Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất

Tải xuống 10 1.5 K 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 35: ÔN TẬP
Ngày soạn: 05/12/2019

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
13/12/2019 3 8 HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức: Qua bài học nắm được
- Các kiến thức cơ bản về cơ thể người, sự vận động của cơ thể, tuần hoàn máu.
b) Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
c) Về thái độ:
- Có thái độ học tập đúng đắn.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực Tự học, quan sát nghiên cứu, giải quyết vấn đề,
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Chuẩn bị nội dung trong các bảng.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, kẻ các bảng 35.1 - 6.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Nhằm hệ thống lại toàn bộ các kiến thức đã học, hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại
những kiến thức đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (20 phút) I. Hệ thống hóa kiến thức.

 

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hoàn
thành một bảng từ 35.1 đến 35.3
HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận nhóm hoàn thành
bảng vào giấy trong.
GV chiếu đáp án của các nhóm cho cả lớp trao đổi,
bổ sung, GV chiếu lần lượt đáp án của hoạt động.
HS độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi, trình bày trước
lớp.
GV yêu cầu toàn lớp trao đổi bổ sung, hoàn thiện
đáp án.
Hs thảo luận nhóm-> đại diện trình bày
GV chốt lại và đưa ra kiến thức chuẩn
* Kết luận: Nội dung các
bảng phần phụ lục
2. Câu hỏi ôn tập
*Kết luận:
Nội dung kiến thức trong
chương trình đã học

Bảng 35. 1: Khái quát về cơ thể người

Cấp độ tổ
chức
Đặc điểm đặc trưng
Cấu tạo Vai trò
Tế bào - Gồm: màng, tế bào chất với
các bào quan chủ yếu (ti thể,
lưới nội chất, bộ máy Gôngi..)
và nhân.
- Là đơn vị cấu tạo và chức
năng của cơ thể.
- Tập hợp các tế bào chuyên hoá
có cấu trúc giống nhau.
- Tham gia cấu tạo nên các cơ
quan.
Cơ quan - Được cấu tạo nên bởi các mô
khác nhau.
- Tham gia cấu tạo và thực hiện
chức năng nhất định của hệ cơ
quan.
Hệ cơ quan - Gồm các cơ quan có mối quan
hệ về chức năng.
- Thực hiện chức năng nhất
định của cơ thể.

Bảng 35. 2: Sự vận động của cơ thể

Hệ cơ
quan thực
hiện vận
động
Đặc điểm cấu tạo
đặc trưng
Chức năng Vai trò chung
Bộ xương - Gồm nhiều xương liên
kết với nhau qua các
khớp.
- Có tính chất cứng rắn và
đàn hồi.
Tạo bộ khung cơ thể
+ Bảo vệ
+ Nơi bám của cơ
- Giúp cơ thể
hoạt động để
thích ứng với
môi trường.
Hệ cơ - Tế bào cơ dài
- Có khả năng co dãn
- Cơ co dãn giúp cơ quan
hoạt động.

Bảng 35. 3: Tuần hoàn máu

Cơ quan Đặc điểm cấu tạo
đặc trưng
Chức năng Vai trò chung
Tim - Có van nhĩ thất
và van động
mạch.
- Co bóp theo chu
kì gồm 3 pha.
- Bơm máu liên tục
theo 1 chiều từ tâm nhĩ
vào tâm thất và từ tâm
thất vào động mạch.
- Giúp máu tuần hoàn
liên tục theo 1 chiều
trong cơ thể, mước mô
cũng liên tục được đổi
mới, bạch huyết cũng
liên tục được lưu thông.
Hệ mạch - Gồm động
mạch, mao mạch
và tĩnh mạch.
- Dẫn máu từ tim đi
khắp cơ thể và từ khắp
cơ thể về tim.

Bảng 35. 4: Hô hấp

Các giai đoạn chủ
yếu trong hô hấp
Cơ chế Vai trò
Riêng Chung
Thở Hoạt động phối
hợp của lồng
ngực và các cơ
hô hấp.
Giúp không khí trong
phổi thường xuyên đổi
mới.
Cung cấp oxi
cho các tế
bào cơ thể và
thải khí

 

Trao đổi khí
ở phổi
- Các khí (O2;
CO
2) khuếch tán
từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có
nồng độ thấp.
- Tăng nồng độ O2
giảm nồng độ khí CO
2
trong máu.
cacbonic ra
ngoài cơ thể.
Trao đổi khí
ở tế bào
- Cung cấp O2 cho tế bào
và nhận CO
2 do tế bào
thải ra.

Bảng 35. 5: Tiêu hoá

Cơ quan thực hiện
Hoạt động Loại chất
Khoang
miệng
Thực
quản
Dạ
dày
Ruột
non
Ruột
già
Tiêu hoá Gluxit
Lipit
Prôtêin
x x x x x
Hấp thụ Đường
Axit béo và glixêrin
Axit amin
x x x

Bảng 35.6: Trao đổi chất và chuyển hóa

Các quá trình Đặc điểm Vai trò
Trao
đổi chất
Ở cấp độ
cơ thể
- Lấy các chất cầc thiết cho cơ thể từ
môi trường ngoài
- Thải các chất cặn bã, thừa ra môi
trường ngoài
Là cơ sở cho quá
trình chuyển hóa
Ở cấp độ tế
bào
- Lấy các chất cầc thiết cho cơ thể từ
môi trường trong
- Thải các sản phẩm phân hủy vào môi
trường trong
Đồng hóa - Tổng hợp các chất đặc trưng cho cơ
thể

 

Chuyển
hóa ở tế
bào
- Tích lũy năng lượng Là cơ sở cho
hoạt động sống
của cơ thể
Dị hóa - Phân giải các chất của tế bào
- Giải phóng năng lượng cho các hoạt
động sống của tế bào và cơ thể

- HS lần lượt đại diện các nhóm điền đáp án đúng vào bảng
- HS khác theo dõi và nhận xét
- Gv đưa đáp án đúng
* Hoạt động 2: (18 phút)
GV trả lời các câu hỏi:
? Trong phạm vi kiến thức các em đã học hãy chứng minh tế bào là một đơn vị cấu
trúc và chức năng của cơ thể sống?
? Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học?
? Các hệ tuần hòan, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết đã tham gia vào hoạt động trao đổi
chất và chuyển hóa như thế nào?
Câu hỏi ôn tập
Câu 1:
Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và chức năng của của các loại mô?
Câu 2:
Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ và các biện pháp chống mỏi cơ?
Câu 3:
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ chất dinh
dưỡng? Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh
dưỡng nào được hấp thụ ở ruột non?
Câu 4:
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào. Nêu chức năng của các thành phần cấu
tạo máu? Người có nhóm máu B truyền được cho người có nhóm máu A không? Tại
sao
Câu 5:

Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống
bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống
bụi?
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài và hoàn thiện nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị để giờ sau kiểm tra học kì I.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019
- 2020
Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Ngày soạn: 12/12/2019

Ngày kiểm tra Tiết Lớp Ghi chú
16/12/2019 3 8 HS Vắng:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa mô. Kể được các loại mô và chức năng của chúng.
- Phân biệt các thành phấn của máu. Chức năng các thành phần cấu tạo máu
- Trình bày nguyên nhân sự mỏi cơ; các biện pháp chống mỏi cơ .
- Giải thích được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
- Nêu được tác dụng của mỗi hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản trong tiêu hoá ở dạ dày và ở ruột non
b) Kĩ năng:
- HS có kĩ năng trình bày, phân tích, tư duy trừu tượng, khái quát hoá.
c) Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận, nghiêm túc trong thi cử.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Tự giải quyết vấn đề, so sánh, liên hệ, phân tích.
I. Hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra: Tự luận.
II. Xây dựng ma trận đề kiểm tra:
- Phù hợp với chuẩn đánh giá, mục tiêu, chương trình và đối tượng học sinh.

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Chủ đề 1:
Khái quát về
cơ thể người
- Định nghĩa mô.
Kể được các loại
mô và chức năng
của chúng
Giải thích
được tế bào là
đơn vị chức
năng của cơ
thể
TSĐ: 2,5
(Tỉ lệ: 25%)
1 câu
1,5đ
(15%)
1 câu
1,0đ
(10%)
Chủ đề 2
Vận động
( 6 tiết)
- Hiểu được
nguyên nhân
sự mỏi cơ và
các biện pháp
chống mỏi cơ
TSĐ: 1,0đ
(Tỉ lệ: 10%)
1,0 đ
(10%)
Chủ đề 3
Tuần hoàn
(7 tiêt)
- Nêu được cấu
tạo và chức năng
các thành phần
của máu
TSĐ: 1,5đ
(Tỉ lệ: 15%)
1 câu
1,5đ

 

(15%)
Chủ đề 4
Hô hấp
(4 tiêt)
Hiểu được
khái niệm hô
hấp, các giai
đoạn hô hấp và
ý nghĩa của
nó.
TSĐ: 2,0đ
(Tỉ lệ: 20%)
0,5 câu
2,0đ
(20%)
Chủ đề 5
Tiêu hoá
(7 tiêt)
Nêu được tác
dụng của mỗi
hoạt động tham
gia biến đổi thức
ăn ở khoang
miệng
Phân biệt
được sự
khác nhau
cơ bản
trong tiêu
hoá ở dạ
dày và ở
ruột non
TSĐ: 3,0đ
(Tỉ lệ: 30%)
0,5 câu
1,0đ
(10%)
1 câu
2,0đ
(20%)
Tổng số câu: 6
Tổng số điểm:
10 = 100%
2,5 câu
4 điểm = 40%
1,5 câu
3 điểm = 30%
1câu
2,0đ = 20%
1 câu
1 điểm = 10%

III. Viết đề kiểm tra từ ma trận:
                                                                                            ĐỀ BÀI
Câu 1
(1,5 điểm):
Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và chức năng của của các loại mô?
Câu 2: (1,0 điểm):
Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ và các biện pháp chống mỏi cơ?
Câu 3: (2,0 điểm).
Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Hô hấp có liên quan như thế nào
đến các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) Sự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và ở ruột non có điểm khác nhau cơ bản nào?
b) Mỗi hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng có tác dụng cụ thể
như thế nào?
Câu 5: (1,5 điểm)
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào. Nêu chức năng của các thành phần cấu
tạo máu?
Câu 6: (1,0 điểm)
Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
V. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm

Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(1,5đ)
* Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau,
đảm nhận chức năng nhất định.
- Mô biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.
- Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
- Mô cơ có chức năng co dãn
- Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích,...
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(1,0đ)
* Nguyên nhân của sự mỏi cơ: là hiện tượng cơ làm việc nặng
và lâu, biên độ co cơ giảm dần và ngưng hẳn, lượng oxi cung cấp
cho cơ thiếu, năng lượng cung cấp ít, sản phẩm tạo ra axitlactic
đầu độc cơ.
* Các biện pháp chống mỏi cơ là hít thở sâu, xoa bóp, cấn có thời
gian nghỉ ngơi, học tập, lao động hợp lí.
0,5đ
0,5đ
- Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí các
bon nic ra ngoài cơ thể.
0,5đ

 

Câu 3
(2,0đ)
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí
ở tế bào.
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá
các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng (ATP) cần cho mọi hoạt động
sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ
thể.
0,5đ
1,0đ
Câu 4
(3,0đ)
a) Điểm khác cơ bản giữa tiêu hoá ở dạ dày và ở ruột non là:
b ) Tác dụng:
- Sự tiết nước bọt làm ướt và mềm thức ăn.
- Hoạt động nhai làm mềm và nhuyễn thức ăn.
- Đảo trộn thức ăn làm thức ăn thấm đẫm nước bọt.
- Tạo viên thức ăn thuận lợi cho nuốt.
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt làm biến đổi một
phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ

Tiêu hoá ở dạ dày Tiêu hoá ở ruột non
- Biến đổi lí học là cơ bản
(Thức ăn được nghiền nhỏ
thấm đều dịch vị...)
- Biến đổi hoá học chỉ là bước
đầu không đáng kể (chỉ có
Prôtêin biến đổi từ dạng chuỗi
dài thành dạng chuỗi ngắn)
- Biến đổi lí học là không đáng
kể (tạo lực đẩy thức ăn và trộn
thức ăn với dịch tiêu hoá)
- Biến đổi hoá học là cơ bản
(Tất cả các chất trong thức ăn
đều được biến đổi thành chất
đơn giản cơ thể sử dụng được)
2,0
1,0
Câu 6
(1,0đ)
Mọi hoạt động sống của cơ thể như phản ứng trước các kích thích
của môi trường, trao đổi chất, lớn lên, vận động , sinh sản,... đều
bắt đầu từ hoạt động sống của tế bào, do đó tế bào là đơn vị chức
năng của cơ thể.
1,0đ

IV. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
- Đề đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phù
hợp với chuẩn đánh giá, mục tiêu, chương trình và đối tượng học sinh.

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 8 Ôn tập học kì 1 mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống