Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 38: Giáo án Sinh học 8 Bài tiết và cấu tạo hệ Giáo án Sinh học 8 Bài tiết nước tiểu mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNGVII: BÀI TIẾT
TIẾT 40: BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Ngày soạn: 11/01/2019
Ngày dạy | Tiết | lớp | Ghi chú |
16/01/2019 | 40 | 8 |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó đối với cơ thể sống.
- Biết được các hoạt động bài tiết của cơ thể.
- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước, tổ, nhóm, lớp.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai
trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết.
2. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, Quan sát, phân tích, liên
hệ thực tế.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
Trực quan, vấn đáp, tìm tòi, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Đèn chiếu, phim trong cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Hàng ngày chúng ta thải ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? Thực chất của
hoạt động bài tiết là gì?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (16 phút) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: ? Các sản phẩm bài tiết phát sinh từ đâu? - Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ các hoạt động đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (Các chất thuốc, các ion,...) ? Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? - HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung, - GV kết luận và ghi bảng |
I. Bài tiết. - Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường. - Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu,...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. - Các sản phẩm thải chủ yếu là: + Hệ hô hấp thải CO2 + Da thải mồ hôi. + Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu. II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Đáp án: 1- d; 2 - a |
? Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò chủ yếu? (Thận thải 90%, da 10%) * Hoạt động 2: (17 phút) - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H.38.1, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập trắc nghiệm ở lệnh trang 123, 124 SGK. - Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bày trước lớp. Lớp trao đổi thống nhất ý kiến. ? Hệ bài tiết gồm những bộ phận nào? + HS tự rút ra kết luận ? Bộ phận nào quan trọng nhất? Tại sao? - Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
3- d; 4 – d - Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm phần vỏ, phân tủy với hai triệu đơn vị chức năng cùng các ống góp và bể thận. - Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận có nhiệm vụ lọc máu để tạo thành nước tiểu. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - Vận dụng: (5 phút)
? Trong cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu cơ quan nào là quan trọng nhất? Vì sao?
4. hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
? Hàng ngày con người ăn nhiều thức ăn, nếu không được thải loại ra ngoài thì điều
gì sẽ xảy ra? Nếu thận bị suy giảm thì người đó có hiện tượng gì?
- Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc bài 39.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................