Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 15 1.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11 bài: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận mới nhất, tài liệu bao gồm 15 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

undefined (ảnh 1)

                       Soạn bài: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Phân tích đề là xác định các vấn đề sau:
- Nội dung trọng tâm của bài viết
- Các thao tác lập luận chính cần sử dụng: giải thích, chứng minh, phân tích…; kết
hợp các phương thức biểu đạt
- Phạm vi tư liệu cần huy động
2. Tìm ý là xác định các ý văn cho bài văn nghị luận
Có thể thực hiện việc tìm ý bằng cách đặt ra các câu hỏi và tự trả lời rồi từ câu trả
lời xác định ý văn. Sau đó, phân loại, sắp xếp tạo thành hệ thống ý lớn, ý nhỏ cho
bài viết.
3. Lập dàn ý là triển khai, sắp xếp các ý theo một trật tự nhất định, hình thành cấu
trúc bài viết. Dàn ý của bài văn nghị luận gồm ba phần:
a. Mở bài:
- ý 1
- ý 2
b. Thân bài:
- ý 1:
+ ý 1a:
+ ý 1a1 (nếu có)
+ ý 1a2 (nếu có)
+ ý 1b:
+ ý 1b1 (nếu có)
+ ý 1b2 (nếu có)
- ý 2:
+ý 2a:
+ ý 2a1 (nếu có)
+ ý 2a2 (nếu có)
+ ý 2b:

+ ý 2b1 (nếu có)
+ ý 2b2 (nếu có)
c. Kết bài:
- ý 1
- ý 2
II. RÈN KĨ NĂNG
Các đề bài luyện tập:
Đề 1. Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
Đề 2. Các Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Anh (chị)
hãy giải thích và làm sáng tỏ câu nói trên.
Đề 3. Từ văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ, anh (chị) hãy phát biểu quan niệm về
việc đỗ- trượt trong thi cử đối với bản thân.
1. Phân tích đề

Nội dung trọng
tâm
Các thao tác lập
luận chính
Phạm vi tư liệu
Đề 1 Vai trò của rừng
trong cuộc sống.
Giải thích, phân
tích, chứng minh.
Những dẫn chứng
từ thực tế.
Đề 2 ý nghĩa và tầm
quan trọng của
việc tiết kiệm thời
gian.
Giải thích, phân
tích, chứng minh.
Những dẫn chứng
thực tế từ bản
thân, cuộc sống.
Đề 3 Quan niệm về việc
đỗ – trượt trong thi
cử đối với bản
thân và tầm quan
trọng của vấn đề
đối với sự thành
đạt của một con
người.
Phân tích kết hợp
phương thức tự sự,
biểu cảm.
Văn bản Cha tôi
và dẫn chứng từ
thực tế bản thân,
cuộc sống.


2. Tìm ý
Tìm ý cho các đề văn trên dựa vào các câu hỏi sau:
Đề 1:

1. Rừng là gì?
(Rừng là một hệ sinh thái, trong phạm vi đề bài là các loại cây cối lâu năm trên
một diện tích rộng (Rừng Amazôn, rừng lá kim, rừng U Minh, rừng Việt Bắc,…)
2. Rừng mang lại cho trái đất những lợi ích gì? (Về môi trường, kinh tế, sức
khoẻ…?)
Lợi ích của rừng: cân bằng sinh thái (Cung cấp oxi, là lá phổi xanh của trái đất,
chống xói mòn, lũ lụt, …); cung cấp nhiều tài nguyên quý báu (Gỗ, thảo dược,
than đá,…); tạo quang cảnh thiên nhiên trong lành, thanh bình,…
3. Thực trạng màu xanh của rừng đã và đang bị huỷ hoại, tàn phá ra sao?
Thực trạng: diện tích rừng giảm mạnh trong nhiều năm qua (ở nước ta từ 75% diện
tích xuống còn hơn 20%) do bị con người chặt phá bừa bãi, cháy rừng,…
4. Hậu quả và nguyên nhân của thực trạng trên?
Hậu quả: mất cân bằng sinh thái (sạt lở, xói mòn đất, thủng tầng ôzôn…); tổn hại
kinh tế…
Nguyên nhân: do lòng tham, sự vụ lợi của con người; do hiểu biết nông cạn, bất
cẩn, …
5. Giải pháp?
Giải pháp trước mắt: xử lí những vi phạm về bảo vệ rừng; tiến hành trồng rừng,
phủ xanh đất trống, đồi trọc, …
Giải pháp lâu dài: tuyên truyền, xây dựng ý thức trồng và bảo vệ rừng; hoàn thiện
luật trồng và bảo vệ rừng…
6. Đóng góp của bản thân để giữ gìn màu xanh của rừng?
Tham gia bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, ...
Đề 2
1. Tiết kiệm là gì?
Tiết kiệm là sử dụng, chi tiêu,… vừa đủ, đúng mực.
2. Tiết kiệm để làm gì? Tiết kiệm thời gian là gì? Tại sao nói: “Mọi tiết kiệm suy
cho cùng là tiết kiệm thời gian”?
Tiết kiệm để giảm tối tối đa sức lực, tiền bạc,… của con người.
Tiết kiệm thời gian là để trong thời gian ngắn nhất làm được khối lượng công
việc lớn nhất từ đó tiết kiệm được sức lực tiền bạc của con người.
Nếu biết tiết kiệm thời gian thì sẽ tiết kiệm được sức lực, làm ra được nhiều sản
phẩm phục vụ cuộc sống nên có thể nói Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm
thời gian.

3. Câu nói của Mác đã được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? Ý nghĩa thực
tiễn của câu nói trên trong thế giới hiện đại?
Trong quá trình phát triển, con người không ngừng cải tiến công cụ lao động nhằm
nâng cao năng suất lao động.
Mỗi sáng kiến kinh nghiệm, mỗi phát minh đều nhằm đạt đích làm sao trong
khoảng thời gian ngắn nhất có thể làm ra nhiều nhất các sản phẩm có chất lượng.
Tiết kiệm thời gian trong mọi công việc là cách tốt nhất để năng cao chất lượng
cuộc sống.
Dẫn chứng: lao động thủ công mất hai ngày làm xong một sản phẩm; sử dụng máy
móc hiện đại chỉ hai giừ làm ra mười sản phẩm; có giống lúa trồng 4 tháng mới
thu hoạch, có giống lúa chỉ trồng 3 tháng đã có thể thu hoạch mà năng suất lại cao
hơn,...
Nhịp sống hiện đại đòi hỏi con người phải năng động, nhanh nhẹn, phải cùng một
lúc làm được nhiều việc,... Do đó, con ngơừi trong thế giới hiện đại càng phải tiết
kiệm thời gian .
4. Mỗi người cần làm gì để tiết kiệm thời gian?
Làm việc có kế hoạch, khoa học, luôn nỗ lực trong học tập, lao động, không lãng
phí thời gian vào những việc vô bổ.
Đề 3
Đọc lại văn bản Cha tôi và tìm ý theo các câu hỏi sau:
1. Nội dung của văn bản Cha tôi là gì?
2. Quan niệm về đỗ - trượt trong thi cử của Đặng Văn Trọng là gì?
3. Điều khác lạ, mới mẻ trong quan điểm của người cha?
4. ý kiến của em về quan niệm trên?
5. Quan niệm của số đông mọi người về việc đỗ - trượt trong thi cử hiện nay (theo
sự hiểu biết của bản thân)?
6. Quan niệm của bản thân?
+ Về thi cử
+ Về việc đỗ - trượt
7. Bài học rút ra từ câu chuyện của Đặng Huy Trứ?
3. Lập dàn ý
Đề 1
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về vai trò và ý nghĩa của rừng trong cuộc sống.

b. Thân bài
- Giá trị, lợi ích của rừng:
+ Rừng là lá phổi xanh duy trì sự sống trên trái đất
+ Rừng là kho tàng tài nguyên của quốc gia
+ Rừng là địa điểm du lịch hấp dẫn, ...
- Rừng đang bị tàn phá
+ Thực trạng: diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, diện tích đồi trọc ngày càng
tăng, ...
+ Nguyên nhân: bất cẩn, thiển cận, vụ lợi, ...
- Giải pháp để cứu rừng:
+ Trước mắt:
+ Lâu dài:
c. Kết bài
- Cảm xúc của bản thân
- Mong ước của bản thân
Đề 2
a. Mở bài
- Tiết kiệm là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm.
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói của Mác: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm
thời gian”.
b. Thân bài
- Khái niệm tiết kiệm
- Tiết kiệm giúp con người giảm tối đa sức lực và tiền bạc
- Tiết kiệm thời gian là sử dụng thời gian ít nhất để làm được khối lượng công việc
lớn nhất
- Biểu hiện câu nói của Mác trong thực tế:
+ Xã hội không ngừng cải tiến công cụ lao động, KHKT
+ Mỗi cá nhân học tập, lao động không ngừng
- Ý nghĩa thực tiễn của câu nói:
+ Tiết kiệm thời gian giúp xã hội phát triển nhanh.
+ Tiết kiệm thời gian giúp cá nhân đạt hiệu quả cao trong công việc, xây dựng nếp
sống tốt.

- Mỗi cá nhân cần tiết kiệm thời gian bằng cách:
+ Làm việc có kế hoạch, khoa học
+ Tránh hưởng thụ quá đà
c. Kết bài
- Tiết kiệm thời gian là một đức tính tốt đẹp của con người
- Mỗi cá nhân cần biết sắp xếp thời gian hợp lí để tiết kiệm thời gian, mang lại
hiệu quả cao nhất trong công việc
- Tiết kiệm thời gian là cách tốt nhất để năng cao chất lượng cuộc sống.
Đề 3
a. Mở bài
- Giới thiệu văn bản Cha tôi của Đặng Văn Trọng
- Đánh giá khái quát về quan niệm đỗ - trượt của ngưới cha thể hiện trong đoạn
trích.
b. Thân bài
- Thái độ và cách ứng xử của người cha trước các tình huống đỗ - trượt của con
trai.
+ Lo lắng khi con trai đỗ đạt quá dễ dàng. Ông coi trọng việc đỗ đạt song theo
ông, thi cử là quá trình khổ luyện.
+ Đau lòng khi con trai bị đánh hỏng nhưng ông vẫn tỏ ra rất bình thường để
không làm con nản chí.
- Quan niệm của người cha: việc đỗ - trượt trong thi cử là chuyện khó tránh. Đỗ
đạt rất quan trọng với sự nghiệp của con người nhưng không phải là tất cả. Học để
thành người tốt, người có ích chứ không phải là chỉ để làm quan.
- Đánh giá: đây là một quan niệm rất tiến bộ và rất nhân văn.
- Quan niệm của bản thân về đỗ - trượt trong thi cử là gì?
+ Đỗ đạt trong học hành là ước mơ và nguyện vọng của tất cả mọi người. Học tập
và rèn luyện là để thi đỗ, để có việc làm tốt, để làm việc có ích; đỗ đạt không được
kiêu căng.
+ Nhưng nếu trượt thì cũng không nản. Đỗ đạt và học cao không phải là con
đường duy nhất. Học để làm người chứ không phải chỉ để làm công việc nhàn hạ
hay có vị trí trong xã hội, ...
+ Phê phán một số quan niệm cực đoan về đỗ trượt: Quá coi trọng việc đỗ đạt;
Không có ý chí học tập và vươn lên trong cuộc sống.
c. Kết luận

Bài học rút ra cho bản thân.
Bài văn mẫu đề 1: Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh
rừng?
Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người,
động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng
của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái
rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một
tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ
lâu đã có tục lệ đẹp “Mùa xuân là Tết trồng cây”…
Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước.
Các khu rừng trồng làm giảm sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở
đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp.
Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô
nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng
đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc
chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi.
Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che
bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng.
Đây là một cách làm rẻ, đơn giản để làm giảm cơn nóng bức trên đồng ruộng.
Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của
những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại,
chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó
cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.
Rừng và cây ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau
nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức
độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO),
rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số,
chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện
pháp để bảo vệ rừng; Không quản lý được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về
quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý
thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện

chính sách; Quan tâm quá yếu việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của
người dân.
Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ
nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kỳ khách du lịch nào
đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên
chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này
với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.
Tại Việt Nam, theo chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần
phát triển là 16 triệu héc-ta (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu
héc-ta và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu héc-ta. Việt Nam
nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng
nhiệt đới nhưng không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70%
diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân, do nước ta vẫn là một nước nông
nghiệp và do mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải
ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực, v.v.. và
xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy, thì không thể tạo được đột
phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu
héc-ta rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu héc-ta (hơn hai triệu
héc-ta rừng tự nhiên và 1,5 triệu héc-ta rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm
để cung cấp gỗ, tre, v.v.. làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy v.v.. và tạo ra một
số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu héc-ta rừng còn lại, thì sẽ có
khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi
trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên và khu di tích lịch sử.
Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu
rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu héc-ta), như rừng phòng hộ
đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu héc-ta rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng
hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha – Kẻ Bàng, v.v…), các khu bảo
tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải.
Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con
đường hợp lý để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng, v.v…

Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu
quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả
rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và
làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng
thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo
quả, trầm, mật rắn, mật ong v.v…
Và ..
Ai chả biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng,
muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo
mới nhất của UICN, có 16,306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn
con số 16,118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra,
Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan
ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy
nhất ở vùng Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia PNBRG. Tại đây,
một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn
phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như
trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo
hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ
còn khoảng 100-110 con?… Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất
lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí
của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng
tiếc!
Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ
lụt, xói mòn, xói lở đất. Các bạn ơi, các bạn hãy thử nghĩ mà xem. Ngưòi nông
dân vất vả cả năm trời được có 2 vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch
mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân
thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà
tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại
rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng
ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dung những sản phẩm của rừng xanh? Có

những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn
mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dung đồ gỗ hơn, nhất là những loại
gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi
trường này- ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu
phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cây xanh.
Bài văn mẫu đề 2: Nghị luận xã hội về vấn đề: “Tiết kiệm thời gian”
Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng
nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không
biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho
cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý
nhất.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những
phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất,
sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một
cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp
cũng không đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược
lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến,
nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần
của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.
Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời
gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công
việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh
học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm
mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm
sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm
được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.

Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động
và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử
dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả
theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian,
đánh mất một phần của cuộc đời mình.
Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy
bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự
nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu
thì chắc cũng không dễ dàng gì.
Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải
vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.
Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ
có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời
gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận
vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski).
Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian
mình đang sống.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như
một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai
cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm,
nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh
thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30
tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất
nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc
sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát
triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà
nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là
quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và
xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần
thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân,
từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như
vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn
là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và
tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan,
đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở
thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng
phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng
chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn
gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức
lao động.
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có
thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết
chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch
đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh
nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu
hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực
hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học
nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động.
Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo
quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm.
Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm
tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là
chúng ta phải có ý thức tự giác.

Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống
khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn
luyện ý thức tiết kiệm.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người
cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là
lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là
một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công
trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện
pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.
2. Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận mẫu 2
2.1. Phân tích đề
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Về kiểu đề: Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể. Hai đề 2 và 3 là những “đề mở”
yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Vấn đề nghị luận
- Đề 1: Vấn đề nghị luận là “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Vấn đề được
định hướng rõ ràng trong lời nhận xét của Vũ Đình Khoan về “cái mạnh”, “cái yếu” của
con người Việt Nam.
- Đề 2: Chỉ yêu cầu bàn về một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự tình (đó là tâm sự
của Hồ Xuân Hương). Với yêu cầu này, người viết cần cụ thể hóa được “nội dung tâm
sự” của Hồ Xuân Hương trong bài thơ thành các luận điểm.
- Đề 3: Nội dung nghị luận còn để mở hơn vì trong đề bài mở chỉ có đối tượng nghị
luận (bài thơ Thu điếu). Với đề này, người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp
liên quan đến tác phẩm để triển khai.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Dẫn chứng, tư liệu của bài viết
- Đề 1: Dẫn chứng, tư liệu là những hiểu biết trong cuộc sống.
- Đề 2: Giới hạn và phạm vi tư liệu của bài viết là tâm sự của Hồ Xuân Hương trong
bài thơ Tự tình (bài II).

- Đề 3: Giới hạn và tư liệu của bài viết là các vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật
của bài thơ Thu điếu.
2.2. Lập dàn ý
1. Xác lập luận điểm.
2. Xác lập luận cứ.
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.
2.3. Luyện tập
(trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài
Đề 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).
1. Phân tích đề
- Đề bài thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Phạm vi dẫn chứng: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học. Dẫn chứng chủ
yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh
+ Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình
sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài.
b. Thân bài
- Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ Chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần
thâm nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
+ Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
- Từ bức tranh hiện thực này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía
của tác giả, đồng thời dự cảm được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ
XVIII.

c. Kết bài
- Nhìn lại một cách khái quát.
- Nêu nhận xét.
Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ
Nôm Bánh trôi nước và Tự tình II.
1. Phân tích đề
- Vấn đề nghị luận: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình
của Hồ Xuân Hương.
- Phạm vi dẫn chứng: những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ
kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.
- Thao thác nghị luận: phân tích kết hợp bình luận.
2. Lập dàn ý
Các ý cần trình bày:
- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện mộTự
tìnhtự nhiên, linh loạt, hài hòa trong:
+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn
học.
+ Sử dụng nhiều thuần ngữ Việt.
+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao...
- Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân
Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng
chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.
 

Xem thêm
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 7)
Trang 7
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 8)
Trang 8
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 9)
Trang 9
Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống