Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI MỞ ĐẦU MỚI NHẤT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 phân
môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và
học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực
hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.
3. Thái độ:
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông
tin .
- Phẩm chất: Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.Có trách nhiệm với bản
thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
- Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài
học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình vấn đáp |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - ..... |
2. Tổ chức các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn
khả năng hợp tác cho hs.
2. Phương thức: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm : Trình bày miệng.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
- Gv đánh giá
5.Tiến trình.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình là gì ?
+ Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta ?
- HS lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
- Dự kiến câu trả lời:
C1: Gia đình là nền tảng của xã hội....
C2: quan trọng... là nơi em sinh ra, lớn lên...
*Báo cáo kết quả: Hs trình bầy miệng
*Đánh giá kết quả:
- Hs nhận xét bổ xung
- Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người
được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã
hội.
Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần
kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để
góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật mảnh ghép; hoạt động cả lớp 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá |
I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. ( 5 phút) 1. Vai trò của gia đình. - Gia đình là nền tảng của xã hội. |
5.Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ Gv : Yêu cầu HS đọc thông tin mục I(SGK/3) và liên hệ thực tế - thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. - Nhóm 1,2 cho biết gia đình có vai trò gì ? - Nhóm 3,4 cho biết trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? - Nhóm 5,6 cho biết trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm đó là những công việc gì? Kể tên các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia? HS: lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực * Dự kiến câu trả lời: (phần nội dung I. 1, 2) *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá - GV: Chốt kiến thức, ghi bảng |
- Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm tốt công việc của mình, để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc. 2. Kinh tế gia đình. - Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm các công việc nội trợ trong gia đình. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. 1. Mục tiêu: Hiểu được mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật chia nhóm. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5.Tiến trình. *Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK/3 thảo luận nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết 1. Sau khi học xong chương trình KTGĐ các em cần đạt được những mục tiêu gì?(về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ). 2. Các em tiếp thu được những những kiến thức gì? 3. Những kiến thức đó giúp cho em biết được những công việc gì giúp ích cho cuộc sống thường ngày? 4. Thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, em có thái độ học tập như thế nào? - HS: lắng nghe câu hỏi |
II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình. ( 15 phút) 1.Về kiến thức - Biết được kiến thức về ăn uống, may mặc, trang trí và thu chi trong gia đình. - Biết khâu vá, cắm hoa trang trí , nấu ăn . 2.Về kĩ năng. - Lựa chọn, sử dụng trang phục, bảo quản đúng kĩ thuật,Gĩữ gìn nhà ở sạch sẽ, Biết ăn uống hợp lí , chi tiêu hợp lí, làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình. 3. Về thái độ - Say mê học tập và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống |
*Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: - HS trả lời phần II. Mục 1,2,3 SGK/ 3,4. *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá - GV: Chốt kiến thức, ghi bảng |
|
Hoạt động 3: Phương pháp học tập. 1. Mục tiêu: Biết được phương pháp học tập bộ môn kinh tế gia đình. 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn , Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm. 3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5.Tiến trình. * Chuyển giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu học sinh đọc mục3(SGK/4) |
III. Phương pháp học tập. (5 phút) |
Thảo luận nhóm 3 phút 1. Theo em để học tốt môn học kinh tế gia đình em cần có phương pháp học mới là gì? 2. Để chủ động hoạt động tiếp thu kiến thức các em cần phải làm gì? - HS: lắng nghe câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm. - GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. * Dự kiến câu trả lời: 1. Hoạt động tích cực, chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Tìm hiểu các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện các bài thử nghệm, thực hành liên hệ với thực tế, tích cực thảo luận để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống. *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm *Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá GV: Chốt kiến thức, ghi bảng |
- Hoạt động tích cực, chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm hiểu các hình vẽ, câu hỏi , bài tập, thực hiện các bài thử nghệm, thực hành liên hệ với thực tế, tích cực thảo luận để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống. |
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu : nắm vững kiến thức để học tốt bộ môn kinh tế gia đình ở các bài học
tiếp theo.
2. Phương thức: Gợi mở, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Hđ cá nhân, hoạt động
cả lớp.
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu cá nhân hs trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia
đình?
Câu 2: Kinh tế gia đình là gì?
Câu 3: Sau khi học xong phân môn KTGĐ-HS cần đạt được những mục tiêu ?
Câu 4: Phương pháp học tập mới là gì?
- HS: lắng nghe câu hỏi.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức.
* Dự kiến câu trả lời:
Câu 1: - Gia đình là nền tảng của XH,mỗi người sinh ra lớn lên được nuôi dưỡng
giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai(vật chất và tinh thần)
-Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: làm tốt công việc của mình để gia đình
văn minh hạnh phúc.
Câu 2: -Tạo ra nguồn thu nhập( tiền và hiện vật
-Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu( hợp lí hiệu quả)
- Làm các công việc nội trợ trong gia đình(nấu ăn dọn dẹp…)
Câu 3: Kiến thức.............. kĩ năng....................., thái độ...........
Câu 4: - Hoạt động tích cực, chủ động để tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến
thức với sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tìm hiểu các hình vẽ, câu hỏi , bài tập, thực hiện các bài thử nghệm, thực hành
liên hệ với thực tế, tích cực thảo luận để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống.
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bầy nhanh
*Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
D. Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu : Nắm vững được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, mục tiêu của
chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình, phương pháp học tập bộ
môn kinh tế gia đình để vận dụng vào thực tiễn.
2. Phương thức : Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt
động cả lớp.
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5.Tiến trình.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: GV đưa ra câu hỏi:
1. Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì?
2. Để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc bản thân em có
trách nhiệm gì đối với gia đình?
3. Để tạo nguồn kinh tế cho gia đình em cần làm việc gì?
- HS: lắng nghe câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân
* Báo cáo kết quả:
- Hs đứng tại chỗ trả lời nhanh.
* Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Gv nhận xét, đánh giá
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức về bộ môn kinh tế gia đình.
2. Phương thức: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người
thân...
3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá.
- Gv đánh giá vào tiết học sau.
5. Tiến trình.
- Gv: Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho
biết những người dân sông ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có nhu cầu cơ
bản và thiết yếu như ( ăn, mặc, ở , đi lại và thu chi trong gia đình) như thế nào?
- HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà.
* Báo cáo kết quả
- Đại diện hs trình bầy kết quả trước lớp vào giờ học sau.
*Đánh giá kết quả:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau
* Dặn dò :
- Về học bài cũ
- Xem bài mới (bài1).
- Sưu tầm các loại vải may mặc thường dùng trong may mặc(vải sợi bông,tơ
tằm,vải lanh,vải cotton,lụa nilon…
* Rút kinh nghiệm: