Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán 5 Chương 3 Bài 95: Chu vi hình tròn. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 5. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Chương 3 Bài 95: Chu vi hình tròn. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 5 Bài 95: Chu vi hình tròn
A. Bài tập Chu vi hình tròn
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
Chu vi tròn có đường kính 25dm là dm.
Chu vi hình tròn đó là:
25 × 3,14 = 78,5 (dm)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 78,5.
Câu 2: Đường kính của hình tròn có chu vi C = 15,7cm là:
A. 2,5cm
B. 3,5cm
C. 5cm
D. 10cm
Đường kính của hình tròn đó là:
15,7 : 3,14 = 5 (cm)
Đáp số: 5cm.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
Bán kính của hình tròn có chu vi C = 50,24m là m.
Bán kính của đường tròn đó là:
50,24 : 3,14 : 2 = 8 (m)
Đáp số: 8m.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 8.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bánh xe ô tô có đường kính là 0,6m.
Chu vi bánh xe đó là m.
Chu vi bánh xe đó là:
0,6 × 3,14 = 1,884m
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1,884.
Câu 5: Đường kính của bánh xe là 7dm. Hỏi bánh xe lăn trên mặt đất được bao nhiêu vòng để đi được quãng đường dài 439,6m?
A. 20 vòng
B. 100 vòng
C. 150 vòng
D. 200 vòng
Đổi 439,6m = 4396dm
Chu vi của bánh xe đó là:
7 × 3,14 = 21,98 (dm)
Để đi được quãng đường dài 439,6m, bánh xe lăn trên mặt đất số vòng là:
4396 : 21,98 = 200 (vòng)
Đáp số: 200 vòng
Câu 6: Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Trong một hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính. Vậy phát biểu đã cho là đúng.
Câu 7: Cho hình tròn tâm O có bán kính là r và đương kính d. Công thức tính chu vi hình tròn tâm O là:
A. C = d × 3,14
B. C = r × 2 × 3,14
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hình tròn tâm O có bán kính là r và đường kính là d thì chu vi hình tròn tâm O là:
C = d × 3,14 hoặc C = r × 2 × 3,14
Vậy cả A và B đều đúng.
Câu 8: Cho hình vẽ như bên dưới:
Hãy chọn phát biểu đúng nhất:
A. OA, OB, OC là bán kính
B. OA = OB = OC
C. AB là đường kính
D. Cả A, B, C đều đúng
Quan sát hình vẽ thấy:
- Các điểm A,B,C đều nằm trên đường tròn nên OA, OB, OC là bán kính.
- Tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau nên OA = OB = OC.
- Đoạn thẳng AB nối hai điểm A, B của đường tròn và đi qua tâm O nên AB là đường kính của hình tròn.
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Tính chu vi hình tròn có bán kính là 5cm.
A. 1,57cm
B. 3,14cm
C. 15,7cm
D. 31,4cm
Chu vi hình tròn đó là:
5 × 2 × 3,14 = 31,4 (cm)
Câu 10: Cho nửa hình tròn H như hình vẽ, đường kính hình tròn là 12cm.
Chu vi hình H là:
A. 18,84cm
B. 30,84cm
C. 37,68cm
D. 49,68cm
Chu vi hình tròn tâm O là:
12 × 3,14 = 37,68 (cm)
Nửa chu vi của hình tròn tâm O là:
37,68 : 2 = 1,84 (cm)
Chu vi hình H là:
18,84 + 12 = 30,84 (cm)
Đáp số: 30,84cm.
Câu 11: Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình tròn có bán kính bằng 2cm, hình tròn lớn có bán kính là 5cm.
Vậy hiệu giữa chu vi hình tròn lớn và chu vi hình tròn nhỏ là cm.
Chu vi hình tròn nhỏ là:
2 × 2 × 3,14 = 12,56 (cm)
Chu vi hình tròn lớn là:
5 × 2 × 3,14= 31,4 (cm)
Chu vi hình tròn lớn hơn chu vi hình tròn nhỏ số xăng-ti-mét là:
31,4 − 12,56 = 18,84 (cm)
Vậy hiệu giữa chu vi hình tròn lớn và chu vi hình tròn nhỏ là 18,84cm.
Đáp số đúng điền vào ô trống là 18,84cm.
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Vân đi một vòng xung quanh một cái hồ hình tròn và đếm hết 942 bước. Mỗi bước chân của Vân dài 4dm. Hỏi đường kính của hồ bằng bao nhiêu mét? Biết Vân đi sáy mép hồ.
Câu 2: Bánh xe be scuar một máy kéo có bán kính 0,6m. Bánh xe lớn của máy kéo đó có bán kính 1,2m. Vậy khi bánh xe bé lăn được 20 vòng thì bánh xe lớn lăn được ? vòng.
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho hình tròn nhỏ có bán kính bằng bán kính hình tròn lớn. Hỏi chu vi hình tròn lớn gấp bao nhiêu lần chu vi tròn nhỏ?
Câu 2:
Cho hai hình tròn có tổng chu vi là 52,8dm. Bán kính hình tròn nhỏ bằng bán kính hình tròn lớn.
Vậy chu vi của hình tròn lớn là dm, chu vi của hình tròn nhỏ là dm.
B. Lý thuyết Chu vi hình tròn
1. Chu vi hình tròn
Quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số3,14.
C = d x 3,14
(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).
Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số3,14.
C = r x 2 x 3,14
(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn).
2. Các dạng bài tập
Dạng 1: Tính chu vi khi biết đường kính
Phương pháp: Áp dụng công thức: C = d x 3,14
(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).
Ví dụ. Tính chu vi hình tròn có đường kính là 8cm.
Bài giải
Chu vi hình tròn là:
8 x 3,14 = 25,12 (cm)
Đáp số: 25,12cm
Dạng 2: Tính chu vi khi biết bán kính
Phương pháp: Áp dụng công thức: C = r x 2 x 3,14
(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn)
Ví dụ. Tính chu vi hình tròn có bán kính là 3cm.
Bài giải
Chu vi hình tròn là:
3 x 2 x 3,14 = 18,84 (cm)
Đáp số: 18,84cm
Dạng 3: Tính đường kính khi biết chu vi
Phương pháp: Từ công thức tính chu vi C = d x 3,14, ta có thể tính đường kính theo công thức:
d = C : 3,14
Dạng 4: Tính bán kính khi biết chu vi
Phương pháp: Từ công thức tính chu vi C = r x 2 x 3,14, ta có thể tính bán kính theo công thức:
r = C : 3,14 : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14.
Ví dụ. Tính bán kính hình tròn khi biết chu vi của hình tròn bằng 12.56 cm.
Bài giải
Bán kính của hình tròn là:
12,56 : 3,14 : 2 = 2 (cm)
Đáp số: 2cm
Dạng 5: Toán có lời văn
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.
Ví dụ. Vân đi một vòng xung quanh một cái hồ hình tròn và đếm được 942 bước. Mỗi bước chân của Vân dài 4dm. Tính bán kính của hồ, biết rằng Vân đi sát mép hồ.
Bài giải
Độ dài quãng đường mà Vân đã đi là:
4 × 942 = 3768 (dm)
Chu vi của cái hồ đó là: 3768dm
Đường kính của cái hồ đó là:
3768 : 3,14 = 1200 (dm)
Đổi: 1200dm = 120m
Đáp số: 120m