Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 5 1.1 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân mới nhất, tài liệu bao gồm 5 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

 Soạn bài lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

1. Soạn bài lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân mẫu 1
1.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngôn ngữ chung
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống
nhất để giao tiếp.
Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn
mực xác định về ngữ âm - chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi thành viên
trong cộng đồng đều cần phải có những hiểu biết nhất định ngôn ngữ
chung của cộng đồng, dân tộc thì mới có thể giao tiếp được.
Mỗi người tự nâng cao hiểu biết của mình về ngôn ngữ chung bằng cách
học, có thể học ở nhà trường, học trong sách vở và học trong giao tiếp
hàng ngày. Việc học ấy sẽ giúp con người hình thành các kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết.
2. Lời nói cá nhân
Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung
làm công cụ giao tiếp. Do đó, mỗi văn bản nói và viết thường mang dấu
ấn cá nhân của người tạo lập nên.
Dấu ấn cá nhân trong lời nói thể hiện cá tính, hiểu biết, vốn văn hoá... của
người nói, viết.
Trong văn chương nghệ thuật, dấu ấn cá nhân vô cùng quan trong. Những
tác phẩm thành công là những tác phẩm thể hiện được cá tính, phong
cách riêng của nhà văn. Bởi nghệ thuật đề cao sự sáng tạo, mà sáng tạo
của nghệ thuật thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn từ của nghệ sĩ. Từ ngôn
ngữ chung, nghệ sĩ sáng tạo nên những lời nói, cách kể, cách diễn đạt
riêng của mình. Chẳng hạn: Những ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn
khác hẳn những ca khúc đậm chất rock Tây nguyên của Nguyễn Cường,
những trang văn đầy tài hoa, cầu kì trong việc sắp xếp ngôn từ của

Nguyễn Tuân khác hẳn những trang văn chất phác, hồn hậu, hiền lành
của Nguyên Hồng...
1.2. RÈN KĨ NĂNG
1. Câu tục ngữ Học ăn học nói học gói học mở khuyên răn con người
phải biết chú ý đến việc xử sự có văn hoá đối với mọi người xung
quanh.
Học nói là học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để
biết cách giao tiếp đối với người xung quanh sao cho đúng mực, đúng vai
vế, đúng hoàn cảnh và đúng chuẩn mực ngôn ngữ chung trong những
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2.
a. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Câu này khuyên người ta nên nói năng dịu dàng, thanh lịch.
b. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu
Câu này ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự.
c. Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng
Câu này khen cách nói năng dịu dàng của người thanh lịch.
d.
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Câu này chê những người có thói quen nói năng thô lỗ.
Các câu ca dao, tục ngữ trên nói đến mối quan hệ giữa mỗi người và lời
nói cá nhân của họ. Từ đó khẳng định, lời nói cá nhân thể hiện tính cách,
phẩm chất của con người.
2. Soạn bài lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân mẫu 2
2.1. Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Trong câu “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, từ “thôi” in đậm được sử dụng
với nghĩa chuyển, có nghĩa là qua đời, mất.
2.2. Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Ở hai câu thơ trên, từ ngữ được sắp đặt theo lối đảo ngữ: danh từ trung
tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn);
đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
- Cách sắp đặt như thế tạo ra ấn tượng mạnh về cảm giác: những đám rêu,
hòn đá có sức sống mạnh mẽ, khẳng định sự tồn tại của mình, không gian
thiên nhiên được sắp đặt một cách độc đáo, khác biệt.
- Ngoài ra, cách sắp đặt này còn thể hiện cá tính mạnh mẽ trong phong
cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ của tác giả Hồ Xuân Hương.
2.3. Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Ví dụ:
- Câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới”:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
- Câu văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:
“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió
mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.”
Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng
những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo
nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.
3. Soạn bài lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân mẫu 3
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)

2. Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...)
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
- Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:
+ Giọng nói cá nhân
+ Vốn từ ngữ cá nhân
+ Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo
+ Việc cấu tạo ra từ mới
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức
chung.
- Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn
ngữ cá nhân
III. Luyện tập
(trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó
- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết
thúc một cuộc đời
Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến
để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là
Dương Khuê.
Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
đảo ngữ
- Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước:
danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn
- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám”
(Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

- Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân
mây” làm vị ngữ lên trước
Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên cũng
như của lòng người.
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Ví dụ trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như
sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng
khác nhau về kích thức, màu sắc, khối lượng. Như các loài cá đều đẻ
trứng chỉ có cá heo, cá ngựa.. đẻ con..
 

 

Xem thêm
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống