} = {A^n} \Leftrightarrow m = n;{A^n} = {B^n} \Rightarrow A = B\)( nếu n lẻ) hoặc \(A = \pm B\)(nếu n chẵn)
\(0 < A < B \Leftrightarrow {A^n} < {B^n};\)
2. Bài tập vận dụng
Dạng 1: Các bài toán cơ bản
Bài 1: Tìm x biết
a) x +2x +3x +4x+ …+ 2011x = 2012.2013
b) \(\frac{{x - 1}}{{2011}} + \frac{{x - 2}}{{2010}} - \frac{{x - 3}}{{2009}} = \frac{{x - 4}}{{2008}}\)
HD: a) x +2x +3x +4x+ …+ 2011x = 2012.2013
\( \Rightarrow \)x( 1+ 2 +3 +…+ 2011) = 2012.2013
\( \Rightarrow x.\frac{{2011.2012}}{2} = 2012.2013 \Rightarrow x = \frac{{2.2013}}{{2011}}\)
b) Nhận xét: 2012 =2011 +1 =2010 +2 = 2009 +3 =2008 +4
Từ \(\frac{{x - 1}}{{2011}} + \frac{{x - 2}}{{2010}} - \frac{{x - 3}}{{2009}} = \frac{{x - 4}}{{2008}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{(x - 2012) + 2011}}{{2011}} + \frac{{(x - 2012) + 2010}}{{2010}} + \frac{{(x - 2012) + 2009}}{{2009}}\\ = \frac{{(x - 2012) + 2008}}{{2008}}\end{array}\)
\( \Rightarrow \frac{{x - 2012}}{{2011}} + \frac{{x - 2012}}{{2010}} + \frac{{x - 2012}}{{2009}} - \frac{{x - 2012}}{{2008}} = - 2\)
\( \Rightarrow (x - 2012)(\frac{1}{{2011}} + \frac{1}{{2010}} + \frac{1}{{2009}} - \frac{1}{{2008}}) = - 2\)
\( \Rightarrow x = - 2:(\frac{1}{{2011}} + \frac{1}{{2010}} + \frac{1}{{2009}} - \frac{1}{{2008}}) + 2012\)
Bài 2: Tìm x nguyên biết
a)\(\frac{1}{{1.3}} + \frac{1}{{3.5}} + \frac{1}{{5.7}} + ... + \frac{1}{{(2x - 1)(2x + 1)}} = \frac{{49}}{{99}}\)
b) 1 – 3 + 32 – 33+ … + (-3)x \( = \frac{{{9^{1006}} - 1}}{4}\)
Dạng 2: Tìm x có chứa giá trị tuyệt đối
Dạng: |x+a| = x+b và \(|x + a| \pm |x + b| = x + c\)
Khi giải cần tìm giá trị của x để các GTTĐ bằng không, rồi so sánh các giá trị đó để chia ra các khoảng giá trị của x ( so sánh – a và – b)
Bài 1: Tìm x biết:
a)| x – 2011|= x – 2012
b) |x – 2010|+ |x – 2011| =2012
HD: a)| x – 2011|= x – 2012 (1) do
Nên
Từ (1) \( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2011 = x - 2012\\x - 2011 = 2012 - x\end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}2011 = 2012(voly)\\x = (2011 + 2012):2\end{array} \right.\)
Kết hợp (*) \( \Rightarrow \)x=4023:2
b) |x – 2010| + |x – 2011 |=2012 (1)
Nếu \(x \le 2010\)từ (1) suy ra: 2010 – x +2011 – x =2012
\( \Rightarrow \)x=2009:2 (lấy)
Nếu 2010<x<2011 từ 91) suy ra: x – 2010+2011 – x =2012
hay 1= 2012 (loại)
Nếu \(x \ge 2011\) từ (1) suy ra: x – 2010+ x – 2011=2012
\( \Rightarrow \)x=6033:2 (lấy)
Vậy giá trị x là: 2009 : 2 hoặc 6033:2
Một số bài tương tự:
Bài 2:a) Tìm x biết |x -1 |+| x + 3| = 4
b) Tìm x biết: | x2+|6x – 2||=x2+4
c) Tìm x biết: |2x+3| - 2|4 – x| =5
Bài 3: a) Tìm các giá trị của x để : |x+3|+|x+1|=3x
b) Tìm x biết : |2x – 3 | - x =|2 – x|
Bài 4: Tìm x biết:
a) \(|x - 1| \le 4\)
b)\(|x - 2011| \ge 2012\)
Dạng: Sử dụng BĐT giá trị tuyệt đối
Bài 1: a) Tìm x nguyên biết: |x – 1|+|x – 3| +|x – 5| +|x – 7| =8
b) Tìm x biết: |x – 2010|+|x – 2012| +|x – 2014|=2
HD: a) Ta có|x – 1|+|x – 3| +|x – 5| +|x – 7|
\( \ge \)|x – 1 +7 – x| +|x – 3 +5 – x| =8 (1)
Mà |x – 1|+|x – 3| +|x – 5| +|x – 7| =8 suy ra (1) xẩy ra dấu “=”
Hay \(\left\{ \begin{array}{l}1 \le x \le 7\\3 \le x \le 5\end{array} \right. \Rightarrow 3 \le x \le 5\)do x nguyên nên \(x \in \left\{ {3;4;\left. 5 \right\}} \right.\)
b) Ta có x – 2010|+|x – 2012| +|x – 2014|
\( \ge \)|x – 2010 +2014 – x |+|x – 2012| \( \ge \)2(*)
Mà |x – 2010|+|x – 2012| +|x – 2014|=2 nên (*) xẩy ra dấu “=”
Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2012 = 0\\2010 \le x \le 2014\end{array} \right. \Rightarrow x = 2012\)
Các bài tương tự
Bài 2 : Tìm x nguyên biết : |x –1|+|x – 2| +…+|x – 100| =2500
Bài 3 : Tìm x biết |x+1|+|x+2|+…+|x+100|=605x
Bài 4 : Tìm x, y thoả mãn: |x – 1| +| x – 2| +| y – 3|+|x – 4| =3
Bài 5: Tìm x, y biết: \(|x - 2006y| + |x - 2012| \le 0\)
HD: Ta có \(|x - 2006y| \ge 0\)với mọi x,y và \(|x - 2012| \ge 0\) với mọi x
Suy ra \(|x - 2006y| + |x - 2012| \ge 0\) với mọi x,y
mà \(|x - 2006y| + |x - 2012| \le 0\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow |x - 2006y| + |x - 2012| = 0\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - y = 0\\x - 2012 = 0\end{array} \right. \Rightarrow x = 2012,y = 2\end{array}\)
Bài 6: Tìm các số nguyên x thỏa mãn
2004=|x – 4| + |x – 10| +|x+101|+|x+990|+|x+1000|
Dạng chứa lũy thừa của một số hữu tỉ
Bài 1: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 5x+5x+2=650
b)3x-1+5.3x-1=162
HD:
a) 5x+5x+2=650\( \Rightarrow \)5x(1+52)=650
5x=25\( \Rightarrow \)x=2
b)3x-1+5.3x-1=162\( \Rightarrow \)3x-1(1+5)=162
\( \Rightarrow \)3x-1=27\( \Rightarrow \)x=4
Bài 2: Tìm các số tự nhiên x, y biết:
a) 2x+1.3y=12x
b)10x:5y=20y
HD: 2x+1.3y=12x\( \Rightarrow \frac{{{2^{2x}}}}{{{2^{x + 1}}}} = \frac{{{3^y}}}{{{3^x}}} \Rightarrow {2^{x - 1}} = {3^{y - x}}\)
Nhận thấy: (2,3)=1 \( \Rightarrow \) x – 1= y – x =0\( \Rightarrow \)x=y=1
b) 10x:5y=20y\( \Rightarrow \)10x=102y\( \Rightarrow \)x=2y
Bài 3: Tìm m,n nguyên dương thỏa mãn:
a) 2m+2n=2m+n
b) 2m - 2n=256
HD: a) 2m+2n=2m+n\( \Rightarrow \)2m+n - 2m - 2n=0\( \Rightarrow \)2m(2n – 1) – (2n – 1) =1
\( \Rightarrow \)(2m – 1)(2n – 1)=1 \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{2^n} - 1 = 1\\{2^m} - 1 = 1\end{array} \right. \Rightarrow m = n = 1\)
b)2m – 2n=256\( \Rightarrow \)2n(2m-n – 1) = 28
Dễ thấy m\( \ne \)n, ta xét 2 trường hợp:
+ Nếu m – n =1 \( \Rightarrow \)n=8, m=9
+ Nếu m – n \( \ge \)2 thì 2m-n – 1 là 1 số lẻ lớn hơn 1, khi đó VT chứa TSNT khác 2, mà VT chỉ chứa TSNT 2 suy ra TH này không xảy ra: vậy n=8, m=9
Bài 4: Tìm x, biết (x – 7)x+1 – (x – 7)x+11=0
HD: (x – 7)x+1 – (x – 7)x+11=0
\( \Leftrightarrow \)(x – 7)x+1[1 – (x – 7)10]=0
\( \Leftrightarrow \)(x – 7)(x+1)[1 – (x – 7)10]=0
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{(x + 7)^{x + 1}} = 0\\1 - {(x - 7)^{10}} = 0\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 7 = 0 \Rightarrow x = 7\\{(x - 7)^{10}} = 1 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 8\\x = 6\end{array} \right.\end{array} \right.\)
Bài 5: Tìm x,y biết: |x – 2011y|+(y – 1)2012=0
HD: ta có \(|x - 2011y| \ge 0\)với mọi x,y và \({(y - 1)^{2012}} \ge 0\) với mọi y
Suy ra: \(|x - 2011y| + {(y - 1)^{2012}} \ge 0\)với mọi x,y +. Mà |x – 2011y|+(y – 1)2012=0
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2011y = 0\\y - 1 = 0\end{array} \right. \Rightarrow x = 2011,y = 1\)
Các bài tập tương tự:
Bài 6: Tìm x, y biết:
a) |x+5|+(3y – 4)2012=0
b) (2x – 1)2+|2y – x| - 8 =12 – 5. 22