650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án

Tải xuống 117 1.4 K 24

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song, tài liệu bao gồm 117 trang, 650 câu trắc nghiệm và có đáp án. Tài liệu được tổng hợp từ các tài liệu ôn thi hay nhất  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi sắp hới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây

Tài liệu bao gồm các nội dung sau:

Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

Bài 2 . Hai đường thẳng song song

Bài 3 . Đường thẳng song song với mặt phẳng

Bài 4 . Hai mạt phẳng song song

Bài 5: Phép chiếu song song

Ôn tập chương II

650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án

Tổng hợp lần 1

Chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song

Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

Câu 1. Trong mặt phẳng \((\alpha )\), cho bốn điểm A,B,C,D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Điểm \({\rm{S}} \notin {\rm{mp}}(\alpha )\). Có mấy mặt phẳng tạo bởi S và hai trong bốn điểm nói trên?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 8

Câu 2. Cho 5 điểm A,B,C,D,E trong đó không có 4 điểm ở trên một mặt phẳng. Hỏi có bao mặt phẳng tạo bởi 3 trong 5 điểm đã cho?

A. 10

B. 12

C. 8

D. 14

Câu 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang \({\rm{ABCD}}({\rm{AB}}//{\rm{CD}})\). Khẳng định nào sau đây sai?

A. Hình chóp S.ABCD có 4 mặt bên

B. Giao điểm của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là SO(O là giao điểm của AC và BD)

C. Giao điểm của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là SI (I là giao điểm của AD và BC)

D. Giao điểm của hai mặt phẳng (SAB) và (SAD) là đường trung bình của ABCD.

Câu 4. Cho tứ diện ABCD, G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:

A. AM(M là trung điểm AB)

B. AN (N là trung điểm của CD)

C. AH (H là hình chiếu của B trên CD )

D. AK ( K là hình chiếu của C trên BD )

Câu 5. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi I là trung điểm của SD,J là điểm trên cạnh SC và J không trùng với trung điểm SC. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ABCD) và (AIJ) là:

A. AK ( K là giao điểm của IJ và BC)

B. AH (H là giao điểm của IJ và AB)

C. AG(G là giao điểm của IJ và AD)

D. AF ( F là giao điểm của IJ và CD)

Câu 6. Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AC và CD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MBD) và (ABN) là:

A. Đường thẳng MN

B. Đường thẳng AM

C. Đường thẳng BG (G là trọng tâm tam giác ACD)

D. Đường thẳng AH (H là trực tâm \(\Delta {\rm{ACD}}\))

Câu 7. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N lần lượt là trung điểm AD và BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SMN) và (SAC) là:

A. SD

B. SO (O là tâm hình bình hành ABCD)

C. SG (G là trung điểm AB)

D. SF (F là trung điểm CD)

Câu 8, Cho hình chóp S. ABCD có đáy BCD là hình bình hành. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của SA và SB. Khẳng định nào sau đây sai?

A. IJCD là hình thang

B. \(({\rm{SAB}}) \cap ({\rm{IBC}}) = {\rm{IB}}\)

C. \(({\rm{SBD}}) \cap ({\rm{JCD}}) = {\rm{JD}}\)

D. \(({\rm{IAC}}) \cap ({\rm{JBD}}) = {\rm{AO}}({\rm{O}}\) là tâm ABCD)

Câu 9. Chop hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang \({\rm{ABCD}}({\rm{AD}}//{\rm{BC}})\). Gọi M là trung điểm CD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MSB) và (SAC) là:

A. SI (I là giao điểm của AC và BM )

B. SJ ( J là giao điểm của AM và BD )

C. SO(O là giao điểm của AC và BD

D. SP ( P là giao điểm của AB và CD )

Câu 10. Cho tứ diện ABCD. G là trọng tâm  là trung điểm CD,I là điểm ở trên đoạn thẳng AG,BI cắt mặt phẳng (ACD) tại J. Khẳng định nào sau đây sai?

A. \({\rm{AM}} = ({\rm{ACD}}) \cap ({\rm{ABG}})\)

B. A,J,M thẳng hàng

C. J là trung điểm của AM

D. \({\rm{DJ}} = ({\rm{ACD}}) \cap ({\rm{BDJ}})\)

Câu 11. Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm AB và CD. Mặt phẳng \((\alpha )\) qua MN cắt AD,BC lần lượt tại P và Q. Biết MP cắt NQ tại I. Ba điểm nào sau đây thẳng hàng?

A. I, A, C

B. I, B, D

C. I, A, B

D. I, C, D

Câu 12. Chop hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang \(ABCD(AD//BC)\). Gọi I là giao điểm của AB và DC,M là trung điểm SC. DM cắt mp(SAB) tại J. Khẳng định nào sau đây sai?

A. S,I,J thẳng hàng

B. \({\rm{DM}} \subset {\rm{mp}}({\rm{SCI}})\)

C. \({\rm{JM}} \subset {\rm{mp}}({\rm{SAB}})\)

D.\({\rm{SI}} = ({\rm{SAB}}) \cap ({\rm{SCD}})\)

Bài 2 . Hai đường thẳng song song

Câu 13. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hai đường thẳng chéo nhau thì chúng không có điểm chung

B. Hai đường thẳng không có điểm chung là hai đường thẳng song song hoặc chéo nhau

C. Hai đường thẳng song song nhau khi chúng ở trên cùng một mặt phẳng.

D. Khi hai đường thẳng ở trên hai mặt phẳng thì hai đường thẳng đó chéo nhau.

Câu 14. Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Lấy A,B thuộc a và C,D thuộc b. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về hai đường thẳng AD và BC ?

A. Có thể song song hoặc cắt nhau

B. Cắt nhau

C. Song song nhau

D. Chéo nhau.

Câu 15. Trong không gian, cho ba đường thẳng phân biệt a, b,c trong đó a // b. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Nếu \({\rm{a}}//{\rm{c}}\) thì \({\rm{b}}//{\rm{c}}\)

B. Nếu c cắt a thì c cắt b

C. Nếu \({\rm{A}} \in {\rm{a}}\)\({\rm{B}} \in {\rm{b}}\) thì ba đường thẳng a,b,AB  cùng ở trên một mặt phẳng.

D. Tồn tại duy nhất một mặt phẳng qua a và b.

Câu 16. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. d qua S và song song với BC

B. d qua S và song song với DC

C. d qua S và song song với AB

D. d qua S và song song với BD.

Câu 17. Cho tứ diện ABCD. I và J theo thứ tự là trung điểm của AD và AC,G là trọng tâm tam giác BCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (GIJ) và (BCD) là đường thẳng :

A. qua I và song song với AB

B. qua J và song song với BD

C. qua G và song song với CD

D. qua G và song song với BC.

Câu 18. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M,N,P,Q,R,T lần lượt là trung điểm AC,BD,BC,CD,SA,SD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. M, P, R,T

B. M,Q,T,R

C. M,N,R,T

D. P,Q,R,T

Câu 19. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J, E, F lần lượt là trung điểm SA, SB, SC, SD. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với IJ?

A. EF

B. DC

C. \({\rm{AD}}\)

D. \({\rm{AB}}\)

Câu 20. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I là trung điểm SA. Thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (IBC) là:

A. Tam giác IBC

B. Hình thang IJBC J là trung điểm SD

C. Hình thang IGBC G là trung điểm SB

D. Tứ giác IBCD

Câu 21. Cho tứ diện ABCD, M và N lần lượt là trung điểm AB và AC. \({\rm{Mp}}(\alpha )\) qua MN cắt tứ diện ABCD theo thiết diện là đa giác (T). Khẳng định nào sau đây không sai?

A. (T) là hình chữ nhật

B. (T) là tam giác

C. (T) là hình thoi

D. (T) là tam giác hoặc hình thang hoặc hình bình hành

Bài 3 . Đường thẳng song song với mặt phẳng

Câu 22. Cho hai đường thẳng a và b cùng song song với mp(P). Khẳng định nào sau đây không sai?

A. \(a//b\)

B. a và b cắt nhau

C. a và b chéo nhau

D. Chưa đủ điều kiện để kết luận vị trí tương đối của a và B

Câu 23. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Đường thẳng \({\rm{a}} \subset {\rm{mp}}({\rm{P}})\)\({\rm{mp}}({\rm{P}})//\) đường thẳng \(\Delta  \Rightarrow {\rm{a}}//\Delta \)

B. \(\Delta //{\rm{mp}}({\rm{P}}) \Rightarrow \) Tồn tại đường thẳng \({\Delta ^\prime } \subset {\rm{mp}}({\rm{P}}):{\Delta ^\prime }//\Delta \)

C. Nếu đường thẳng \(\Delta \) song song với mp(P) và (P) cắt đường thẳng a thì \(\Delta \) cắt đường thẳng a

D. Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì 2 đường thẳng đó song song nhau

Câu 24. Cho mp(P) và hai đường thẳng song song a và b

Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông trong các mệnh đề sau:

A. Nếu mp(P)  song song với a thì \(({\rm{P}})//{\rm{b}}\)

B. Nếu mp(P)  song song với a thì (P) chứa b

C. Nếu mp(P) song song với a thì \(({\rm{P}})//{\rm{b}}\) hoặc chứa b

D. Nếu mp(P)  cắt a thì cũng cắt b

E. Nếu mp(P)  cắt a thì (P) có thể song song với b

F. Nếu mp(P)  chứa a thì (P) có thể song song với b

Câu 25. Cho đường thẳng a nằm trong \({\rm{mp}}(\alpha )\) và đường thẳng \({\rm{b}}\not  \subset (\alpha )\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu b // \((\alpha )\) thì b // a

B. Nếu b cắt \((\alpha )\) thì b cắt a

C. Nếu b // a thì b // \((\alpha )\)

D. Nếu b cắt \((\alpha )\)\({\rm{mp}}(\beta )\) chứa b thì giao tuyến của \((\alpha )\)\((\beta )\) là đường thẳng cắt cả a và b.

Câu 26. Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chúa a và song song với b?

A. 0

B. 1

C. 2

D. Vô số

Câu 27. Cho tứ diện ABCD, M là điểm nằm trong tam giác \({\rm{ABC}},{\rm{mp}}(\alpha )\) qua M và song song với AB,CD . Thiết diện của ABCD cắt mặt phẳng \({\rm{mp}}(\alpha )\)là:

A. tam giác

B. Hình chữ nhật

C. Hình vuông

D. Hình bình hành

Câu 28. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SA và SC. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \({\rm{MN}}//{\rm{mp}}({\rm{ABCD}})\)

B. \({\rm{MN}}//{\rm{mp}}({\rm{SAB}})\)

C. \({\rm{MN}}//{\rm{mp}}({\rm{SCD}})\)

D.\({\rm{MN}}//{\rm{mp}}({\rm{SBC}})\)

Câu 29. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. M là một điểm lấy trên cạnh SA (M không trùng với S và A) \(Mp(\alpha )\) qua ba điểm M, B, C cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là:

A. Tam giác

B. Hình thang

C. Hình bình hành

D. Hình chữ

Bài 4 . Hai mạt phẳng song song

Câu 30. Cho đường thẳng \({\rm{a}} \subset {\rm{mp}}({\rm{P}})\) và đường thẳng \({\rm{b}} \subset {\rm{mp}}({\rm{Q}})\). Mệnh đề nào sau đây không sai?

A. \(({\rm{P}})//({\rm{Q}}) \Rightarrow {\rm{a}}//{\rm{b}}\)

B. \({\rm{a}}//{\rm{b}} \Rightarrow ({\rm{P}})//({\rm{Q}})\)

C. \(({\rm{P}})//({\rm{Q}}) \Rightarrow {\rm{a}}//({\rm{Q}})\)\({\rm{b}}//({\rm{P}})\)

D. a và b chéo nhau.

Câu 31. Hai đường thẳng a và b nằm trong \({\rm{mp}}(\alpha )\). Hai đường thẳng \(a\) ' và \(b\) ' nằm trong \({\rm{mp}}(\beta )\).Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu \({\rm{a}}//{\rm{a}}\) ' và \({\rm{b}}//{{\rm{b}}^\prime }\) thì \((\alpha )//(\beta )\)

B. Nếu \((\alpha )//(\beta )\) thì a//a' và \(b//\) b'

C. Nếu \({\rm{a}}//{\rm{b}}\)\({{\rm{a}}^\prime }//{{\rm{b}}^\prime }\) thì \((\alpha )//(\beta )\)

D. Nếu a cắt b và \(a//a,b//b\) ' thì \((\alpha )//(\beta )\).

Câu 32. Cho hình bình hành ABC. Vẽ các tia Ax, By,Cz,Dt  song song, cùng hướng nhau và không nằm trong \({\rm{mp}}({\rm{ABCD}})\). \({\rm{Mp}}(\alpha )\) cắt Ax, By,Cz,Dt lần lượt tại \({{\rm{A}}^\prime },{{\rm{B}}^\prime },{{\rm{C}}^\prime },{{\rm{D}}^\prime }\). Khẳng định nào sau đây sai?

A. A'B'C'D' là hình bình hành

B. \(mp\left( {A{A^\prime }{B^\prime }B} \right)//mp\left( {{D^\prime }{C^\prime }C} \right)\)

C. \({\rm{A}}{{\rm{A}}^\prime } = {\rm{C}}{{\rm{C}}^\prime }\)\({\rm{B}}{{\rm{B}}^\prime } = {\rm{D}}{{\rm{D}}^\prime }\)

D. \({\rm{O}}{{\rm{O}}^\prime }//{\rm{A}}{{\rm{A}}^\prime }\)

( O là tâm hình bình hành \({\rm{ABCD}},{{\rm{O}}^\prime }\) là giao điểm của \({{\rm{A}}^\prime }{{\rm{C}}^\prime }\)\({{\rm{B}}^\prime }{{\rm{D}}^\prime }\) ')

Câu 33. Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Người ta định nghĩa «Mặt chéo của hình hộp là mặt tạo bởi hai đường chéo của hình hộp đó». Hỏi hình hộp \(ABCD \cdot {A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }{D^\prime }\) có mấy mặt chéo ?

A. 4

B. 6

C. 8

D. 10

Câu 34. Cho hình hộp \({\rm{ABCD}} \cdot {{\rm{A}}^\prime }{{\rm{B}}^\prime }{{\rm{C}}^\prime }{\rm{D}}\) '. \(Mp(\alpha )\) qua AB cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?

A. Hình bình hành

B. Hình thang

C. Hình lục giác

D. Chưa thể xđ được

Câu 35. Cho hình hộp \(ABCD \cdot {A^\prime }{B^\prime }{C^\prime }D\) '. Gọi O và \({O^\prime }\) lần lượt là tâm của ABB'A' và \(DC{C^\prime }{D^\prime }\). Khẳng định nào sau đây sai ?

A. \(\overrightarrow {O{O^\prime }}  = \overrightarrow {AD} \)

B. OO' \(//{\rm{mp}}\left( {{\rm{AD}}{{\rm{D}}^\prime }{{\rm{A}}^\prime }} \right)\)

C. OO' và \({\rm{B}}{{\rm{B}}^\prime }\) cùng ở trong một mặt phẳng

D. OO' là đường trung bình của hình bình hành ADC'B'

Câu 36. Cho hình hộp \({\rm{ABCD}} \cdot {{\rm{A}}^\prime }{{\rm{B}}^\prime }{{\rm{C}}^\prime }{{\rm{D}}^\prime }\). Gọi I là trung điểm \({\rm{AB}}.Mp\left( {I{B^\prime }{D^\prime }} \right)\) cắt hình hộp theo thiết diện là hình gì?

A. Tam giác

B. Hình thang

C. Hình bình hành

D. Hình chữ nhật

Xem thêm
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 1)
Trang 1
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 2)
Trang 2
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 3)
Trang 3
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 4)
Trang 4
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 5)
Trang 5
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 6)
Trang 6
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 7)
Trang 7
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 8)
Trang 8
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 9)
Trang 9
650 bài tập trắc nghiệm quan hệ song song - có đáp án (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 117 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống