Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Ngày soạn:  5/11/2020                                                                                                                                                                      

Ngày dạy: Từ ngày 6/11/2020 đến ngày 9/11/2020

Tiết số:  18,19

                                                                                               

ÔN TẬP

  1. Mục tiêu bài học
  2. Kiến thức:

- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương mở đầu đến chương III.

- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.

- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.

  1. Kĩ năng:

- Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát.

- Kĩ năng quan sát, so sánh, vẽ hình và chú thích sơ đồ.

  1. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích môn học và ý thức bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường.

  1. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

  1. Chuẩn bị bài học
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

-Tranh vẽ các hình có trong nội dung đã học.

-Bảng phụ, phiếu học tập.

  1. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị theo nội dung GVđã dặn.

III. Tiến trình bài học

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ:
  3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Gv: treo lên bảng bức tranh một cái cây tươi tốt màu xanh và hỏi hs các em hãy cho biết  từ đầu chương trình tới giờ các em đã tìm hiểu được những gì của cây rồi?

Hs: Về thân, rễ, lá và đặc điểm đời sống của cây.

Hãy nhắc lại những gì mà em nhớ được về từng bộ phận ( mỗi bộ phận gọi 1 em hs)

Tốt lắm hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức này một lần nữa.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Ôn tập về đặc điểm chung của Thực vật.

Cấu tạo và chức năng của các cơ quan.

Mục tiêu:  Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương mở đầu đến chương III.

B1: Gv yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời các câu hỏi sau:

?. Nêu đặc điểm chung của thực vật.

?. Kể tên 3 cây xanh có hoa và 3 cây xanh không có hoa.

Cá nhân HS nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

B2: Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn: Điền vào sơ đồ: cây xanh có hoa.

B3: HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm điền bảng, nhóm khác nhận xét,bổ sung.

B4: Gv chữa bài, kiểm tra kết quả của HS các nhóm.

- HS tự sửa sai.

Hoạt động 2:  Tế bào.

Mục tiêu:

 - Đặc điểm cấu tạo của tế bào và chức năng của chúng

- Trình bày được cấu tạo của tế bào, sự lớn lên và phân chia của tế bào.

 1. Ôn tập về đặc điểm chung của Thực vật.

Cấu tạo và chức năng của các cơ quan.

 

 

 

 

- Đặc điểm chung của thực vật.

 - Cây xanh có hoa.              

 

 

 

 

  2.  Tế bào.

 

 

Cột A (Thành phần cấu tạo)

Cột B: (Chức năng)

Trả lời

Màng tế bào

Không bào.

Chất tế bào.

Nhân

a. Chứa dịch tế bào.

b. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

c. Bao bọc tế bào

d. Tham gia quang hợp

e. Là chất keo lỏng chứa các bào quan là nơi diễn ra các họat động sống của tế bào.

1-

2-

3-

4-

 

 - Cấu tạo tế bào thực vật.             

  - Chức năng.

  - Tế bào ở mô phân sinh có khă năng phân chia. 

Hoạt động 3:  Rễ và thân.

Mục tiêu:

- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo của miền hút rễ với thân non.

- Phân biệt được các loại rễ, các loại thân, biến dạng của rễ, biến dạng của thân.

- Sự dài ra và to ra của thân. Các thí nghiệm chứng minh cây cần nước và muối khoáng, sự vận chuyển các chất trong thân.

B1: Gv yêu cầu HS quan sát tranh : Sơ đồ  cấu tạo miền hút của rễ và thân non.

Thảo luận nhóm bàn, chỉ ra sự giống và khác nhau về cấu tạo của miền hút rễ với cấu tạo của thân non.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của GV.

B2: Gv đưa bảng so sánh:

- Đại diện nhóm điền bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

B3: Gv chữa bài, kiểm tra kết quả của HS các nhóm.

- HS tự sửa sai.

 

Cấu tạo trong miền hút của rễ.

Cấu tạo trong của thân non.

1.Vỏ: - Biểu bì có lông hút.

- Thịt vỏ không có tế bào diệp lục

2. Trụ giữa: Bó mạch: mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.

1.Vỏ: - Biểu bì không có lông hút.

- Thịt vỏ có thêm tế bào diệp lục

2. Trụ giữa: Bó mạch xếp thành vòng: mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong.

B4: Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV.

?. Trong các miền của rễ, miền nào quan trọng nhất. Vì sao?

?. Thân dài ra do đâu? Chứng minh bằng thí nghiệm.

?. Cây to ra nhờ đâu?

?. Kể tên 3- 5 cây có rễ cọc, 3- 5 cây có rễ chùm.

? Có mấy loại rễ biến dạng? Lấy ví dụ.

?. Có mấy loại thân biến dạng ? Lấy ví dụ

- HS khác nhận xét, bổ sung. Ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

     

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV củng cố nội dung bài và đánh giá giờ học.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Em hãy tự thiết kế thí nghiệm thân dài ra do đâu và trình bày kết quả?

4.Dặn dò (1 phút)

- HS học bài, ôn tập lại bài

- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.

 

Xem thêm
Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giao Án Sinh Học 6 Ôn tập GHKI mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 6
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống