Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10

Tải xuống 6 2.8 K 27

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 , tài liệu bao gồm 6 trang, tuyển chọn 54 bài tập trắc nghiệm nhóm halogen , giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học lớp 10 sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN HALOGEN

Câu 1: Trong các hợp chất, số oxi hoá phổ biến của các nguyên tố clo, brom, iot là:

A.   -1, 0, +2, +3, +5.       C. -1, 0, +1, +2, +7.         B.-1, +1 ,+3, +5, +7.            D. -1, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

Câu 2: Để tạo ra muối sắt (III) clorua, cần cho sắt tác dụng với:

          A. axit HCl.           B. dung dịch CuCl2         C. khí HCl.                                          D. khí Cl2.

Câu 3: Để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất:

   A. MnO2, dung dịch HCl loãng.                           C. dung dịch H2SO4 loãng và NaCl tinh thể.        

   B. KMnO4, dung dịch HCl đậm đặc.                    D. dung dịch H2SO4 đậm đặc, tinh thể NaCl.

Câu 4: Axit HCl phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây:

      A. Quỳ tím, Ca(OH)2, Zn, SO2, MnO2.              C. NO, AgNO3, CuO, Zn, quỳ tím.

      B. Cu, CuO, KOH, Br2, AgNO3.                                  D. AgNO3, Fe3O4, Ca(OH)2, Fe, quỳ tím.

Câu 5: Có dung dịch NaCl lẫn tạp chất là NaI, NaBr. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối ăn:

A. khí oxi.             B. khí flo                         C. khí HCl                       D. khí clo

Câu 6: Có các nhận xét sau đây

 1/  Tính oxi hóa tăng dần từ: F2, Cl2, Br2, I2 vì độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.

 2/  Trong dãy axit HF, HCl, HBr, HI: Từ trái sang phải, có tính axit tăng dần vì bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

 3/ Trong các phản ứng hóa học thì F2 chỉ luôn luôn thể hiện tính oxi hóa.

 4/ Tính khử tăng dần từ trái sang phải trong dãy các hiđro halozenua sau đây: HF, HCl, HBr, HI.

 5/ Có thể điều chế  HF, HCl, HI, HBr theo phương pháp sunfat (cho muối halozenua khan tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng).

 6/ Không dập tắt đám cháy có mặt khí F2 bằng nước.

 7/ Dùng lọ bằng thuỷ tinh hoặc lọ nhựa đựng dung dịch axit HF.

 8/ Khi mở nút lọ đựng dung dịch HCl đặc trong không khí ẩm thì thấy có khói bốc lên ở miệng lọ vì HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt dung dịch axit HCl.

 9/ Khí HCl khô làm giấy quỳ tím hóa đỏ.

10/ Sục một lượng nhỏ khí Cl2 vào nước máy để diệt khuẩn. Khả năng diệt khuẩn là do clo có tính oxihóa mạnh.

Những câu nhận xét không đúng

      A. 2; 3; 7; 8; 9.                 B. 1; 5; 7; 9; 10.      C. 2; 3; 6; 8; 9                              D. 1; 4; 5; 6; 10.

Câu 7: Có ba bình mất nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình:

     A. dung dịch brom, dung dịch iot.    B. dung dịch clo, hồ tinh bột.    C. dung dịch brom, hồ tinh bột. D. dung dịch clo, dung dịch iot.

Câu 8: Để tạo ra muối sắt (II) clorua, cần cho sắt tác dụng với:

     A. khí HCl.                 B. dung dịch HCl.           C. khí Cl2.                        D. dung dịch NaCl.

Câu 9: Để điều chế khí HCl , người ta có thể làm như sau:

A.   Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

B.    Cho NaCl rắn tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng hay cho Cl2 tác dụng với H2 có chiếu sáng.

C.    Cho KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 có mặt dung dịch H2SO4 đặc.

D.   A hoặc B, C.

Câu 10: Trong nước clo có chứa các chất:

    A. HCl, HClO.             B. HCl, HClO, Cl2.          C. HCl, Cl2.                     D. Cl2.

Câu 11: Có ba lọ đựng ba khí riêng biệt là clo, hiđro clorua và oxi. Có thể dùng một chất duy nhất để  nhận ra được cả ba khí là:

A. Giấy quỳ tím tẩm nước.            B. Dung dịch Ca(OH)2.          C. Dung dịch BaCl2.                   D. Dung dịch H2SO4.

Câu 12:  Nguyên tử của nguyên tố X có 17 electron ở các obitan p. Nguyên tố X là:      

A. F            B. Cl               C. Br                   D. I

Câu 13: Có các nhận xét sau đây

 1/ Khí HCl khô hoà tan được CaCO3.

 2/ Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH đun nóng thì thu được nước Giaven.

 3/ Sục một lượng nhỏ khí Cl2 vào nước máy để diệt khuẩn. Khả năng diệt khuẩn là do trong nước máy có mặt HClO có tính oxihóa mạnh.

 4/ Dung dịch HCl đặc là chất lỏng không màu, có mùi xốc, bốc khói trong không khí ẩm.

 5/ Tính phi kim của clo kém flo, nhưng lớn hơn của oxi.

 6/  Trong tự nhiên tồn tại hai đồng vị bền của clo là 35Cl và37Cl.

 7/  Các muối bạc halozenua đều không tan trong nước, không tan trong dung dịch axit.

 8/  Trong các phản ứng hoá học thì Cl2 chỉ thể hiện tính oxihóa.

 9/  Trong hợp chất thì flo chỉ có số oxihóa duy nhất là -1, còn clo, brom, iot có số oxihóa -1, +1, +3, +5, +7.

 10/ Cloruavôi được sử dụng nhiều hơn nước Giaven vì cloruavôi rẻ tiền, dễ vận chuyển, dễ bảo quản, có hàm lượng hipoclorit cao.

 Những nhận xét không đúng

          A. 1; 2; 5; 7; 8                          B. 2; 4; 6; 9; 10               B. 1; 3; 6; 8; 10               D. 4; 5; 7; 8; 9

Câu 14:  Trong các nhóm chất dưới đây, nhóm chất nào tác dụng được với CO2 của không khí

A. KClO3, NaClO. B. KClO3, CaOCl2.    C. NaClO, CaOCl2.     D. KClO3, NaClO, CaOCl2.

Câu 15: Khí CO2 có lẫn khí HCl, để loại bỏ khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai bình đựng các dung dịch nào sau đây

A. Na2CO3, NaCl            B. H2SO4 đặc, Na2CO3    C. NaHCO3, H2SO4 đặc  D. NaOH, H2SO4 đặc

Câu 16: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Số khối của X có giá trị là

           A. 75                              B. 80                      C. 82                                D. 70

Câu 17: Từ đá vôi, NaCl, nước điều chế clorua vôi thì số phản ứng tối thiểu xảy ra là

          A. 3                                B. 2                      C. 4                                D. 5

Cho các hỗn hợp khí sau: H2, Cl2 (1), Cl2, HBr (2), Cl2, O2 (3), Cl2, HF (4), Cl2, H2S (5). Dùng để lựa chọn phương án trả lời đúng cho các câu 18, 19, 20.

Câu 18 : Hỗn hợp khí luôn tồn tại ở mọi điều kiện

          A. 2; 3                                      B. 1; 3                            C. 4; 5                                      D. 3; 4

Câu 19 : Hỗn hợp khí chỉ tồn tại ở điều kiện nhất định

          A. 1                                B.3                       C.2                                 D. 4

Câu 20: Hỗn hợp khí không tồn tại ở mọi diều kiện

          A. 2; 5                                      B. 3; 4                            C. 1; 3                                      D. 2; 4

Câu 21: Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH  đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa

A. KCl, KClO, KOH.      B. KCl, KClO4, KOH.     C. KCl, KClO3, KOH.     D. KCl, KClO3, KClO4, KOH.

Câu 22: Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch

A. NaClO, NaCl, NaOH. B. NaClO3, NaCl, NaOH.         C. NaClO4, NaClO3, NaCl, NaOH.                   D. NaCl, NaClO4, NaCl.

Câu 23: Khi cho từng chất MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7 có cùng số gam tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thì chất cho lượng khí Cl2 nhiều nhất là

          A. MnO2.                       B. KMnO4.                     C. KClO3.                       D.  K2Cr2O7

Câu 24: Đun nóng 22,12 gam KMnO4 thu được 21,16 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HCl. Thể tích khí Cl2 (đktc) và số mol HCl đã phản ứng là

          A. 6,72 lít; 1mol.             B. 6,496 lít; 1 mol.          C. 6,272 lít; 1,24 mol.               D.5,6 lít; 0,86 mol

Câu 25: Dung dịch A có NaCl, NaBr, NaI. Cô cạn 20 ml dd A được 1,732 gam muối khan. Cho 20 ml đ A tác dụng với dung dịch Br2 dư, lắc kỹ, cô cạn được 1,685 gam muối khan. Sục từ từ khí Cl2 dư vào 20 ml dd A, cô cạn được 1,4625 gam muối khan. Nồng độ mol các muối NaCl, NaBr, NaI trong dd A lần lượt là

          A. 1,0; 0,2; 0,05.             B. 1,2; 0,05; 0,2              C. 0,05; 1,0; 0,2              D.0,05; 1,15; 0,25

Bài 26: Hỗn hợp A gồm Mg và Zn. Chia 4,04 gam A thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, cô cạn thu được 4,86 gam chất rắn khan. Phần 2 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl có nồng độ như ở thí nghiệm trên. Sau phản ứng, cô cạn thu được 5,57 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dd HCl, % khối lượng Mg trong A là

          A. 0,5M; 40%                          B. 0,4M; 35,64%            C. 0,4M; 50%                           D. 0,35M; 34,26%

Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là

A. 0,8 mol                        B. 0,08 mol                    C. 0,04 mol                      D. 0,4 mol.

Câu 28: Đốt 37,90 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Al trong bình đựng khí Cl2 thu được 59,20 gam hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được khí H2. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 này qua ống đựng 80,00 gam bột CuO dư nung nóng, thì khối lượng chất rắn trong ống còn là 72,00 gam. Thành phần % khối lượng của Zn và Al trong hỗn hợp lần lượt là

         A. 85,75%; 14,25%.             B. 16,34%; 83,66%.         C. 82,52%; 17,48%.                         D. 18,65%; 81,355.

Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 5,59 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 1,232 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được khối lượng muối khan là

          A. 7,345 gam.                 B. 6,195 gam.          C. 5,376 gam.                            D. 6,893 gam.

Câu 30:  Cho m gam sắt vào trong bình kín chứa khí Cl2, đốt nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem chất rắn thu được hòa tan vào nước dư thấy khối lượng chất rắn không tan là 1,00 gam. Cô cạn dung dịch được19,05 gam chất rắn khan. Vậy giá trị của m và thể tích  Cl2 (ở đktc) đã phản ứng là

A. 7,56 gam; 3,94 lít.      B. 7,65 gam; 34,48 lít.    C. 9,4 gam; 3,36 lít.                  D. 10,4 gam; 3,136 lít.

Bài 31: Cho 12,1g hỗn hợp hai kim loại A. B có trị (II) không đổi tác dụng với dd HCl tạo ra 0,2 mol H2. Hai kim loại đó là:

A. Ba và Cu                        B. Mg và Fe                        C. Mg và Zn                          D. Fe và Zn

Bài 32: Cho hỗn hợp hai muối ACO3 và BCO3 tan trong dd HCl vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí . a)Số mol HCl tiêu tốn hết là :

A. 0,20 mol                         B. 0,10 mol                       C.0,15 mol                             D. 0,40 mol

b) Số mol hỗn hợp hai muối p/ư là:

A. 0,20 mol                         B. 0,25 mol                       C.0,15 mol                             D. 0,40 mol

Bài 33: Cho 1,53 g hỗn hợp Mg, Fe, Zn. Vào dd HCl dư thấy thoát ra 4,48ml khí (ở đktc). Cô cạn hỗn hợp sau p/ư thì thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 2,95g                              B. 3,90g                            C. 2,24g                                 D.1,85g

Bài 34: Khi trộn lẫn 200 ml dd HCl 2M và 300 ml dd HCl ta thu được dd có nồng độ là :

A. 3,0mol/l                           B. 3,5mol/l                       C. 5,0mol/l                             D. kết quả khác

Bài 35: Để hoà tan hỗn hợp Zn và ZnO phảI dùng 100,8ml dd HCl 36,5% (D=1,19g/ml) thun được 0,4mol khí. Thành phần % về khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu lần lượt là:

A. 61,6% và 38,4%              B. 50,0% và 50,0%                C. 45,0% và 55,0%              D. 40,0% và 60,0%

Bài 36: Cho 10,00g dd HCl tác dụng với dd AgNO3 thì thu được 14,35g kết tủa. Nồng độ % của dd HCl p/ư là:

A.35,00%                          B. 50,00%                                C. 15,00%                           D. 36,50%

Bài 37: Cho 50,0g CaCO3 tác dụng vừa đủ với dd HCl 20,0% (D= 1,2g/ml). Khối lượng dd HCl đã dùng là:

A. 108,0g                       B. 100,0g                                    C. 182,5g                            D. 55,0g

Bài 38: Khí clo oxi hoá dd hiđro sumfua H2S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơI vàng và hiđroclorua. Để oxi hoá 1 lít H2S cần thể tích khí clo là    A. 1 lít                           B. 2lít                                        C. 0,5 lít                                 D. 0,25 lít

( Coi rằng hiệu suât p/ư dạt 100%).

Bài 39: Cần bao nhiêu gam KMnO4 Và bao nhiêu ml dd axit clohiđric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt tạo nên 32,5g       FeCl3?

A. 19,86g; 958 ml                B. 18,96g; 960 ml                   C. 18,86g; 720 ml                 D. 18,68g; 880 ml

Bài 30: Cho axit H2SO4 đặc tác dụng vừa đủ với 29,25g NaCl đun nóng. Khí thu được hoà tan vào 73g H2O. Nồng độ % dd thu được là:

A. 25%                       B. 20%                        C. 22%                             D. 23,5%. 

Bài 41: Hoà tan 2,24 lít hiđroclo rua (đktc) vào 46,35g nước thu được dd HCl có nồng độ là :

A. 7,3%                      B. 73%                        C. 67%                            D. 6,7%.

Bài 42: Hai dd axit HCl có nồng độ 10% và 3%. Để thu được dd HCl mới có nồng độ 5% thì phảI trộn chúng theo tỉ lệ khối lượng là:

A.2 : 3                        B.2 : 2                             C.2 : 5                                 D.3 : 2.

Bài 43: Khi trộn 200 ml dd HCl 2M  với 300 ml dd HCl 4M thu được dd mới có nồng độ là:

A. 3mol/l                   B. 2,7mol/l                     C. 3,2mol/l                         D. 3,5mol/l.

Bài 44: Trộn lẫn 150 ml dd HCl 10% (d=1,047) với 250 ml dd HCl 2M thì được dd sau cùng có D=1,038g/ml. Dd này có nồng độ % và nồng độ mol là:

A. 2,5mol/l; 12,5%           B. 2,325mol/l; 8,175%               C. 2,25mol/l; 9,215%          D. Kết quả khác   

Bài 45: Muốn hoà tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Zn, ZnO người ta phảI dùng 100,8 ml dd HCl 36,5%(D=1,19g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng Zn, ZnO trong hỗn hợp lần lượt là

A. 40,2%; 59,8%                B. 40,2%; 59,8%              C. 61,6%; 38,4%                 D. 72,15%; 27,85%

Bài 46: Khi cho 10,5g NaI vào 50ml dd nước Br2 0,5M, khối lượng NaBr thu được là:

A. 3,45g                  B. 4,67g                     C. 5,15g                     D. 8,75g

Bài 47: Cho 2,06g muối natri halogenua (A) tác dụng với dd AgNO3 đủ thu được kết tủa (B). Kết tủa này sau khi p/ư phân huỷ hoàn toàn cho 2,16g bạc. Muối A là:

A. NaCl                   B. NaBr                      C. NaI                       D. NaF                      

Bài 48: Để điều chế 1kg dd axits clohiđric có nồng độ 38%( hiệu suất p/ư là 80%), khối lượng CaF2 cần dùng là:

A. 1,1505kg                B. 1,1775kg                        C. 1,25kg                    D. 1,258kg

Bài 49: Hoà tan 4,25g một muối halogen của kim loại kiềm vào nước được 200ml dd A. Lấy 10ml dd A  cho p/ư với một lượng dư  dd AgNO3 thu được 0, 7175g kết tủa. Công thức muối đã dùng và nồng độ mol của dd A là:

A. NaBr; 0,5M             B. NaCl; 0,25M                    C. KCl; 0,25M               D. LiCl; 0,5M

Bài 50:  Hoà tan hoàn toàn 13g một kim loại hoá trị hai bằng dd HCl. Cô cạn dd sau p/ư được 27,2g muối khan. Kim loại đã dùng là :

A. Fe                             B. Zn                                    C. Mg                          D. Ba

Bài 51: Hoà tan hoàn toàn  một lượng kim loại hoá trị hai bằng dd HCl 14,6% vừa đủ thu được một dd muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là :

A. Fe                             B. Zn                                    C. Mg                          D. Ba

Bài 52: Cho 6,2 gam oxit kim loại hoá trị một tác dụng với nước dư được dd A  có tính kiềm. Chia A thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 95ml dd HCl 1M thấy dd sau p/ư làm xanh quỳ tím. Phần hai tác dụng với 55ml dd HCl 2M thấy dd sau p/ư làm đỏ quỳ tím. Công thức oxit kim loại đã dùng là:

A. Li2O                         B. Na2O                                C. K2O                         D.Rb2O

Bài 53: Hoà tan 3,96g hỗn hợp Mg và kim loại R (có khối lượng lớn hơn Mg) hoá trị III VàO 300 ml dd HCl 2M. Để trung hoà hết axit dư cần 180ml dd NaOH 1M. Kim loại R và thàn phần % khối lượng của nó trong hỗn hợp là :

A. Al; 78,7%                B. Al; 81,82%                      C. Cr; 80,25%                D. Cr;79,76%

Bài 54: Clo hoá hoàn toàn 1,96g kim loại A được 5,6875g muối clorua tương ứng. Để hoà tan vừa đủ 4,6g hỗn hợp mỗi kim loại A và một oxit của nò cần dùng 80ml dd HCl 2M, còn nếu cho luồng H2 dư đI qua 4,6g hỗn hợp trên thì sau p/ư thu được 3,64g chất rắn X. Công thức của oxit kim loại A là :

A. ZnO                         B. Fe2O3                               C. FeO                           D. Fe3O4

Xem thêm
Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Tuyển chọn 54 câu trắc nghiệm Halogen lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống