Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất

Tải xuống 6 2.8 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất theo mẫu Giáo án  môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 BÀI 22: CLO

Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Thư

I.                  Mục tiêu

1.     Kiến thức:

- HS nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế clo trong PTN, trong công nghiệp.

- HS trình bày được tính chất hóa học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh (tác dụng với kim loại, hidro), clo còn thể hiện tính khử.

- HS giải thích được nguyên nhân gây tính oxi hóa mạnh của clo.

2.     Kĩ năng:

 - Học sinh viết được phương trình phản ứng hóa học của clo tác dụng với                        chất, hợp chất khác.

           -  Học sinh rèn luyện nâng cao kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả.

3.     Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động, có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo.

     - HS ý thức được tầm quan trọng của clo trong đời sống và trong công nghiệp.

- HS biết được Cl2 là khí độc, có ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu hít phải. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

4.     Năng lực hướng tới:

- Năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực tư duy logic.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

II.               Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

-         Phương pháp hợp tác.

-         Sử dụng phiếu hóa học.

III.           Chuẩn bị

1.     Giáo viên

- Giáo án.

- Phiếu bài tập.

- Bảng nhóm.

2.     Học sinh

 Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

IV.             Tiến trình dạy học

1.     Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (2 phút)

2.     Hoạt động 1: đặt vấn đề (1 phút)

a)    Mục tiêu: gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh tham gia kiến thức mới.

b)    Cách thức tiền hành:

GV: Trong chiến tranh thế giới lần thứ 1, phát xít Đức đã dùng khí clo để giết người hàng loạt. Vậy tại sao phát xít Đức lại dùng khí clo làm vũ khí hóa học? Clo có tính chất vật lí, tính chất hóa học như thế nào? Người ta thường điều chế clo như thế nào?

Bài học hôm nay sẽ giúp cả lớp trả lời được những câu hỏi trên.

3.     Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất vật lí của Clo (5p)

a)     Mục tiêu: Trình bày tính chất vật lý của clo

b)    PP và KTDH: sử dụng phương tiện trực quan

c)     Hoạt động cụ thể:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học Sinh

Nội dung

- GV: Dựa vào kiến thức đã học trong bài trước các em hãy cho cô biết tính chất vật lý của clo?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tính tỉ khối của clo so với không khí và rút ra nhận xét.

- Tổng kết, khẳng định lại câu trả lời.

- Dựa vào kiến thức đã học, một bạn cho cô biết tại sao clo lại tan nhiều trong các dung môi hữu cơ?

 

- Trả lời

- Lắng nghe

- Quan sát, rút ra ý kiến và phát biểu

- Lắng nghe, ghi chép

 

 

 

 

- Ở điều kiện thường, clo là khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc. Tan trong nước, nó cũng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol, …

- Khí clo nặng gấp 2,5 lần không khí.

- Do clo là chất không phân cực, dung môi hữu cơ là các chất không phân cực nên chúng tan nhiều trong nhau.

 

 

 

Sản phẩm đạt được: Học sinh trình bày được tính chất vật lý của clo.

4.     Hoạt động 3: nghiên cứu về tính chất hóa học của Clo.

a)    Mục tiêu:

                         + HS nêu được tính chất đặc trưng của clo là tính OXH.

                         + Chứng minh được tính OXH của clo.

                         + Viết được các PTPU và áp dụng làm các bài tập liên quan.

                         + Hoạt động và làm việc nhóm tích cực.

b)    Phương pháp và kĩ thuật:

+ Đàm thoại tái hiện.

+ Dạy học hợp tác.

c)     Cách thức tiến hành:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10-12 HS

- Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập và yêu cầu các nhóm thảo luận rồi trình bày trên bảng nhóm trong 10p.

- Sau khi các nhóm hoàn thành phiếu bài tập, giáo viên yêu cầu một nhóm trình bày và đưa ra ý kiến thảo luận.

Lưu ý: Nếu kim loại có nhiều mức oxi hóa thì sẽ bị oxi hóa lên mức cao nhất.

- HS chia lớp thành các nhóm, nhận phiếu bài tập và làm bài tập cá nhân.

- Hết thời gian làm việc cá nhân, HS thảo luận nhóm và đưa ra kết quả.

- HS trình bày sản phẩm.

 

 

 

- Các số oxi hóa của clo: -1, 0, +1, +3, +5, +7

- Tính chất hóa học cơ bản nhất của clo là tính oxi hóa.

1. Tác dụng với kim loại tạo muối Clorua.

2Na+Cl2  → 2NaCl

Fe + Cl2 → FeCl3

Cu + Cl2 → CuCl2

à clo thể hiện tính OXH

2. Tác dụng với hidro sinh ra khí hidroc clorua

H2 + Cl2 → 2HCl

àClo thể hiện tính OXH

3. Tác dụng với nước:

Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO

àTrong phản ứng này clo vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.

Sản phẩm dự kiến HS đạt được: hoàn thành phiếu bài tập và viết được các PTHH.

5.     Hoạt động 4: tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế khí Clo

a)    Mục tiêu:

- Trình bày được trạng thái tự nhiên của clo.

- Trình bày được cách điều chế khí clo trong PTN và trong CN.

b)    Phương pháp và kĩ thuật: Phương pháp đàm thoại.

c)     Cách thức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra:

1. Nhắc lại thế nào là đồng vị? Clo có mấy đồng vị bền?

2. Vì sao trong tự nhiên clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất và chủ yếu là ở dạng hợp chất nào?

- GV đưa ra nguyên tắc điều chế khí Clo trong PTN và yêu cầu HS viết các phản ứng minh họa.

- GV: diễn giải quy trình thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hỏi HS trong chương trình lớp 9 các em đã học về bài clo, các em hãy cho biết trong công nghiệp Clo được điều chế bằng cách nào?

- Tại sao khi điện phân người ta phải dùng màng ngăn

-Yêu cầu HS viết PTPU.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

-Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl.

- Trong tự nhiên, Clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

 

 

1. Trong phòng thí nghiệm 

Nguyên tắc: HCl đặc tác dụng với các chất oxi hoá mạnh (MnO2, KMnO4, KClO3, PbO2…) → Cl2

Ví dụ:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2 + 3H2O

4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O

6.     Trong công nghiệp:

Trong công nghiệp: Điện phân dung dịch bão hòa muối ăn.

2NaCl  + 2H2O  →               2NaOH + Cl2 + H2

+ Bên anot thu được khí Clo.

+ Bên catot thu được khí Hidro.

 

   - Sản phẩm HS đạt được:

+ HS giải thích được vai trò của các hóa chất trong quá trình điều chế khí clo khô.

+ HS dựa vào tính chất hóa học của clo để giải thích tại sao không nên để clo ẩm và biện pháp tránh khỏi điều này.

7.     Hoạt động vận dung, tìm tòi và mở rộng. (3 phút)

a)    Mục tiêu: Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

b)    Phương pháp hoạt động : GV chia lớp thành các cặp đôi, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, internet…)  để tìm hiểu về các ứng dựng của clo

c)      Sản phẩm: Bài viết của các nhóm.

d)     Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày vào đầu giờ tiết sau.

V.               Rút kinh nghiệm

 

 

 

Phiếu học tập.

 

1.      Hãy kể tên các số oxi hóa của nguyên tố Clo?

           …………………………………………………………………………………..

2.     Từ cấu hình electron của Clo, em hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của Clo. Tính chất hóa học của Clo thể hiện qua những phản ứng hóa học nào?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3.     Hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây và hãy cho biết vai trò của Clo ( chất oxh hay chất khử) trong từng phản ứng.

1.     Cl2 + Na →…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………

2.     Cl2 + Fe →…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………

3.     Cl2 + H2→……………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………

4.     Cl2  + H2O ↔………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa học 10 bài 25 Clo mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống