Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 8 2.6 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng mới nhất, tài liệu bao gồm 8 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài lớp 11: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Bài giảng: Bài ca ngất ngưởng

1. Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng mẫu 1
1.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1.1. Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) người làng Uy Viễn, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là người có tính tình cương trực, phóng
khoáng, thích tự do nên cuộc đời quan trường khá lận đận. Ông để lại
khoảng 50 bài thơ và 60 ca trù và một bài phú nổi tiếng Hán nho phong vị
phú, đều viết bằng chữ Hán.
1.1.2. Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848,
khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ
là bản tự thuật, tự bạch về một cuộc đời, được nâng lên tầm triết lý
sống.
Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn
cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Đó
là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự
do tự tại. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi "ngất
ngưởng" của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng
cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan
tiến bộ hiện đại. Bằng giọng điệu khoa trương, ý vị trào phúng đặc biệt
của thể thơ hát nói, bài ca đã tạc nên một bức chân dung Nhà thơ - Nhà
nho tài tử đầy cá tính giữa đám triều thần phàm tục.
1.2. RÈN KĨ NĂNG
1.2.1. Bài thơ được làm theo thể hát nói - một thể thơ "nửa hát, nửa
nói, có tính chất kể chuyện".
Đây là thể thơ được các nhà Nho tài tử ưa
dùng để biểu đạt cái nội tâm phóng khoáng, cái chí thoát vòng cương toả,
thoát vòng danh lợi để hưởng mọi lạc thú của cuộc đời trần thế mà
Nguyễn Công Trứ là một đại biểu ưu tú nhất.

Bài thơ thuộc loại hát nói dôi khổ gồm 19 câu, gieo vần theo một bài hát
nói điển hình. Câu đầu tiên gieo vần chân, thanh trắc, câu 2, 3 gieo vần
lưng, thanh bằng, các cặp câu cứ như thế luân phiên đến hết bài. Trong
bài có xen kẽ những câu thơ chữ Hán và số lượng từ trong các câu không
cố định. Điều đó là nên giọng điệu đặc trưng của bài hát nói, thể hiện
được tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình.
1.2.2. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất
tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng,
phường Hàn Phú
. Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái
ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm
nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.
1.2.3. Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự
vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định.
Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng
được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi
thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ "ngất ngưởng" được nhắc đi nhắc lại 4
lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống,
thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên
cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.
1.2.4. Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan
trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kỳ quặc, lập dị
đến ngất ngưởng.
Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò,
lạ
i còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi
thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo "một
đôi dì". Rõ ràng trong bộ dạng từ bi Nguyễn Công Trứ vẫn vương đầy nợ
trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân. Cốt cách của một khách
tài tử, văn nhân chính là ở đó... Đó là lối sống phá cách của một con
người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện
thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.

Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là
một quan niệm sống, triết lý sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng
danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi
vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hướng mọi lạc thú, cầm,
kỳ, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.
Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tương phản, đặt những cái đối lập nhau
để thể hiện thái độ ngất ngưởng của mình.
1.2.5. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con người
có cá tính ngông, một con người đầy tự tin, yêu thích cuộc sống tự do
tự tại, coi thường danh lợi
. Con người ấy tự tin vào tài năng và tin
tưởng vào quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói
thường cuộc đời để sống và làm điều mình thích. Nhưng dù ngất ngưởng,
ngông ngạo đến đâu, ông vẫn ý thứuc rất rõ trách nhiệm của mình đối với
cuộc đời. Vì thế, sau những phút giây cao hứng, thả mình phóng túng
cùng trời đất tự do, ông vẫn không quên tự nhắc: "Nghĩa vua tôi cho vẹn
đạo sơ chung". Tư tưởng ấy không hề mâu thuẫn với cái ngông ngạo,
ngất ngưởng của ông. Trên thực tế Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho có
trách nhiệm với đất nước. Tuy cuộc sống quan trường gặp nhiều lận đận
nhưng ông vẫn luôn một lòng trung thành với triuề đình. Dù ham cuộc
sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm
quân thần.
1.2.6. Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở chỗ
nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu ngữ trong bài thơ.
Điều này tạo nên
tính chất sống động, gần gũi, hóm hỉnh cho thể hát nói. Các từ ngữ mang
tính chất khẩu ngữ: ông, tay, vào lồng, một đôi dì, nực cười, phường, kìa
núi nọ phau phau mây trắng, nên dạng, chẳng... cũng...
1.3. TƯ LIỆU THAM KHẢO

1.3.1. Về tác giả
Đó là một con người giàu khát vọng tốt đẹp! Khi còn ở nhà, gia cảnh
nghèo túng, ông rất chăm chỉ lao động vừa giúp gia đình, vừa quyết chí
học tập để đi thi, làm quan, nhằm cống hiến tài năng và sức lực cho đất
nước. Khi ra làm quan, ông rất tận tụy, thanh liêm, bất cứ việc gì, lúc nào,
ông cũng làm việc hết mình, "quyết đem tất cả sở tồn làm sở dụng", nghĩa
là: luôn mong muốn mình sống có ích nhất cho dân, cho nước.
Đó là một con người có tấm lòng tha thiết yêu nước, yêu dân. Khi còn trẻ,
sức lực dồi dào, trong chức trách của mình, ông đã lập công lớn, vừa
giúp triều đình dẹp những cuộc loạn để nhân dân được sống thanh bình.
Rồi ông chỉ đạo dân khai khẩn đất hoang, mở rộng và nâng cao đời sống
cho dân. Hàng vạn người dân đói nghèo ở các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình,
Quảng Yên, Hải Dương từng kể nhiều chuyện cảm động về tình cảm cụ
Dinh điền sứ nhân từ, độ lượng. Trước nạn ngoại xâm, Nguyễn Công Trứ
đã làm đơn xin đi giết giặc. Hành động ấy của một cụ già 80 tuổi thật là
điều hiếm có.
Đó là một con người có cá tính mạnh mẽ, sống rất phóng khoáng, độc
đáo nhiều khi đến độ "quá cỡ", "lập dị" như người đời thường nhận xét.
Đó là một phong cách "tài tử" của một lớp nhà nho tài ba, có chí lớn,
nhưng không gặp thời.
(Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông – Phạm Thái, Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát, Nxb Giáo dục, 1997)
1.3.2. Về tác phẩm
"... Nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ, sau khi điểm duyệt một cách "thích
trí" những hành vi "ngất ngưởng" của mình trong hành trình cuộc đời (cả
lúc "vào lồng" lẫn lúc ra lồng), sơ kết, thì thấy mình đã đứng ngoài được
các khuôn thức: "Không Phật, không Tiên, không vướng tục"...; thấy
mình đã đi ở giữa những sự phân cực: "Tay kiếm cung mà nên dạng từ
bi". Dẫn đến hệ quả: khi ông Hy Văn đến thăm chùa lễ Phật, thì vẫn có:

"Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi di", "Bụt cũng nực cười ông ngất
ngưởng"... Tất cả là cái khoái cảm tự do tinh thần của một cá nhân không
bị trói buộc. Toàn bộ Bài ca ngất ngưởng như một bản hồi ký tóm tắt độ
ngất ngưởng ấy chính là một biểu hiện của sự thị tài. Ngất ngưởng ở các
bình diện: bước vào cơ chế xã hội- "vào lồng", như cách nói của ông- với
các tước vị thì nên "tay ngất ngưởng", rồi khi đụng chạm vào các thiết
chế tinh thần của cộng đồng thì thành "ông ngất ngưởng". Ông tự xưng
là "ông" (ông Hy Văn), tự cho mình là một "tay" (tay ngất ngưởng) một
cách hãnh diện: "Đời ai ngất ngưởng như ông"."
(Đức Mậu, Văn nghệ - tháng 8 - 1992)
2. Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng mẫu 2
Bố cục
Phần 1 (6 câu đầu) : Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.
Phần 2 (13 câu sau) : Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.
2.1. Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Từ “ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.
- Ngất ngưởng: nghĩa gốc chỉ sự chênh vênh trên cao, không vững chắc
-> chỉ thái độ sống ngang tàng, vượt thoát ra khỏi mọi rang buộc, vượt
lên trên thế tục của Nguyễn Công Trứ.
2.2. Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì muốn lập công danh, muốn cống
hiến tài năng, mưu trí của mình cho đất nước.
2.3. Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng vì ông làm những điều
người đời không ai dám làm, không ai làm được, sống theo cách người ta
không dám sống, ông là một, là duy nhất.
- Ông tự đánh giá sự ngất ngưởng của mình là độc nhất, không trùng lặp
với ai “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”.
2.4. Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Nét tự do của thể tài hát nói:
+ Số chữ ở mỗi câu thơ thay đổi linh hoạt, không theo một thể thơ quy
phạm.
+ Vần, thanh gieo không theo niêm luật.
Ý nghĩa: làm nên sự phóng khoáng cho lời thơ, góp phần thể hiện tính
cách ngất ngưởng, cá tính sáng tạo của nhà thơ.
2.5. Luyện tập
+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn: từ ngữ giàu tính gợi hình, tập trung vào
miêu tả, ngôn từ mĩ miều.
+ Bài ca ngất ngưởng: từ ngữ đậm chất tự sự hơn, ngôn từ đan xen giữa
từ ngữ mĩ lệ của văn chương bác học và từ ngữ dân dã của văn học dân
gian.
Ý nghĩa
+ Ngất ngưởng chính là phong cách sống thể hiện bản lĩnh cá nhân của
Nguyễn Công Trứ. Ông không chỉ đặc biệt trong thơ văn mà đặc biệt
trong cả đời thực.
+ Hát nói là thể thoại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, tự do phóng khoáng.
3. Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng mẫu 3
3.1. Về Tác Giả, Tác Phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu
Hi Văn, xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Công Trứ học hành cần cù, say mê. Đến năm 1819, ông thi đỗ
Giải Nguyên và được bổ làm quan. Bằng cuộc đời của chính bản thân,
ông đã chứng tỏ mình là người có tài năng và nhuyệt huyết trên nhiều
lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hóa, kinh tế đến quân sự. Nhưng con
đường làm quan của Nguyễn Công Trứ lại không bằng phẳng. Ông được
thăng chức và giáng chức thất thường.

Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của
ông là hát nói. Đây là thể loại khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là
cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công
đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của
nó.
2. Bài ca ngất ngưởng là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công
Trứ.
Tác phẩm được sáng tác năm 1848 và được làm theo thể ca trù. Bài
thơ đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của
ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.
3.2. Hướng Dẫn Soạn Bài
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong bài thơ, ngoài nhan đề, tác giả có tới bốn lần sử dụng từ ngất
ngưởng.
- Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo
nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.
- Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân
thường.
- Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của
Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, ... và tự
đánh giá cao các việc làm ấy.
- Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi
thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích
vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra
làm quan bởi đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của
mình. Do đó, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự
trung thực, tôn trọng cá tính, cách sống tự do, phóng khoáng của chính
mình.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tư
đánh giá về bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính. Con
người Nguyễn Công Trứ hiện lên qua hình ảnh ngất ngưởng: từng làm
nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, có sự phá cách về quan
niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
So với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói có sự linh hoạt hơn rất nhiều.
Hát nói quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có
thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần,
nhịp điệu,... Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải
những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát
khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.
3.3. Luyện Tập
(trang 39 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo anh (chị) ...
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công
trứ và Bài phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh:
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù
hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ: phóng khoáng, tự do, có chút
ngạo nghễ...
- Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thẫm đấm ý vị
thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Câu 3: Những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ
+ Câu hỏi tu từ
+ Nói tránh
Tăng sức diễn tả trong bài thơ 

 

Xem thêm
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 7)
Trang 7
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống