Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 4: Đơn thức đồng dạng mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I. MỤC TIÊU:
- Rèn luyện kỹ năng cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL làm chủ bản thân, NL hợp tác, NL suy luận.
- Năng lực chuyên biệt: NL nhận biết, cộng trừ các đơn thức đồng dạng
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Đơn thức đồng dạng. |
Nhận biết các đơn thức đồng dạng. |
Tìm phân biệt hệ số và phần biến của đơn thức. |
Biết cách cộng trừ các đơn thức đồng dạng
|
Tính giá trị của biểu thức.
|
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Nội dung |
Đáp án |
- HS1: a) Thế nào là đơn thức ? (5 đ) b) Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức ? (5 đ) +x2y ; 9x2yz ;15,5 ; 1 - x3 - HS2: a)Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0 ? Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào ? (5 đ) b) Viết các đơn thức sau dưới dạng thu gọn, rồi tìm bậc của đơn thức thu được (5 đ) - xy2z (-3x2y)2 ; x2yz(2xy)2z |
a) SGK b) 9x2yz ;15,5
a) SGK b) - xy2z (-3x2y)2 = 2x5y4z bậc của đơn thức đó là 10 x2yz(2xy)2z = 2x4y3z2 bậc của đơn thức là 9. |
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
- Mục tiêu: Kích thích hs suy nghĩ về hai đơn thức có cùng phần biến
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK
- Sản phẩm: Đơn thức đồng dạng
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
?: Cho hai đơn thức: 3xy và -5xy, hai đơn thức này có gì giống nhau? ?: Hai đơn thức trên có phần biến giống nhau, thì hai đơn thức trên được gọi là gì? GV: Đó là hai đơn thức đồng dạng mà ta tìm hiểu trong bài hôm nay. |
Hai đơn thức trên có phần biến giống nhau -Dự đoán câu trả lời
|
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
|
- Hoạt động 2: Đơn thức đồng dạng. - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm hai đơn thức đồng dạng - Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp - Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm - Phương tiện: SGK - Sản phẩm: Khái niệm hai đơn thức đồng dạng |
||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Cho đơn thức : 3x2yz a) Hãy viết 3 đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho b) Viết đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho. - GV(giới thiệu) : Trường hợp (a) là các đơn thức đồng dạng, (b) không là đơn thức đồng dạng. - Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? - Lấy ví dụ 3 đơn thức đồng dạng ? - Nêu chú ý - Trả lời ?2 * HS trả lời, GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt kiến thức. |
1. Đơn thức đồng dạng :
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
Ví dụ : 2x3y2 ; -5x3y2 và x3y2 là những đơn thức đồng dạng Chú ý : Các số khác 0 được coi là đơn thức đồng dạng
|
|
Hoạt động 3: Cộng trừ các đơn thức đồng dạng. - Mục tiêu: HS biết cách cộng, trừ các đơn thức đồng dạng - Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp - Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi - Phương tiện: SGK - Sản phẩm: Thực hiện cộng trừ các đơn thức đồng dạng |
||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV: Nêu VD: Tính 2x +3x - GV: Ta thấy 2x và 3x là hai đơn thức đồng dạng và khi thực hiện ta áp dụng tính chất phân phối đã học để tính GV: Tương tự hãy tính: 2xy3 + (-5xy3)= ; 2x2y -14x2y= xy2 + (-2xy2) + 8xy2 = HS thực hiện và đọc kết quả. GV:Qua các VD trên Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ? GV:Cho HS vận dụng làm ?3 - Hãy tìm tổng của ba đơn thức : xy3 ; 5xy3; -7xy3 ? - Ba đơn thức trên có đồng dạng không ? vì sao? GV:Gọi 1HS lên tính tổng ba đơn thức trên * HS trả lời, GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt kiến thức. GV(chú ý cho HS) : Có thể không cần bước trung gian [1+5+ (-7)] xy3 để HS rèn luyện kỹ năng tính nhẩm |
2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng :
* Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. ?3 Ta có : xy3 + 5xy3 + (-7xy3) = [1+5+ (-7)] xy3 = - xy3
|
|
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Bài tập
- Mục tiêu: Củng cố và rèn kỹ năng cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK
- Sản phẩm: Làm bài 16, 17 sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Làm bài 16 sgk 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở. GV nhận xét đánh giá - Làm bài 17 sgk 2 HS lên bảng thực hiện hai cách, HS dưới lớp làm vào vở. GV nhận xét đánh giá GV (chốt lại) : Trước khi tính giá trị của biểu thức, ta nên thu gọn biểu thức đó bằng cách cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng (nếu có) rồi tính giá trị biểu thức
|
3. Bài tập Bài 16/35( SGK) (M3) - Đáp án: 155xy2 Bài 17/35( SGK) (M4) Cách 1 : x5y -x5y + x5y =.15.(-1)-.15.(-1)+15(-1) = -+-1 = +- = Cách 2 x5y -x5y + x5y = x5y = x5y = .15( -1) = - |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc định nghĩa, quy tắc cộng trừ các đơn thức đồng dạng
- BTVN: 19 ; 20 ; 21/36 ( SGK); 19 ; 20 ; 21 ; 22/12( SBT )
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Thế nào là hai đơn thức đồng dạng ? (M1)
Câu 2: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ? (M1)
Câu 3: Bài 16/35( SGK) (M3)
Câu 4: Bài 17/35( SGK) (M4)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU::
- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL làm chủ bản thân, NL hợp tác, NL suy luận.
- Năng lực chuyên biệt: NL cộng trừ các đơn thức đồng dạng
II. CHUẨN BỊ:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Luyện tập |
Nhận biết đơn thức đồng dạng. |
Tính giá trị của biểu thức. |
Cộng và trừ các đơn thức đồng dạng |
Tìm đơn thức thích hợp |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
Nội dung |
Đáp án |
a) Thế nào là đơn thức đồng dạng ? (2 đ) b) Muốn cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? (3 đ) Ap dụng: Tính tổng và hiệu các đơn thức sau: (6 đ) x2 + 5x2 + (-3x2) xyz - 5xyz - xyz |
a) SGK b) SGK Tính : x2 + 5x2 + (-3x2)= 3x2 xyz - 5xyz - xyz= -4,5xyz |
A. KHỞI ĐỘNG
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
- Hoạt động 1: Tính tổng và tích các đơn thức.
- Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện kỹ năng tính tổng, tích các đơn thức.
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, Giải quyết tình huống;
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước; máy tính bỏ túi.
- Sản phẩm: Lời giải bài 21, 22 sgk/36
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
* Yêu cầu: GV: Cho HS làm BT21, 22/36 SGK. * Yêu cầu: - Muốn cộng các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào?
- Muốn tính tích các đơn thức ta làm thế nào ? - Thế nào là bậc của đơn thức ? GV gọi 2HS lên bảng làm * HS trả lời, GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt kiến thức.
|
Bài 21/36(SGK): Tính tổng các đơn thức xyz2; xyz2 ; xyz2 Ta có: xyz2 + xyz2 + (xyz2) == xyz2 Bài 22/36 (SGK) : Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức nhận được: a) .(x4.x). (y4.y) = x5y3 . Có bậc là 8 b) -x2y.=.(x2.x).(y.y4) = x3y5 . Có bậc 8 là |
- Hoạt động 2: Tính giá trị của đơn thức
- Mục tiêu: HS tính được giá trị của biểu thức
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, Giải quyết tình huống; Làm việc cặp đôi
- Hình thức tổ chức: Cặp đôi
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước; máy tính bỏ túi.
- Sản phẩm: Lời giải bài 19 sgk/36
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
* Yêu cầu: GV: Cho HS làm BT 19/36 SGK - Muốn tính giá trị của một biểu thức ta làm thế nào ?
- Còn cách nào làm nhanh hơn không ? - GV: gọi 1HS trả lời cách 2. GV ghi bảng * HS trả lời, GV nhận xét đánh giá câu trả lời. * GV chốt lời giải |
Bài19 /36 (SGK) : Cách 1 : thay x = 0,5 ; y = -1 vào biểu thức : 16x2y5 - 2x3y2 ta được: 16(0,5)2.(-1)5- 2(0,5)3.(-1)2 = 16 . 0,25.(-1)-2.0,125.1 = - 4 - 0,25 = - 4,25 Cách 2 : 16x2y5 - 2x3y2 = 16...(-1)5-2...(-1)2 = 16 . .(-1) -2. . 1 = - 4 - = -= -4 |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 3: Tìm đơn thức thích hợp
- Mục tiêu: HS tìm được đơn thức thích hợp để đièn vào ô trống
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, Giải quyết tình huống; Làm việc nhóm
- Hình thức tổ chức: Nhóm
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước; máy tính bỏ túi.
- Sản phẩm: Lời giải bài 23 sgk/36
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
- GV: Gọi các nhóm lần lượt HS lên điền kết quả vào ô trống . - Lưu ý HS : câu d, e có thể có nhiều kết quả.
|
Bài23/36 SGK: a) 3x2y + 2x2y = 5x2y b) -5x2 -2x2 = -7x2 c) -8xy + 5xy = -3xy d) 3x5 + -4x5 + 2x5 = x5 e) 4x2z + 2x2z - x2z = 5x2z |
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các bài đã giải
- BTVN : 19 ; 20 ; 21 ; 22 ; 23 / 12; 13 (SBT)
- Xem nội dung bài học “Đa thức” cho tiết sau
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Thế nào là các đơn thức đồng dạng ? (M1)
Câu 2: Bài 19/36 sgk (M2)
Câu 3: Bài 21, 22 /36 (SGK) (M3)
Câu 4: Bài 23 / 36 (SGK) (M4)