Giáo án Bất phương trình bậc nhất một ẩn (2023) - Toán 8

Tải xuống 4 2.8 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Bất phương trình bậc nhất một ẩn (2022) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Giáo án Toán 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là BPT bậc nhất 1 ẩn, biết áp ụng từng quy tắc biến đổi BPT để giải BPT.

- Biết áp dụng quy tắc biến đổi BPT để giải thích sự tương đương của BPT.

2. Kỹ năng:

- HS biết cách rèn luyện kỹ năng giải BPT.

3. Thái độ:

- Tích cực, tự giác, hợp tác.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề:  HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

- Năng lực tính toán:  HS biết tính toán cho phù hợp.

- Năng lực hợp tác:  HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.

- Chứng minhh các bất đẳng thức đơn giản

- Tính toán giải BPT.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, bảng phụ ghi ?1 tr43-SGK, ví dụ 2 tr44-SGK.

2. Học sinh:

- Ôn tập lại các phép biến đổi tương đương của PT.

C. Phương pháp

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...

D. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Viết và biểu diễn tập nghiệm trên trục số của mỗi phương trình sau:

+ Häc sinh 1:  x ≤ 4; x ≥ 1

+ Häc sinh 2:  x  >  -3; x  <  5

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi bảng

1. KHỞI ĐỘNG

- Để hiểu thế nào là BPT bậc nhất 1 ẩn, biết áp dụng từng quy tắc biến đổi BPT để giải BPT.

- Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi BPT để giải thích sự tương đương của BPT.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa. (9 phút).

- Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng như thế nào?

- Nếu thay dấu “=” bởi dấu “ > ”, “ < ”, “≤”, “≥” thì lúc này ta được bất phương trình.

- Hãy định nghĩa bất phương trình bậc nhất một ẩn.

- Treo bảng phụ ?1 và cho học sinh thực hiện.

- Vì sao 0x + 5 > 0 không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

- Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax+b = 0 (a ≠ 0)

- HS: Nêu định nghĩa như SGK

- Đọc và thực hiện ?1

0x+5 > 0 không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn, vì a = 0

1. Định nghĩa.

Bất phương trình dạng ax +b < 0 (hoặc ax + b  >  0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0), trong đó a và b là hai số đã cho, a ≠ 0, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

?1 Các bất phương trình bậc nhất một ẩn là:

a) 2x-3 < 0;         

c) 5x-150

Hoạt động 3: Hai quy tắc biến đổi bất phương trình. (19 phút).

- Nhắc lại hai quy tắc biến đổi phương trình.

- Tương tự, hãy phát biểu quy tắc chuyển vế trong bất phương trình?

- Ví dụ:  x-5 < 18 ⇔ x < 18 ?....

⇔ x < ...

- Treo bảng phụ ?2 và cho học sinh thực hiện.

- Nhận xét, sửa sai.

- Hãy nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.

- Hãy phát biểu quy tắc nhân với một số.

- Treo bảng phụ giới thiệu ví dụ 3, 4 cho học sinh hiểu.

- Treo bảng phụ ?3

- Câu a) ta nhân hai vế của bất phương trình với số nào?

- Câu b) ta nhân hai vế của bất phương trình với số nào?

- Khi nhân hai vế của bất phương trình với số âm ta phải làm gì?

- Hãy hoàn thành lời giải

- Nhận xét, sửa sai.

- Treo bảng phụ ?4

- Hai bất phương trình gọi là tương đương khi nào?

- Vậy để giải thích sự tương đương ta phải làm gì?

- Nhận xét, sửa sai.

- Lắng nghe.

- Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu hạng tử đó.

⇔ x < 18 + 5

⇔ x <  23

- Đọc và thực hiện ?2

- Lắng nghe, ghi bài.

- Nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân đã học.

- Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:  

+ Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương;

+ Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

- Quan sát, lắng nghe.

- Đọc yêu cầu ?3

- Câu a) ta nhân hai vế của bất phương trình với số Giáo án Toán 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn mới nhất

- Câu b) ta nhân hai vế của bất phương trình với số Giáo án Toán 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn mới nhất

- Khi nhân hai vế của bất phương trình với số âm ta phải đổi chiều bất phương trình.

- Thực hiện

- Lắng nghe, ghi bài.

- Đọc yêu cầu ?4

- Hai bất phương trình gọi là tương đương khi chúng có cùng tập  nghiệm.

- Tìm tập nghiệp của chúng rồi kết luận.

- Lắng nghe, ghi bài.

2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình.

a) Quy tắc chuyển vế:

(SGK)

Ví dụ 1:  (SGK)

Ví dụ 2:  (SGK)

?2a)  x + 12  >  21

⇔ x  >  21 – 12 ⇔ x  >  9

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x / x  >  9}

b)  - 2x  >  - 3x - 5

⇔ -2x + 3x   >  - 5 ⇔ x  >  - 5

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x / x  >  -5}

b) Quy tắc nhân với một số.

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:  

- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương;

- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

Ví dụ 3:  (SGK)

Ví dụ 4:  (SGK)

Giáo án Toán 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn mới nhất

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x / x  <  12}

Giáo án Toán 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn mới nhất

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x / x  >  -9}

?4 Giải thích sự tương đương:

⇔ x + 3 < 7 x - 2 < 2

Ta có:   x + 3 < 7 ⇔ x < 4

              x - 2 < 2 ⇔ x < 4

Vậy hai bất phương trình trên tương đương với nhau vì có cùng tập nghiệp.

3. LUYỆN TẬP

Bài tập 19 trang 47 SGK.

- Nhận xét, sửa sai.

- Đọc và thực hiện.

- Lắng nghe, ghi bài.

Bài tập 19 trang 47 SGK.

a) x - 5 > 3 ⇔ x > 3 + 5 ⇔ x > 8

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x / x  >  6}

b) x - 2x < -2x + 4 ⇔ x < 4

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x / x  <  4}

4. VẬN DỤNG

Hãy nhắc lại tính chất về liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, tính chất về liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.

* Làm bài tập phần vận dụng

 

5. MỞ RỘNG

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao.

Làm bài tập phần mở rộng.

 

V. Hướng dẫn học ở nhà:  (3 phút)

- Các quy tắc biến đổi bất phương trình.

- Xem lại bài tập đã giải (nội dung, phương pháp)

- Giải các bài tập 25, 28, 29, 31, 32 trang 47 SGK.

- Tiết sau luyện tập (mang theo máy tính bỏ túi).

Xem thêm
Giáo án Bất phương trình bậc nhất một ẩn (2023) - Toán 8 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Bất phương trình bậc nhất một ẩn (2023) - Toán 8 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Bất phương trình bậc nhất một ẩn (2023) - Toán 8 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Bất phương trình bậc nhất một ẩn (2023) - Toán 8 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống