Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 4 1.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

 Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

1. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí mẫu 1
1.1. Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những thể loại văn bản báo chí phổ biến trên một tờ báo quốc dân (báo được nhiều
người thuộc nhiều nghề nghiệp, giới tính đọc, có tính phổ biến cao) thường là: bản
tin, phóng sự. Tiểu phẩm thì ít xuất hiện hơn.
1.2. Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
+ Bản tin: Cung cấp những tin tức mới nhất cho người đọc, yêu cầu thời gian, địa
điểm, sự kiện chính xác. Bản tin phải ngắn gọn, hàm súc.
+ Phóng sự: Cũng là một dạng bản tin nhưng thông tin tường thuật có nhiều sự
kiện chi tiết hơn và miêu tả bằng hình ảnh nhiều hơn để cung cấp cho người đọc
cái nhìn đầy đủ và hấp dẫn.
1.3. Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Học sinh tự viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp mình. Chú ý đảm
bảo những nội dung sau: Thời gian, hoạt động được nói đến, kết quả đạt được và
số liệu cụ thể.
Ý nghĩa
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và
quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự
tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là
bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…
2. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí mẫu 2
2.1. Kiến thức cơ bản về Phong cách ngôn ngữ báo chí
2.1.1. Khái quát về phong cách báo chí
a) Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông
đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet... như tin tức, phóng sự,
bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo...

b) Đặc điểm: tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.
2.1.2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người
nghe; Người viết viết đúng quy cách.
b) Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có
thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.
c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp
nhất định.
d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.
e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục
tương đối ổn định.
2.2. Rèn kĩ năng luyện tập phong cách ngôn ngữ báo chí
2.2.1. Hãy phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách
ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh (chị)
đọc hàng ngày.
Gợi ý: Tuỳ thuộc vào tờ báo thường hay đọc, khi phân tích chú ý nêu rõ:
Tên báo, ngày xuất bản, báo thường dành cho đối tượng nào?
Trang nhất đề cập đến những vấn đề gì?
Phông chữ của mỗi phần? Những từ nào được viết tắt, viết hoa? Cách viết từ
nước ngoài như thế nào? Sử dụng từ toàn dân không? Sử dụng từ chuyên
ngành không, của ngành nào, có phù hợp nội dung bài viết không?...
Câu văn có rõ ràng chính xác không? Tên bài báo được đặt bằng cụm từ hay
câu? có ngắn gọn không? Các bản tin được mở đầu như thế nào?
Lời dẫn gián tiếp, trực tiếp được sử dụng, trình bày như thế nào?
Có sử dụng biện pháp tu từ không?
Bố cục, cách trình bày của trang báo? Ý nghĩa của việc trình bày? (Nhằm
nhấn mạnh điều gì?...)

Những đặc điểm trên có được sử dụng tương đối ổn định trong các số báo
không hay chỉ mang tính nhất thời?
2.2.2. Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh (chị) sẽ ra một tờ báo tường phản ánh các
mặt sinh hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu (như là thư ngỏ)
đăng vào số đầu tiên, cổ động cho tờ báo.
Gợi ý:
Đặt tên cho bài viết (Chẳng hạn: "Thư ngỏ', "Lời muốn nói", "Cùng chia
sẻ"...)
Hô ngữ ("Các bạn thân mến!", "Tập thể 11... yêu quý!", "Thưa các bạn"...).
Lí do ra đời của tờ báo, xuất phát từ nhu cầu - yêu cầu thực tế của tập thể
(Chẳng hạn: "Chia sẻ là một điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của chúng ta. Hơn thế, chúng ta còn cần học tập, trao đổi với nhau trong học
tập, cuộc sống... Để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó của mỗi thành viên
trong tập thể, BCH Chi đoàn 11... quyết định cho ra đời tờ Nguyệt san của
lớp.)
Nội dung dự kiến của báo? (báo sẽ viết về những vấn đề gì?)
Lời mời gọi tham gia ủng hộ cho báo (Chẳng hạn: tờ Nguyệt san sẽ là cây
cầu nối những bờ tâm tư của thành viên trong tập thể 11... yêu quý. Vậy rất
mong các bạn sẽ cùng đọc, cùng gửi bài chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm,
những kinh nghiệm học tập, những kiến nghị đề xuất,... Mọi thư từ bài vở
xin gửi về...).
Có thể dùng một câu Khẩu hiệu để cổ vũ (Chẳng hạn: "Hãy sẻ chia để đón
nhận", "Hãy nối bờ yêu thương"...)
Lời cảm ơn.
2.2.3. Đặt tên cho tin ngắn.
Có thể đặt một số tên như sau cho tin ngắn: Hiến máu nhân đạo dự trữ cho SEA
Games 22, Hiến máu nhân đạo vì SEA Games 22, Hiến máu - tiếp sức SEA Games
22, …
3. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí mẫu 3
3.1. Bài 1
Những thể loại văn bản tiêu biểu trên một số tờ báo: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,
thư bạn đọc, quảng cáo, tiêu điểm…
3.2. Bài 2
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:
* Bản tin:
- Ngắn gọn
- Có thời gian, địa điểm cụ thể
- Sự kiện chính xác
- câu ngắn gọn, từ ngữ chính xác
Cung cấp tin tức mới
* Phóng sự: Là một bản tin có thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả,
tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể, hấp dẫn, câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh
động.
3.3. Bài 3
Một tin ngắn phản ánh quá trình học tập cần phải chú ý các yếu tố:
- Thời gian: vào một thời điểm nhất định trong năm học
- Hoạt động: những kế hoạch, sự kiện đã được tổ chức liên quan đến việc học tập
của lớp
- Kết quả: thành tích đạt được
- Số liệu: đưa ra số liệu, dẫn chứng cụ thể
 

Xem thêm
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống