Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao Án Sinh Hoc 6 Ôn tập HKI mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
ÔN TẬP HỌC KÌ
BÀI TẬP
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức về đặc điểm bên ngoài của lá, các
kiểu gân lá, phân biệt 2 loại lá đơn và lá kép.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : BÀI TẬP
Giới thiệu bài: Để củng cố lại kiến thức đã học trong chương IV, chúng ta cùng tiến
hành quan sát các loại lá khác nhau ở tiết học này.
Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV: Yêu cầu học sinh trình bày bộ sưu tập về lá của nhóm mình sưu tập. - Yêu cầu nhóm mô tả về đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu lá, phân biệt 2 loại lá đơn và lá kép. - Yêu cầu HS bổ xung. - GV: nhận xét và đánh giá bộ sưu tập về lá tốt nhất của các nhóm và cho điểm. |
- Đại diện nhóm trình bày bộ sưu tập của nhóm. - Đại diện nhóm phát biểu. - HS cùng nhóm hoặc khác nhóm bổ xung. - HS: nghe và ghi bài. |
- Quan sát đặc điểm bên ngoài của lá gồm: Phiến lá, cuống lá, gân lá. - Quan sát gân lá: có 3 kiểu: Gân hình mạng, gân song song, gân hình cung. - Quan sát 2 loại lá: Lá đơn và lá kép. |
Hoạt động 2: Bài tập.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
- GV: nêu và gọi học sinh trả lời câu hỏi. (Yêu cầu các nhóm thảo luận) - GV: gọi HS trả lời câu hỏi số 1. Và yêu cầu HS trong nhóm nhận xét bổ xung. - GV: gọi HS nhóm khác trả lời tiếp tục câu hỏi số 2, yêu cầu các nhóm theo dõi câu trả lời và bổ xung. |
- HS ghi câu hỏi và tiến hành thảo luận nhóm. - Hs trả lời câu hỏi 1: Giúp lá nhận được nhiều as để quang hợp. - Hs trả lời câu 2: ĐĐ chứng tỏ lá rất đa dạng: + Phiến lá có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. |
Câu 1: Lá mọc trên mấu thân xếp so le nhau có tác dụng gì? Câu 2: Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng? Câu 3: Đánh dấu X vào các cột nếu cây lá đơn và lá kép. |
- Gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ bài tập 3. Yêu cầu HS khác nhận xét bổ xung. - GV: kết luận, sữa chữa hoàn thiện bài tập. |
+ Lá có 3 kiểu gân lá: Mạng, cung, song song. + Có 2 loại lá đơn và lá kép. - HS: lên bảng điền bảng phụ. HS khác nhận xét. - HS: nghe và ghi bài. |
Và điền nội dung thích hợp vào các cột còn lại trong bảng sau: |
Stt | Tên cây | Lá đơn | Lá kép | Loại gân lá | Kiểu xếp lá |
1 | Cây mồng tơi | x | Hình mạng | Mọc cách | |
2 | Cây hoa hồng | x | Hình mạng | Mọc đối | |
3 | Cây mít | x | Hình mạng | Mọc cách | |
4 | Cây phượng | x | Hình mạng | Mọc đối | |
5 | Cây ổi | x | Hình mạng | Mọc đối |
- HS trả lời câu hỏi: Cho ví dụ về 3 kiểu xếp lá (mọc cách, mọc đối, mọc vòng)
khác ví dụ phần bảng phụ.
- Lá có những đặc điểm bên ngoài nào và cách xếp lá như thế nào giúp nó nhận
được nhiều ánh sáng và chứng minh vì sao lá đa dạng?
4. Dặn dò:
- Ôn tập toàn bộ chương IV.
- Chuẩn bị mẫu vật: Đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, củ nghệ mọc
mầm