Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao Án Sinh Hoc 6 Ôn tập GHKI mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP KIỂM TRA
TUẦN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức đã học: Cấu tạo TB thực vật, sự phân chia TB, các loại
rễ, các miền rễ, sự hút nước và MK, cấu tạo của thân, vận chuyển các chất trong
thân…
- Theo dõi sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Sửa chữa những thiếu sót.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tiến hành lồng ghép trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
* Đặt vấn đề
Để củng cố toàn bộ những kiến thức mà các em đã được tìm hiểu trong thời
gian qua và cũng là chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 45 phút xắp tới ta tiến hành ôn tập:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- Gv: Đặt hệ thống câu hỏi và tiến hành ôn tập qua hệ thống câu hỏi: 1. Hãy nêu cấu tạo của TB thực vật? 2. Tế bào phân chia như thế nào?TB ở bộ phận nào của cây mới có khả năng phân chia? Sự lớn lên và phân chia của TB có ý nghĩa gì đối với thực vật? 3. Rễ được chia thành mấy loại? Mỗi loại cho ví dụ? |
1. Gồm: Vách TB, màng sinh chất, chất TB, nhân,không bào. 2. Nhân phân chia trước thành 2 nhân chất TB phân chia và hình thành vách ngăn đôi TB mẹ 2 TB con. TB mô phân sinh phân mới có khả năng phân chia. ý nghĩa: Làm cho cây sinh trưởng và phát triển. 3. 2 loại:Rễ cọc và rễ chùm Rễ cọc: Mít, nhãn, ổi Rễ chùm: Lúa, ngô, hành, xã.. |
I/ Chuyên đề: TBTV - Cấu tạo TBTV. - Sự phân chia TB II/ Chuyên đề: Rễ. - Các loại rễ - Các miền của rễ. - Sự hút nước và MK của rễ. - Biến dạng của rễ. |
4. Hãy cho biết đường hấp thụ nước và MK hoà tan từ đất vào cây? 5. Nêu cấu tạo và chức năng của các miền của rễ? 6. Vì sao nói lông hút là một TB? nó có tồn tại mãi không? 7. Vì sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi ra hoa? 8. Hãy kể tên các loại rễ biến dạng?cho vd? 9. Những điểm khác nhau giữa thân và cành? 10. Những điểm giống và khác về cấu tạo giữa chồi hoa và lá? |
4. Nước từ đất đi vào TB lông hút, qua thịt võ và đi vào mạch gỗ. 5. Gồm 4 miền: Miền trưởng thành: Dẫn truyền - Miền sinh trưởng: phân chia làm rễ dài ra. - Miền chóp rễ:che trở rễ - Miền hút:hút nước,MK 6. Ví nó có thành phần của một TB. nó không tồn tại mãi, già đi sẽ rụng. 7. Vì cây ra hoa sẽ sử dụng chất dd dự trữ trong cũ củ bị giảm chất dd. 8. Rễ củ: sắn, khoai Rễ móc: trầu không.. Rễ thở: Bần, bụt mọc… Rễ giác mút: Tầm gửi, 9. Giống: Đều có chồi nách vá ngọn. Khác: Cành do chồi nách pt thành, thân do chồi ngọn pt thành, thân mọc đứng, cành mọc xiên. 10. Giống: đều có mầm lá bao bọc. Khác:- chồi lá là mô phân sinh pt thành cành mang lá. |
III/ Chuyên đề III: Thân - Cấu tạo ngoài của thân. - Thân dài ra, to ra do đâu. - Cấu tạo trong thân non. - Vận chuyển các chất trong thân. - Biến dạng của thân. |
11. Thân dài ra do đâu? Ta bấm ngọn cây trước khi cây ra hoa vì sao? - Tại sao phải tỉa cành xấu? - Cây nào bấn ngọn, cây nào không nên bấm ngọn? - Sự dài ra của thân khác nhau tùy loại cây ntn? 12. Thân to ra do đâu? 13. Mạch rây và mạch gỗ có chức năng gì? Vì sao ta không nên bẻ hay làm gãy cây? - Không nên bẽ cây vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự hút nước và MK hòa tan, sự vận chuyển các chất hưu cơ trong cây. 14. Rễ hút được nước và MK do đâu? - Lông hút có cấu tạo là gì? |
- chồi hoa là mầm hoa pt thành cành mang hoa hoặc hoa. 11. Do sự phân chia ở TB mô phân sinh ngọn. Khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dd dồn xuống cho chồi lá và hoa pt. 12. Do sự phân chia của tầng sinh võ và tầng sinh trụ. 13. Mạch rây:vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ vận chuyển nước và MK 14. Do bộ phận lông hút của rễ. - Là TB. |
4..Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Học bài chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
- Soạn bài 19
***
(Tiết 20 theo KHDH)
TUẦN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được: Cấu tạo TB thực vật, sự phân chia TB, các loại rễ, các miền
rễ, sự hút nước và MK, cấu tạo của thân, vận chuyển các chất trong thân…
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
.2. Kiểm tra bài cũ
- Tiến hành lồng ghép trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
KIỂM TRA 45 PHÚT
Các chủ đề chính |
Các mức độ nhận thức | Tổng | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Chương II: Rễ |
Câu 2: 0,5đ |
Câu 1: 3,0đ |
Câu 1: 0,5 đ |
Câu 3: 2,0đ |
Câu 2: 2,0 đ |
|
Chương III: Thân |
Câu 3, 5: 0,5đ/câu |
Câu 4, 6: 0,5đ/câu |
||||
TỔNG | 1 câu 0,5đ |
1 câu 3,0đ |
4 câu 1,5đ |
1 câu 2,0đ |
2 câu 1,0đ |
1 câu 2,0 đ |
Đề bài:
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) chỉ ý trả lời đúng nhất:
1/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây rễ chùm?
a. Ngô, hành , lúa, xả; b. Cam, lúa, ngô, ớt;
c. Dừa, cải, nhãn, hành; d. Chuối, tỏi tây, sầu riêng, đậu.
2/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn là cây lâu năm?
a. Mướp, tràm, mận, ổi; b. Phượng, bàng, tràm, mít;
c. Lim, đay, chuối, mía; d. Bằng lăng, bí ngô, mồng tơi, ớt.
3/ Cấu tạo trong trụ giữa của thân non gồm:
a. Thịt vỏ và mạch rây; b. Thịt vỏ và ruột;
c. Mạch rây và mạch gỗ, ruột; d. Vỏ và mạch gỗ.
4/ Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ:
a. Miền trưởng thành; b. Miền sinh trưởng;
c. Miền chóp rễ; d. Các lông hút.
5/ Chồi hoa sẽ phát triển thành:
a. Chồi cành; b. Cành mang lá;
c. Cành mang hoa; 6/ Chồi ngọn mọc ở đâu: |
d. Chồi lá. |
a. Ngọn cành; b. Nách lá;
c. Ngọn thân; d. Ngọn cành hoặc ngọn thân.
B. TỰ LUẬN.(7 điểm)
Câu 1: Hãy kể tên các loại rễ biến dạng, mỗi loại cho 02 ví dụ? (3 điểm)
Câu 2: Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chối lá?
(2 điểm)
Câu 3: Hãy
cho biết con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan từ đất vào cây? (2 điểm)
ĐÁP ÁN
A. TRẮCNGHIỆM. (3 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đề | a | b | c | D | c | D |
B. TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1 : (3đ)
- Rễ củ: ví dụ: Củ sắn, củ khoai lang. (0,75 đ)
- Rễ móc: ví dụ: Trầu không, hồ tiêu. (0,75 đ)
- Rễ thở: ví dụ: Rễ bần, bụt mọc. (0,75 đ)
- Giác mút: ví dụ: Tầm gửi, tơ hồng. (0,75 đ)
Câu 2: (2đ)
- Giống nhau: Đều có mầm lá bao bọc. (1,0đ)
- Khác nhau: Chồi lá có ở mô phân sinh ngọn, chồi hoa có ở mầm hoa.(1,0đ)
Câu 3: (2đ)
- Nước từ đất đi vào tế bào lông hút. (1,0đ)
- Nước từ tế báo lông hút đi qua thịt vỏ và đi vào mạch gỗ. (1,0đ)