Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2

Tải xuống 35 6.1 K 85

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm môn Văn lớp 11 học kỳ 2, tài liệu bao gồm 35 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ TÁC PHẨM LỚP 11 HK 2

XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT

- Phan Bội Châu

I.Kiến thức cơ bản

  1. Vài nét về tác giả:

-Phan Bội Châu tên thuở nhỏ là Phan Văn San (1867-1940), hiệu Sào Nam. Quê: Nam Đàn, Nghệ An.

-Cuộc đời chia ba giai đoạn:

+ Trước 1905, Hoạt động ở trong nước.

+ Từ 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lập hội Duy Tân, Phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội.

+ Từ 1925-1940: Bị Thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.

-Vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là một nhà văn lớn. Thơ văn Phan Bội Châu là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước (Hải ngoại huyết thư), là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén (Ngục trung thư, Trùng quan tâm sử…).

  1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Năm 1905, sau khi vận động thành lập hội Duy Tân và để mở đầu phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ biệt các đồng chí ra nước ngoài. Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được sáng tác trong buổi chia tay này.

  1. Nội dung chính của bài thơ:
  2. Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu:

-Thời phong kiến: nam tử sinh ra ở đời phải làm những công việc lớn lao có ích cho xã hội =>Lý tưởng nhân sinh. “ Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ) Phan Bội Châu: đã làm trai phải làm nên chuyện lạ: xoay chuyển trời đất => chí làm trai trong sự nghiệp cứu nước với một lý tưởng lớn lao và mãnh liệt. “ Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời”

2.2. Hai câu thực:

Ý thức tự khẳng định mình.

- Khẳng định cái tôi trách nhiệm cống hiến cho đất nước trước lịch sử .Đó là một cái tôi cứng cỏi, đẹp đẽ, cần thiết và cao cả vô cùng. “Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?”

-Hình thức:

+ Câu 1: Khẳng định

+ Câu 2: Nghi vấn nhằm khẳng định " lời giục giã của cái tôi trong buổi đầu xuất quân.

  1. Hai câu luận: Quan niệm vinh nhục và thái độ đối với nền học vấn cũ:

-Tác giả ý thức về nỗi nhục mất nước. “Non sông đã chết sống thêm nhục”

-Sách vở thành hiền không giúp gì cho thời buổi mất nước “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

- Quan niệm trên chứng tỏ tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của Phân Bội Châu.

  1. Hai câu kết: Khát vọng và tư thế của buổi lên đường:

-Khát vọng: Vượt bể đông =>Đây là một khát vọng hết sức lớn lao mạnh mẻ.

-Tư thế: “thiên trùng bạch lũng nhất tề phi” => khí thế trào lên sục sôi hăm hở

- Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.

  1. Chủ đề: bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của nhà cách mạng Phân Bội Châu.

III. Tổng kết:

 -Nội dung: Bài thơ nhỏ nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng vừa phong phú vừa lớn lao: có chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, có hoài bảo lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới mẻ và táo bạo về sách vở thánh hiền, có tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.

-Nghệ thuật: Bài thơ có một giọng điệu riêng đó chính là nét mạnh mẻ của lòng tâm huyết luôn sục sôi.

HẦU TRỜI - Tản Đà –

I.Kiến thức cơ bản

  1. Tác giả-tác phẩm:

- Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây)

- Con người:

+ Sinh ra va Lớn lên trong buổi giao thời.

+ Là“người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)

+ Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…

- Phong cách thơ:

+ lãng mạng, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.

+ Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

* Các tác phẩm:

 Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)

Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932)

Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)

Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).

  1. Văn bản “Hầu trời”
  2. a) Xuất xứ:

-Trong tập “Còn chơi” (1921)

-Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạng đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nữa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau…

  1. c) Bố cục: 3 phần:

Phần 1; Giới thiệu về câu truyện, từ “đêm qua … lạ lùng”

Phần 2: “chủ tiên … chợ trời” Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

Phần 3: “Trời lại phê cho… sương tuyết” thi nhân trò chuyện với trời.

  1. Nội dung cơ bản:
  2. Giới thiệu câu chuyện

- Câu chuyện xảy ra vào “đêm qua” (câu 1) => Gợi khoảng khắc yên tĩnh, vắng lặng. - Câu truyện kể về một giấc mơ được lên cõi tiên (câu 4).

- Nhân vật trữ tình là tác giả, đang mang tâm trạng “chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng”

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ ‘thật” => nhấn mạnh tâm trạng cảm xúc của thi nhân.

+ Câu cảm thán => Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng.

+ Câu khẳng định =>dường như lật lại vấn đề: mơ và tỉnh, hư mà như thực.

- Cách giới thiệu trên đã gợi cho người đọc về tứ thơ lãng mạng nhưng cảm xúc là có thực. Tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái “hồn cốt” trong cõi mộng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực. ] Cảm nhận được “cái tôi” cá nhân đầy chất lãng mạng, bảy bổng pha lẫn nét “ngông” trong thơ thi nhân. Với cách vào chuyện độc đáo có duyên đã làm cho câu truyện mà tác giải sắp kể trở nên hấp dẫn lôi cuốn.

  1. Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe:
  2. a) Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình:

- Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc: “ Đọc hết văn vần sang văn xuôi Hết văn thuyết lý lại văn chơi”

- Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình: “Hai quyển khối tình văn lý thuyết Hai khối tình còn là văn chơi Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết….” - Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngông nghênh có phần tự đắc. ] Đoạn thơ cho thấy thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ “cái tôi” cá thể. Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến trời để khẳng dịnh tài năng. Đây là niềm khát khai chân thành trong tâm hồn thi sĩ.

  1. b) Thái độ của người nghe:Rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả.

- Thái độ của trời: khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, văn trần được thế chắc có ít, văn chuốt như sao băng…

- Thái độ của chư tiên: xúc động, hâm mộ và tán thưởng…Tâm nở dạ, cơ lè lưỡi… ] Cả đoạn thơ mang đậm chất lãng mạng và thể hiện tư tưởng thoát li trước cuộc đời. 3. Thi nhân trò chuyện với trời:

  1. a) Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình:

- Thi nhân kể họ tên, quê quán: “ Con tên Khắc Hiếu họ Nguyễn Quê ở Á châu về địa cầu Sông Đà núi Tản nước Việt Nam” => Trong văn chương việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cáh để khẳng định cái tôi cá nhân của mình.

 - Thi nhân kể về cuộc sống: Đó là môt cuộc sống nghèo khó, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường. Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cỏi trời để thoả nguyện nỗi lòng.

+ “Bẩm trời hoàng cảnh con thực nghèo khó”

+ “Trần gian thước đất cũng không có”

+ “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”

+ “Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu’ Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, một cuộc sống cơ cực không tấc đất cắm dùi, thân phận bĩ rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn. ]Qua đoạn thơ tác giả đã cho người đọc thấy một bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn nhà thơ khác. ] Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ này.

  1. b) Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:

- Nhiệm vụ trời giao: Truyền bá thiên lương. => Nhiệm vụ trên chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không hoàn toàn thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no hành phúc hơn.

- Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời=> đó cũng là một cách tự khẳng định mình trước thời cuộc. ]Như vậy có thể nói trong thơ Tản đà cảm hứng lãng mạng và cảm hứng hiện thực đan xen khăng khít .

III. Tổng kết:

  1. Nội dung:

- Bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa và cái tôi cô đơn, bế tắc trước thời cuộc.

- Có thể thấy nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình.

  1. Nghệ thuật:

- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, không cách điệu, ước lệ.

- Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính.

- Cảm xúc bộc lộ thoaỉ mái, tự nhiên, phóng túng.

- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do…

VỘI VÀNG - Xuân Diệu –

  1. Kiến thức cơ bản:
  2. Tác giả:

- Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha.

- Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.

- Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.

 - Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bĩ.

- Tác phẩm:

 + Thơ “Thơ thơ” (1938); “Gửi hương cho gió” (1945); “Riêng chung” (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1967)…

+ Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945)…

 - Phong cách thơ:

+ Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

+ Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời. + Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc

  1. Bài thơ “Vội vàng”
  2. a) Xuất xứ:

 - “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938.

- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông.

  1. c) bố cục:

- Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

- Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.

- Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. II. Nội dung cơ bản:

  1. Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ.

 - 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ.

 Tôi muốn “Tắt nắng” , buộc gió”  => Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc

- Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê.

- Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ.

+Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và đầy nhựa sống.

Này đây (Tuần tháng mật , Hoa đồng nội , Lá cành tơ, yến anh, khúc tình si, ánh sáng, Thần vui hằng gõ cửa) =>  Điệp từ, nhân hoá "

+ Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

=> Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây.

  1. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời:

- Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian:

 “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa”

Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nối khi ý thức được sự trôi chảy xủa thời gian: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật

 ………………………………………..

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

=> Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt một niềm tiếc nối khôn nguôi.

 - Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa.

+ Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.

+ Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thời gian.

+ Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng. “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”

  1. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả.

- Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã: “mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm”

- Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc.

+Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ.

+ Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng…

+Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy…

+ Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất.

+ Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống, khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này.

III. Tổng kết:

- Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt.

- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo.

TRÀNG GIANG - Huy Cận

  1. Kiến thức cơ bản:
  2. Tác giả:

- Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh Cù Huy Cận; Quê Hà Tĩnh. Tham gia cách mạng từ 1942, giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy Nhà nước.

- Sáng tác từ rất sớm (17 tuổi). Sự nghiệp thơ chia hai giai đoạn:

+ Trước cách mạng: Bao trùm thơ Huy Cận thời kỳ này là nỗi buồn: Tác phẩm: “Lửa thiêng”, “Kinh cầu tự”…

+ Sau cách mạng: Huy Cận hoà nhập cuốc sống mới, thơ ông không mang cái giọng buồn ảo nảo như trước nữa mà ngập tràn lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Tác phẩm: “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”…

  1. Tập “Lửa thiêng”:

- Là tập thơ đầu tay của Huy Cận, in 1940. Đây là tập thơ đưa Huy Cận lên vị trí hàng đầu trong tác phẩm thơ mới.

- Nỗi buồn là đặc trưng cơ bản xuyên xuốt “Lửa thiêng”.

- Tập thơ mang màu sắc cổ điển nhưng rất mới mẻ, hiện đại.

  1. Bài thơ “Tràng giang”:
  2. a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác tháng 9/1939, khi đó Huy Cận 20 tuổi đang học trường cao đẳng canh nông, những buổi chiều nhớ nhà thường đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng cuộn chảy nỗi, nhớ trào dâng =>bài thơ

 - Rút ra từ tập “Lửa thiêng” (1940)

  1. Nội dung cơ bản:
  2. Nhan đề và lời đề từ:

- Nhan đề:

 + Ban đầu có tên “chiều bên sông” gắn với bút pháp tả thực, sau đổi thành “Tràng giang”.

 + Tràng giang: âm hưởng từ hán-Việt gợi không khí cổ kính và đầy tính khái quát: không chỉ gợi sự mênh mông bát ngát của không gian mà còn gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

- Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.

  1. Bức tranh thiên nhiên:

- Không gian:mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” .

- Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn:

+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu…Mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng =>Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ đường, tống.Những hình ảnh ấy gợi lên một sự vắng vẽ, lặng lẽ, buồn

+ Thế nhưng bức tranh “Tràng giang’ vẫn gần gũi, thân thuộc với mọi tấm lòng Việt Nam bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều” =>Đó là những âm thanh , hình ảnh của cuộc sống con người của miền quê Việt Nam

 - Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác lạc lỏng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ. Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn.Dường như nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật.

  1. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ):

- Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật: “Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều” “Bến cô liêu”; “không cầu”; “không chuyến đò” =>Những hình ảnh ấy gợi lên sự cô đơn lẽ loi của con người trước vũ trụ bao la.

- Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người.

+ “Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Củi một cành khô lạc mấy dòng

+ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” " Nối buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại

- thời đại thơ mới - thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc. Đây có thể coi là “nổi buồn đẹp”. “Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước” (Xuân Diệu)

  1. Những đặc sắc nghệ thuật: Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

+ Những hình ảnh mang nét đẹp cổ kính: .

Nhan đề: 2 âm Hán

-. Câu thơ: “Trên sông khói sóng cho buồn…gợi nhớ câu thơ Thôi Hiệu: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” . Phương thức biểu đạt của thơ Đường:

 Vô hạn thiên nhiên > < hữu hạn của con người

Cái nhất thời > < vĩnh hằng

+ Thế giới bài thơ là thế giới thân thuộc của đồng quê, của non sông đất nước Việt Nam.

  1. Chủ đề: Bài thơ thể hiện nỗi bâng khuâng trước cảnh trời rộng sông dài của người lữ khách và bài thơ cũng là nỗi buồn thời đại, bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của Huy Cận.

ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mạc Tử -

  1. Kiến thức cơ bản:
  2. Tác giả:

- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí. Quê: tỉnh Đồng Hới (Quảng Bình). Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa.

 - Cuộc sống gặp nhiều vất vả (thay đổi nhiều chỗ ở, chỗ học và nhiều công việc)

- Làm thơ từ rất sớm và có năng lực sáng tạo phi thường: để lại tác phẩm khá đồ sộ. + Gái quê (1936); Thơ điên (1938); Xuân như ý, Thượng thanh khí (1939)

+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội

+ Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng (1940). 2. Tác phẩm: - Tập “Thơ điên” (đau thương)

+ Có 3 phần: Hương thơm-mật đắng-máu cuồng và hồn điên.

+ Ở tập thơ này ta bắt gặp một hồn thơ mãnh liệt luôn quằn quại, đau đớn để rồi sáng tạo ra một thế giới nt khác thường “ngoài vòng nhân gian” “đẹp một cách lạ lùng”. Bên cạch đó ta cũng bắt gặp thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử những hình ảnh tuyệt mĩ, hồn nhiên và trong trẻo lạ thường.

- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” thuộc phần “Hương thơm” Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một người con gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình.

  1. Nội dung cơ bản:
  2. Cảnh vườn tược và con người thôn vĩ:

- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ vừa hàm ý trách móc nhẹ nhàng, vừa nối tiếc dịu dàng .Nó gieo vào người đọc nỗi ám ảnh về thôn vĩ “Sao anh không về chơi thôn vĩ?”

- Sau câu hỏi tu từ ấy cảnh vườn tược thôn vĩ hiện ra rất đẹp “Nhìn nắng hàng cau… Vườn ai mướt quá xanh như ngọc… => Cảnh vật tắm mình trong ánh bình minh, mang một vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng và rất Huế.

- Ẩn sau khóm Trúc hình ảnh con ngưòi hiện lên thật duyên dáng:

+ Lá trúc: hình ảnh mảnh mai, thanh tú.

+ “mặt chữ điền”: gương mặt dịu dàng phúc hậu thoáng sau cành là trức thướt tha => hình ảnh vừa thực, vừa như có phần hư ảo, thể hiện nét kín đáo của con người khuất sau khóm vườn xinh xắn.

-  Khổ thơ 1 bộc lộ tình cảm trân trọng thiết tha của tác giả đối với thôn Vĩ qua cách nhìn con người và cảnh vật: thôn vĩ tươi đẹp, con người phúc hậu hiền hoà.

  1. Cảnh sông nước mây trời xứ Huế:

- Cảnh Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn hiu "=> Buồn xa vắng, mọi vật trong trạng thái chia li.

- Con người mang một niềm băn khoăn rất thơ mộng “Thuyền ai…tối nay” => câu hỏi, cách nói phiếm chỉ, câu thơ như một nỗi mong chờ, một hi vọng thiết tha, một nỗi buồn man mác.

- Hai câu thơ sau bộc lộ một tình yêu đằm thắm, kín đáo thiết tha.

- Khổ thơ hai phác hoạ đúng cái hồn vẻ đẹp huyền ảo, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế gợi một tình yêu dịu dàng, kín đáo.

  1. Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng tình yêu của nhà thơ:

- “Khách đường xa” điệp ngữ => nhấn mạnh hình tượng con người trong mộng tưởng.

- Hình ảnh người thiếu nữ dường như tan loãng trong khói sương của xứ Huế, chỉ thấy lung linh vẻ đẹp “mờ nhân ảnh”

- Câu hỏi phiếm chỉ cực tả nỗi băn khoăn không biết tình yêu có bền chặt hay cũng mờ ảo như sương khói.

+ Câu thơ có hai từ “ai” yêu thương, khát được yêu thương chất chứa sự vô vọng  

-Tình yêu thầm kín của nhà thơ.

III. Tổng kết:

* Ba khổ thơ là hình ảnh khác nhau nhưng có sự gắn bó ràng buộc bởi chúng chảy ra một tâm trạng, mạch cảm xúc thống nhất. Thôn Vĩ Dạ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tâm trạng của mình. Đó là tình quê, tình yêu thầm kín, nỗi buồn xót xa.

 * Ghi nhớ: SGK.

TỪ ẤY – TỐ HỮU

I/ TÁC Giả:

- TỐ HỮU (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.

- 1938 được kết nạp Đảng Cộng sản.

- Tố Hữu đến với văn chương cùng một lúc đến với cách mạng.

II/ TÁC PHẨM:

1/ Xuất xứ:

- Tập thơ Từ ấy (1937-1946) gồm 3 phần:Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

- Bài tơ Từ ấy được trích từ tập thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa.

2/ Nội dung:

 - Bài thơ là niềm vui sướng của chàng trai trẻ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng:

 + “Từ ấy”- đó là giờ phút thiêng liêng nhất của cuộc đời Tố Hữu. Lí tưởng cách mạng đến làm thay đổi hoàn toàn con người tác giả.Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật ẩn duj để nói đến lí tưởng cách mạng: “mặt trời chân lí”.

+ Tác giả tiếp nhận lí tưởng cách mạng bằng nhận thức trí tuệ và bằng cả trái tim yêu thương của mình.

+ Lí tưởng cách mạng như là một sắc nhiệm màu mang đến cho tâm hồn nhà thơ một sức sống kì diệu.

 - Từ giác ngộ lí tưởng cách mạng, chàng trai trẻ tự nguyện đến với mọi người dan lao khổ để cùng cảm thông chia sẽ - đó là quá trình từ bỏ cái tôi cá nhân để đến với cái ta chung. Sự gắn bó ấy được nâng lên thành tình cam máu thịt ruột rà.

3/ Nghệ thuật:

 - Nghệ thuật ẩn dụ : “mặt trời chân lí”.

- Ngôn ngữ hình ảnh, tươi sáng: “bừng nắng hạ”,”rất đạm hương và rộn tiếng chim”…

 - Sự nhiệt tình, khí thế hăm hở đến với cách mạng của chàng trai trẻ khi mới giác ngộ cách mạng.

BÀI LAI TÂN – HỒ CHÍ MINH

I/ XUẤT XỨ :

Bài thơ trút từ tập Nhật ký trong tù. Bài thơ được sáng tác khi Người đạng trên đường chuyển từ nhà lao Thiên Giang đến nhà lao Liễu Châu – Trung Quốc.

 II/ NỘI DUNG

- Bài thơ dựng lên bức tranh về hiện trạng đen tói, thối nát của xã hội Tưởng Giới Thạch :

+ Ban trưởng nhà lao : Là một tay chuyên đánh bạc.

+ Cảnh trưởng : Ăn chặn tiền của tù nhân

+ Huyện trưởng : Chong đèn hút thuốc phiện => đây là những kẻ đại diện cho pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật.

- Thái đọ của tác giả : Mỉa mai châm biếm : ‘ vẫn thái bình” – tiêu cực trong pháp luật đã trở thành nếp trong xã hội này.

NHỚ ĐỒNG – TỐ HỮU

 I XUẤT XỨ :

Bài thơ được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ ( Huế ). Bài thơ này thuộc phần Xiềng xích của tập Từ ấy.

II / NỘI DUNG

- Nổi nhớ đồng quê: ‘Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò” . Điệp khúc này lặp lại bộc lộ tâm trang và nỗi nhớ của nhà thơ.

+ Nhớ cảnh làng quê bình dị thân thuộc.

+ Nhớ cuộc sống làng quê trong cảm hứng lãng mạn

+ Nhớ âm thanh đường nét gợi cảm

- Nỗi nhớ người: Tác giả hướng về nhứng còn người của đồng quê bằng sự thân thiết và cảm mến từ lâu, trong đó tiêu biểu là hình ảnh mẹ già đơn chiếc.

- Nỗi nhớ chính mình Tố Hữu nhớ lại mình: Từ ngày chưa giác ngộ lý tưởng cách mạng đến thời điểm bắt gặp lý tưởng cách mạng và hiện tại đang bị giam cầm, mất tự do.

TƯƠNG TƯ – NGUYỄN BÍNH

I / XUẤT XỨ

Bài Tương tư được trút trong tập Lỡ bước sang ngang, tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính.

II/ NỘI DUNG

 - Ý nghĩa nhan đề: Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu lứa đôi. Thường là nỗi nhớ đơn phương. Bản chất của tương tư là khát khao vượt cả không gian thời gian. - Nỗi nhớ mong và lời kể lễ trách mốc của chang trai:

+ Nỗi tương tư của chang trai nhuộm khắp cả thôn Đoài và trở thành căn bệnh vô phương cứu chữa. không dừng lại ở đó, chàng trai trách mốc giận hờn và cả khát khao đòi hỏi.

+ Quy luật tâm lý của tâm tư cho phé co giãn về không gian “ Chung lai một làng”, vào thời gian “ ngày qua ngày lại qua ngày”

+ Tự trách mốc chàng đi đến phủ định buộc tội: “ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”. Để rồi đi đến khát khao của sự hòa hợp và. Cuối cùng là lời bộc bạch khẳn định tình yêu một cách nguy hiểm, bạo dạn => Tình yêu của họ còn ở dạng để ngỏ, đợi chờ

CHIỀU XUÂN – ANH THƠ

 I / XUẤT XỨ

Bài thơ được trút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

II/ NỘI DUNG

- Bức tranh 1: Bến đò vắng lặng, mưa bụi êm êm, quán bên sông im lìm, hóa tím trụng tơi bời theo mưa => Cảnh vắng lặng

- Bức tranh 2 : Con đường đê, cỏ xanh biết, đàn sáo mổ vu vơ, bướm rôi theo gió, trâu cúi ăn mưa. => Cảnh có sự hoạt động, tươi mát hơn

- Bức tranh 3 : Cuộc sống vẫn bằng phẳng bời có sự đột biến: Xuất hiện một cô nàng ím thắm, một cái giật mình,

Xem thêm
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 1)
Trang 1
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 2)
Trang 2
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 3)
Trang 3
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 4)
Trang 4
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 5)
Trang 5
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 6)
Trang 6
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 7)
Trang 7
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 8)
Trang 8
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 9)
Trang 9
Tổng hợp các kiến thức về các tác phẩm Văn 11 học kỳ 2 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 35 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống