Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về nhóm halogen có đáp án, chọn lọc môn hóa học lớp 10, tài liệu bao gồm 10 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CHƯƠNG HALOGEN
Dạng 1: Hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng.
Câu 1: Viết PTHH của các phản ứng trong sơ đồ biến đổi sau (ghi đầy đủ điều kiện phản ứng)
                                                    Nước Gia - ven    
  (2)
NaCl   Cl2  HClO  HCl   AgCl  Ag
Câu 2: Viết phương trình hoá học của phản ứng thực hiện dãy biến hoá :
NaCl  HCl  Cl2  KClO3  KCl  Cl2  CaOCl2
Câu 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng thực hiện các biến đổi dưới đây và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) :
a)    HCl  Cl2  FeCl3  NaCl  HCl  CuCl2  AgCl
KClO  HClO  Cl2
b)    KCl  Cl2
KClO3  KClO  AgCl
Câu 4: Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng:
a)    FeCl2 + Cl2  FeCl3
b)    Cl2 + SO2 + H2O  HCl + H2SO4.
c)    KOH + Cl2  KCl + KClO3 + H2O
d)    Ca(OH)2 + Cl2  Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.
Câu 5: Cân bằng phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá - khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ ra vai trò của các chất tham gia phản ứng.
a)    KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
b)    HNO3 + HCl  NO + Cl2 + H2O
Dạng 2: Bài toán kim loại tác dụng với Halogen (thường xét phản ứng với Clo)
PP giải: - Hầu hết kim loại phản ứng với Cl2  (trừ Au, Pt) tạo muối clorua của kim loại có hóa trị cao nhất.
-    Viết PTPƯ, tính toán theo PT. Có thể sử dụng: PP bảo toàn khối lượng để giải.
Ví dụ 1: Cho m gam sắt tác dụng hoàn toàn với 6,72 lít Cl2 (đktc). Tính m.
Giải:
 PTPƯ: 
                                                  2Fe + 3Cl2                            2FeCl3
Ta có: nCl2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
Theo PTPƯ: nFe = 2/3. nCl2 = 0,2 mol.
Khối lượng Fe thu được là: mFe = 0,2.56 = 11,20 gam.
Ví dụ 2: Cho m gam kẽm tác dụng hoàn toàn với 4,48 lít Cl2 (đktc). Tính m.
gợi ý mở rộng bài toán: Đề bài có thể cho V khí halogen, yêu cầu tính khối lượng kim loại đã phản ứng, tính khối lượng muối thu được. Và ngược lại, có thể cho khối lượng kim loại, tính V khí halogen, tính khối lượng muối… Có thể mở rộng với hỗn hợp kim loại tác dụng với halogen.

Ví dụ 3: Đốt cháy một kim loại trong bình đựng Cl2 thu được 40,8 gam muối clorua, nhận thấy thể tích khí Cl2 trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Xác định kim loại trên.
Giải
Gọi kim loại phản ứng là R, có hóa trị n
Ta có: nCl2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
PTPƯ:  
                            2R + nCl2                      2RCln   
                 Ta có: nRCln = 0,6/n
MRCln = 40,8: (0,6/n) = 68n = R+ 35,5n    R = 32,5n
n      1                    2         3
R     32,5(L)         65         97,5 (L)
Vậy kim loại cần tìm là: Zn
Ví dụ 4: Đốt cháy một kim loại trong bình đựng Cl2 thu được 4,75 gam muối clorua, nhận thấy thể tích khí Cl2 trong bình giảm 1,12 lít (đktc). Xác định kim loại trên.
Dạng 3: Halogen tác dụng với dung dịch kiềm
Khi Cl2 tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH) ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao sản phẩm thu được là khác nhau.
Nhiệt độ thường:
       Cl2+ 2NaOH                  NaCl+ NaClO+ H2O
Nhiệt độ cao:
       3Cl2+ 6NaOH                  5NaCl+ NaClO3 + 3H2O

Ví dụ 5: Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là bao nhiêu?
Giải:
            Cl2+ 2NaOH                  NaCl+ NaClO+ H2O
Ta có: nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol.
nNaOH = 2nCl2 = 0,1 mol.
Do đó:
VNaOH = n/CM = 0,1/1 = 0,1 lít.
Ví dụ 6: Cho 6,72 lít khí clo (ở đktc) đi qua 0,4 lít dung dịch KOH ở 1000C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,9 gam KCl. Tính nồng độ dung dịch KOH trên. 
Dạng 4: Tính axit của HX (HCl, HBr)
-Bài toán: Kim loại tác dụng với axit HCl (chỉ có kim loại đứng trước H trong dãy HĐHH phản ứng giải phóng H2 )
- Bài toán dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch axit (phản ứng trung hòa)
- Bài toán: Oxit kim loại tác dụng với axit HCl
PP giải: Dùng PP bảo toàn khối lượng hoặc PP tăng giảm khối lượng.
-Bài toán: Muối cacbonat tác dụng với axit HCl
Ví dụ 1: Ngâm một lá kim loại có khối lượng có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl, sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Tìm kim loại.
Giải:
Ta có:
               mkl = 50 gam
Khối lượng lá kim loại giảm chính là lượng kim loại đã bị hòa tan. Do đó khối lượng kim loại phản ứng là:
                        (1.68/100)x50 = 0,84 gam.
Gọi kim loại cần tìm là R, có hóa trị n.
Ta có: nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 mol.
PTPƯ:  
                            2R + 2nHCl                      2RCln   + nH2
                 Ta có: nRCln = 0,3/n
MR = 0,84: (0,3/n) = 28n 
n      1                    2         3
R     28(L)         56        84 (L)
Vậy kim loại cần tìm là: Fe

Ví dụ 2: Ngâm một lá kim loại có khối lượng có khối lượng 10,8 gam trong dung dịch HCl, sau khi thu được 3,36  lít khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 25%. Tìm kim loại.
1. Khi kim loại tác dụng với axit, đề bài có thể cho biết 
+ Khối lượng kim loại, hỏi (V, mmuối )
+ Thể tích khí, hỏi (mkim loại, mmuối )
+ Khối lượng muối, hỏi (mkim loại, V)
2. Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit, các dạng hỏi tương tự với trường hợp 1 kim loại ở trên.
Tuy nhiên các em có thể sử dụng PP giải nhanh như: bảo toàn khối lượng để đơn giản cách tính toán
                                       mmuối clorua = mkim loại + mgốc axit Cl-  
                                                            trong đó mgốc Cl- = 35,5.nCl- = 71.nH2

Ví dụ 3: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 7,0g. Tính khối lượng Al, Mg.
Giải:
Ta có: mdd tăng  = mkim loại  - mH2 
<=>  7,0 = 7,8 - mH2
mH2 = 0,8g. Suy ra nH2 = 0,8/2 = 0,4 mol.
Gọi số mol ban đầu của Al và Mg lần lượt là x mol, y mol. 
Khi cho Al và Mg vào dung dịch HCl dư thì cả hai kim loại đều phản ứng theo PTPƯ sau:
                            2 Al            +           6HCl                  2AlCl3        +            3 H2
                              x mol                                                                             1,5x mol
                             Mg          +          2HCl                     MgCl2    +             H2
                             y mol                                                                                y mol
Theo bài ra ta có hệ phương trình:

       27x + 24y = 7,8         =>   x = 0,2
        1,5x + y  = 0,4                 y = 0,1
Vậy khối lượng của Al là: 27.x= 27.0,2 = 5,4 gam
        Khối lượng của Mg là: 24y = 24.0,1 = 2,4 gam.
Ví dụ 4: Cho 20g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 40,5 g    B. 45,5 g    C. 55,5 g    C. 65,5 g.
Ví dụ 5: Cho 1,53 gam hỗn hợp bột Mg, Zn và Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
Giải:
          Ba kim loại Mg, Zn, Fe khi cho vào dd HCl dư thì đều tác dụng tạo muối clorua và giải phóng khí H2 , nên chất rắn thu được sau cô cạn chính là muối clorua.
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:     mmuối clorua = mkim loại + mgốc axit Cl-  
                                                  mmuối clorua = mkim loại + 71.nH2 =   1,53 + 0,02.71 = 2,95g.
Vậy khối lượng chất rắn thu được có khối lượng là 2,52g.
Ví dụ 6:   Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 27,2 gam muối khan. Tìm kim loại đã dùng.
Giải: 
 Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
                                                    mmuối clorua = mkim loại + mgốc axit Cl-  
                                                  27,2 = 13  + 71.nH2  =>    nH2 = 0,2 mol = nkim loại
Mkim loại = m/n = 13/0,2 = 65. (Zn)
Vậy kim loại cần tìm là Zn.
Ví dụ 7: Hoà tan hoàn toàn 13,7 gam kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 20,8 gam muối khan. Tìm kim loại đã dùng.
Ví dụ 8: Trung hòa hoàn toàn 3,04g hỗn hợp hiđroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng dung dịch HCl thu được 4,15g các muối clorua. Tìm hiđroxit của hai kim loại kiềm đó.
Giải:
Kim loại kiềm là kim loại nhóm IA. Do đó hiđroxit của hai kim loại kiềm đó có dạng: ROH
PTPƯ:                  ROH + HCl                        RCl + H2O
                              1mol                                   1mol      => khối lượng tăng 35,5-17 = 18,5g
                             0,06 mol                                                  khối lượng tăng 4,15-3,04 = 1,11g
MROH = m/n = 3,04/0,06 = 50,67       MR = 33,67
              Na  (M = 23) <   MR = 33,67 < K (M = 39)
Vậy 2 hiđroxit cần tìm là NaOH và KOH.
Ví dụ 9: Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 cần vừa đủ V lít HCl 0,5 M. Tính V.
Giải:
Ta có nFe3O4 = 2,32/232 = 0,01 mol. 
PTPƯ:    Fe3O4     +  8 HCl                 FeCl2 +   2FeCl3 +  4H2O
            0,01 mol        0,08 mol
VHCl = n/CM = 0,08/0,5 = 0,16 (l)
Vậy V HCl cần dùng là 0,16 lít

Ví dụ 10: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,4 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m.
Giải:
Ta có sơ đồ phản ứng:
Fe                FeCl2                      Fe(OH)2
Fe2O3                   FeCl3                      Fe(OH)3                               Fe2O3
Theo định luật bảo toàn nguyên tố đối với Fe, ta có:
                                                        nFe trước = nFe sau
                                                nFe  + 2nFe2O3 trước    = 2nFe2O3 sau
                                                0,2 + 0,4.2 = 2.nFe2O3 sau
                                                nFe2O3 sau        = 0,5 mol
    MFe2O3 sau = 0,5.160 = 80 gam.
Vậy khối lượng chất rắn thu được là 80g.
Ví dụ 11: Đốt cháy a gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 46 gam hỗn hợp rắn X gồm 4 oxit kim loại. Để hoà tan hết hỗn hợp X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Vậy giá trị của a là bao nhiêu và tính khối lượng muối thu được.
Giải:
Ta có sơ đồ phản ứng
  Mg                        MgO                            MgCl2
  Zn                         ZnO                             ZnCl2
  Cu                         CuO                             CuCl2
Nhận thấy:
1 O2-            2Cl-    
1mol               2mol    => khối lượng tăng 71-16 = 55 gam
 0,25mol         0,5mol => khối lượng tăng (0,5.55)/2 = 13,75gam
Do đó khối lượng muối thu được là: mmuối clorua  = 46 + 13,75 = 59,75 gam.
                      moxit = mkim loại  + moxi (trong oxit)
                 46 = a + 0,25.16     => a = 42 gam.
               Vậy a = 42 gam,  mmuối clorua = 59,75 gam.
Ví dụ 12: Cho hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí.  Tính số mol HCl cần dùng.
Giải:
Muối cacbonat tác dụng với axit HCl tạo ra khí CO2.
Gọi công thức chung của 2 muối trên là: RCO3
                 PTPƯ:    RCO3    +     2HCl              RCl2    + CO2  + H2O
                                            0,2mol                     0,2mol 
Vậy số mol HCl cần dùng là: 0,2mol.
Ví dụ 13: Hoà tan 30g hỗn hợp 2 muối Cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IA bằng axit HCl thu được 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch A. Tổng hợp lượng 2 muối clorua trong dung dịch thu được ?
Giải:
Muối cacbonat tác dụng với axit HCl tạo ra khí CO2. Ta có VCO2 = 8,96 lít (đktc) => nCO2 = 0,4mol.
Gọi công thức chung của 2 muối trên là: R2CO3

                 PTPƯ:    R2CO3    +     2HCl              2RCl    + CO2  + H2O
                                 1mol                                    2mol     1mol         khối lượng tăng 11gam
                                                                               0,4mol          khối lượng tăng 4,4gam
Do đó, khối lượng muối clorua thu được là: mmuối clorua  = mmuối cacbonat + mtăng
                                                                                         = 30 + 4,4 = 34,4gam.
Vậy muối thu được là: 34,4 gam.
Ví dụ 14: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp13,0 g hai muối K2CO3 và Na2CO3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu?
Đáp án: 1,41g    
Dạng 5: Điều chế Halogen
Ví dụ 15: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được (đktc)?
Giải:
Ta có: nKMnO4  = 15,8/158 = 0,1 mol.
PTPƯ:
     2KMnO4      +    16HCl              2MnCl2     +     5Cl2   + 2KCl     +      8H2O
     0,1mol                                                                0,25 mol
           Thể tích khí Clo thu được là:  VCl2 = 0,25. 22,4 = 5,6 lít.
 Vậy VCl2 = 5,6 lít.
Ví dụ 16: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit clohiđric đậm đặc sinh ra V lít khí clo. Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị ?
Giải:
    Ta có nMnO2  = 8,7/87 = 0,1 mol. Hiệu suất 85% thì số mol MnO2 phản ứng là 0,85.0,1 = 0,085mol
PTPƯ:
     MnO2      +    4HCl                     MnCl2     +     Cl2   + 2H2O
     0,085mol                                                           0,085 mol
           Thể tích khí Clo thu được là:  VCl2 = 0,085. 22,4 = 1,904 lít.
 Vậy VCl2 = 1,904 lít.
Dạng 6: Bài tập về muối halogenua.
NỘI DUNG BÀI TẬP BỔ SUNG (ÔN LUYỆN)
Câu 1: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần trong dãy halogen
A. Cl > Br > F > I    B. Br > Cl > F > I          C. I > Br > Cl > F    D. F > Cl > Br > I
Câu 2: Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5?
A. Nhóm IVA.                    B. Nhóm VA            C. Nhóm VIA    D. Nhóm VIIA.
Câu 3: Các nguyên tử halogen đều có
A. 3e ở lớp electron ngoài cùng.    B. 5e ở lớp electron ngoài cùng.
C. 7e ở lớp electron ngoài cùng.    D. 8e ở lớp electron ngoài cùng.
Câu 4: Trong các halogen, clo là nguyên tố 
A.    Có độ âm điện lớn nhất
B.    Có tính phi kim mạnh nhất
C.    Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.
D.    Có số ôxi hoá - 1 trong mọi hợp chất.
Câu 5: Phát biểu đúng là:
A.    Tất cả các halogen đều ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
B.    Tất cả các halogen đều có công thức phân tử dạng X2
C.    Tất cả các halogen đều là chất khí ở điều kiện thường
D.    Tính oxi hoá của các đơn chất halogen tăng dần từ flo đến iot.
Câu 6: Trong các tính chất sau, những tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen ?
A. Phân tử gồm hai nguyên tử     B. Ở nhiệt độ thường, chất ở thể rắn 
C. Có tính oxi hoá         D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 7: Theo trật tự HF, HCl, HBr, HI thì
    A. Tính axit tăng, tính khử giảm                B. Tính axit giảm, tính khử tăng
    C. Tính axit giảm, tính khử giảm        D. Tính axit tăng, tính khử tăng
Câu 8: Chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Flo    B. Clo    C. Brom    D. Iot
Câu 9: Trong các đơn chất dưới đây, đơn chất nào không thể hiện tính khử
A.  Cl2    B. F2    C. Br2    D. I2.
Câu 10: Cấu hình electron đúng của ion Cl- là:
A. 1s22s22p63s23p4;        B. 1s22s22p63s23p5;
C. 1s22s22p63s23p6;        D. 1s22s22p63s23p64s1.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
A.    Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.          
B.    Có số oxi hoá - 1 trong mọi hợp chất.         
C.    C.Tạo ra hợp chất liên kết cộng hoá trị có cực với hiđro.
D.    D.Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 12 . Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là
A. ns2             B. ns2np3         C. ns2np4                D. ns2np5
Câu 13.Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là 
A. flo             B. clo             C. brom         D. iot
Câu 14. Có 7e ở lớp ngoài cùng, hóa tính đặc trưng của halogen là 
A. tính khử mạnh, dễ nhường 1e.         B. tính khử mạnh, dễ nhận 1e. 
C. tính oxi hóa mạnh, dễ nhận 1e.         D. tính oxi hóa mạnh, dễ nhường 1e.
Câu 15. Trong hợp chất, clo có thể có những số oxi hóa nào ? 
A. -1, 0, +1, +5     B. -1, 0, +1, +7     C. -1, +3, +5, +7     D. -1, +1, +3, +5, +7
Câu 16. Chọn halogen có phản ứng mạnh nhất với H2    
                        A. Cl2         B. F2         C. Br2         D. I2
Câu 17. Trong phản ứng: Cl2 + H2O  HCl + HClO, khí clo thể hiện tính 
A. oxi hóa         B. khử             C. khử và oxi hóa     D. axit
Câu 18. Chọn kim loại phản ứng với clo hoặc dung dịch HCl cho cùng một muối 
A. Ag             B. Cu             C. Fe             D. Ca
Câu 19. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ? 
A. NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3         B. HCl + AgNO3   AgCl + HNO3 
C. 2HCl + Cu   CuCl2 + H2             D. 2HCl + FeS   FeCl2 + H2S
Câu 20. Nhận xét nào đúng về tính oxi hóa – khử của halogen ? 
A. Clo, brom và iot chỉ có tính oxi hóa mạnh. 
B. Tính khử giảm dần theo thứ tự clo, brom, iot. 
C. Tính oxi hóa tăng dần theo thự tự là flo, clo, brom, iot. 
D. Flo chỉ có tính oxi hóa, còn clo, brom, iot có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 21. Axit halogenhidric nào có thể ăn mòn thủy tinh?    
            A. HF         B. HCl         C. HBr         D.HI
Câu 22. Chọn câu đúng 
A. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+. 
             B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+. 
C. Có thể nhận biết ion Cl-, F-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3. 
D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.
Câu 23: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl:
A. Fe2O3, KMnO4, Cu        B. Fe, CuO, Ba(OH)2.
C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2    D. AgNO3, đậm đặc, MgCO3, BaSO4.
Câu 24: Thành phần hoá học của nước clo là
A. HClO, HCl, Cl2, H2O                                B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
C. CaOCl2, CaCl2, Ca(OH)2, H2O.    D. HCl, KCl, KClO3, H2O.
Câu 25: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây ?
A. HCl, HClO, H2O                                   B. NaCl, NaClO, H2O           
C. NaCl, NaClO3, H2O                              D. NaCl, NaClO4, H2O.

Xem thêm
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 9)
Trang 9
Lý thuyết, bài tập về nhóm Halogen có đáp án, chọn lọc (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống