Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Ôn tập HKI mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh 6
Tiết 33:
Ngày soạn:18/12/2016
Ngày dạy:…………….
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức về tế bào thực vật, rễ, thân, lá về cấu tạo
và chức năng, khái niệm sinh sản sinh dưỡng.
2. Kĩ năng: tư duy, tổng hợp.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời: - Trình bày đặc điểm chung của thực vật? - Cơ thể thực vật có hoa có những cơ quan chính nào? Chức năng của các cơ quan? |
+ Nhớ lại kiến thức cũ trả lời: * Đặc điểm chung của thực vật: - Tự tổng hợp chất hữu cơ. - Phần lớn không có khả năng di chuyển. - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. * Cơ thể thực vật có hoa có 2 cơ quan chính: - Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá nuôi dưỡng cây. - Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt duy trì, phát triển nòi giống. |
Hoạt động 2: Chương I: Tế bào thực vật
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giáo án Sinh 6
Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào? + Mô là gì? + Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? |
Trả lời câu hỏi: + Tế bào thực vật gồm: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và không bào. + Mô là nhóm tế bào có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng. + Tế bào mô phân sinh có khả năng phân chia. Quá trình phân bào: hình thành hai nhân, chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con |
Hoạt động 3: Chương II: Rễ
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Nêu câu hỏi: + Có mấy loại rễ, nêu đặc điểm các loại rễ? + Rễ có mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền? + Nêu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ? |
Trả lời câu hỏi: + 2 loại rễ: - Rễ cọc: 1 rễ cái và nhiều rễ con. - Rễ chùm: nhiều rễ con mọc từ gốc của thân dài bằng nhau, tỏa thành chùm - Rễ có 4 miền: * Miền trưởng thành dẫn truyền * Miền hút hút nước và muối khoáng. * Miền sinh trưởng rễ dài ra. * Miền chóp rễ che chở đầu rễ. + Miền hút gồm: - Vỏ: * Biểu bì, lông hút. * Thịt vỏ: chuyển các chất đến trụ giữa. - Trụ giữa: * Bó mạch: vận chuyển các chất. * Ruột: chứa chất dự trữ. |
Giáo án Sinh 6
+ Nhu cầu nước và muối khoáng như thế nào đối với các loại cây? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? + Có mấy loại rễ biến dạng? Nêu chức năng của từng loại? |
+ Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau ở từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong từng giai đoạn sống. + Thời tiết, khí hậu, các loại đất. + Rễ biến dạng: - Rễ củ: chứa chất dinh dưỡng dự trữ dùng cho cây khi ra hoa, kết quả. - Rễ móc: bám vào trụ giúp cây leo lên. - Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí. - Giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ. |
Hoạt động 4: Chương III:Thân
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||
+ Thân cây gồm những bộ phận nào? + Có mấy loại thân? Cho ví dụ? + Nêu cấu tạo trong của thân non? Chức năng? + So sánh cấu tạo trong của thân và rễ? |
+ Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. + Có 3 loại thân: - Thân đứng: thân gỗ (thông), thân cột (dừa), thân cỏ (hoa hồng). - Thân leo: tua cuốn (đậu hà lan), thân quấn (bìm bìm). - Thân bò: rau má. + Thân gồm: - Vỏ: biểu bì, thịt vỏ. - Trụ giữa: bó mạch, ruột. + So sánh: - Giống nhau: đều gồm 2 phần là vỏ và trụ giữa - Khác nhau:
|
Giáo án Sinh 6
+ Thân cây to ra do đâu? + Có mấy loại thân biến dạng? Cho ví dụ? |
+ Nhờ tầng phát sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ + Có 3 loại thân biến dạng: - Thân củ: trên mặt đất (su hào), dưới đất (khoai tây)... - Thân rễ: dong riềng, rễ tranh... - Thân mọng nước: xương rồng... |
Hoạt động 5: Chương IV: Lá
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
+ Nêu đặc điểm bên ngoài của lá? Cách xếp lá trên cây có ý nghĩa gì? + Trình bày cấu tạo trong và chức năng của phiến lá? + Quang hợp là gì? Viết sơ đồ. |
+ Phiến lá dạng bản rộng dẹp, màu lục hứng ánh sáng, nhận nhiều ánh sáng (mọc đối, mọc cách, mọc vòng). + Cấu tạo trong của phiến lá: - Biểu bì: trong suốt, vách dày bảo vệ, giúp ánh sáng xuyên qua. Mặt dưới có nhiều lỗ khí trao đổi khí, thoát hơi nước. - Thịt lá: tế bào có nhiều lục lạp Nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí. - Gân lá: gồm các bó mạchvận chuyển các chất + Quang hợp: cây nhờ có diệp lục sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột và nhả ra khí ôxi. Sơ đồ: (không khí) ánh sáng (lá) |
Giáo án Sinh 6
+ Những điều kiện nào ảnh hưởng đến quang hợp? + Nêu khái niệm hô hấp? Viết sơ đồ? + So sánh 2 quá trình quang hợp, hô hấp? + Để góp phần nâng cao năng suất cây trồng chúng ta cần phải làm gì? + Có mấy loại lá biến dạng, chức năng? |
Nước + Khí CO2 Tinh bột + Ôxi (Rễ hút từ đất) Chất diệp lục (nhả ra ngoài) + Ánh sáng, nước, hàm lượng khí CO2, nhiệt độ + Hô hấp: cây lấy ôxi để phân giải các chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây và thải ra khí CO2 và hơi nước. Sơ đồ: Ôxi + Chất hữu cơ năg lượng+ khí CO2 + hơi nước + So sánh:
cho hạt mới gieo nảy mầm, rễ hô hấp tốt. + Các loại lá biến dạng: - Lá biến thành gai giảm sự thoát hơi nước. - Lá biến thành tay móc (gai móc), tua cuốn cây leo lên. - Lá biến thành vảy bảo vệ chồi, lá dự trữ. - Lá bắt mồi bắt mồi và tiêu hóa sâu bọ. |
3. Dặn dò: Xem lại các bài tập đã làm, học kĩ bài chuẩn bị thi học kì I
Giáo án Sinh 6
Tiết 34:
Ngày soạn:
Ngày dạy:...................
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức của HS từ bài 1- 29.
- Thấy được ưu, nhược điểm về tiếp thu kiến thức của HS, đánh giá năng lực nhận thức, ý thức
học tập của HS giúp GV phân loại HS.
- Phát huy tính tự giác, thật thà của HS.
II. Ma trận và đề kiểm tra:
Theo đề chung của trường
Giáo án Sinh 6
II. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
1.Tế bào thực vật (2 tiết) |
Kể được các bộ phận của tế bào thực vật |
|||
10% 1đ 0.5câu |
100% 1đ 0.5 câu |
|||
2. Rễ (4 tiết) |
Nhận biết các loại rễ biến dạng |
Phân biệt được: -Rễ cọc. -Rễ chùm. |
Giáo án Sinh 6
Cho VD | ||||
20% 2đ 1.5câu |
50% 1đ 0.5 câu |
50% 1đ 1 câu |
||
3. Thân (6 tiết) |
Nêu được cấu tạo ngoài của thân |
Giải thích được bấm ngọn, tỉa cành |
||
35% 3.5đ 1câu |
57% 2.0đ 0.5 câu |
43% 1.5đ 0.5 câu |
||
4. Lá (7 tiết) |
Mô tả đúng thí nghiệm lá cây sử dụng khí CO2 để chế tạo tinh bột |
Viết đúng sơ đồ quang hợp |
||
35% 3.5đ 1câu |
57% 2.0đ 0.5 câu |
43% 1.5đ 0.5 câu |
||
100% 10đ Tổng :4 câu |
40% 4đ 1.5 câu |
20% 2đ 0.5 câu |
25% 2.5đ 1.5 câu |
15% 1.5đ 0.5 câu |
III. Đề thi:
Câu 1: (2điểm)
a. Kể tên các bộ phận của tế bào thực vật ?
b. Có những loại rễ biến dạng nào?
Giáo án Sinh 6
Câu 2: (1điểm)
Phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa?
Câu 3: (3.5điểm)
a. Trình bày cấu tạo ngoài của thân?
b. Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành, những cây ăn
quả thường bấm ngọn?
Câu 4: (3.5điểm)
a. Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic trong quá trình chế tạo tinh
bột?
b. Viết sơ đồ quá trình quang hợp
IV. ĐÁP ÁN và THANG ĐIỂM
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1 2.0đ |
a. Các bộ phận của tế bào thực vật : - Vách tế bào - Màng sinh chất - Chất tế bào - Nhân. - Một số thành phần khác: không bào, lục lạp... b. Có những loại rễ biến dạng : Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút |
1.0 1.0 |
Câu 2 1.0đ |
- Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con Cho đúng ví dụ - Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân và tạo thành chùm Cho đúng ví dụ |
0.25 0.25 0.25 0.25 |
Giáo án Sinh 6
Câu 3 3.5đ |
a. Cấu tạo ngoài của thân: + Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. + Chồi nách có 2 loại là chồi hoa và chồi lá. + Chồi hoa mang các mầm hoa sẽ phát triển thành hoa. + Chồi lá mang mầm lá sẽ phát triển thành cành mang lá. b. Giải thích: + Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây. + Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao. |
0.5 0.5 0.5 0.5 0.75 0.75 |
Câu 4 3.5đ |
a. Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng CO2 trong quá trình chế tạo tinh bột + Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết. + Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. + Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí Cácboníc của không khí trong chuông. + Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông A có màu vàng nhạt, lá của chuông B có màu xanh tím. b. Viết sơ đồ quá trình quang hợp. Ánh sáng Nước + CO2 Tinh bột + O2 |
0.5 0.5 0.5 0.5 1.5 |
Giáo án Sinh 6
(Rễ hút từ đất) (Lá lấy từ KK) Diệp lục(Trong lá) (Trong lá) (Lá nhả ra ngoài môi trường) |