Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Giáo án Sinh 6
Tiết 61 Ngày soạn:
05.04.2011
CHƯƠNG X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y
Bài 50: VI KHUẨN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt các dạng vi khuẩn trong tự nhiên.
- Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn về: Kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng
và phân bố.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
- Thế nào là thực vật quí hiếm?
- Cần phải làm gì để bảo vệ da dạng thực vật ở VN?
2. Giới thiệu: Trong thiên nhiên có những sinh vật hết sức nhỏ bé mà bằng mắt
thường ta không thể nhìn thấy được, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng đối
với đời sống và sức khỏe con người. Chúng chiếm số lượng lớn và ở khắp mọi nơi
quanh ta, đó là các VSV, trong đó có vi khuẩn và vi rút.
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh


Giáo án Sinh 6

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin và
kết hợp quan sát H50.1
trả lời câu hỏi.
- Vi khuẩn có những hình dạng nào?
- GV: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ (1 - vài
phần nghìn mm) phải quan sát dưới kính hiển
vi có độ phóng đại lớn.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin.
- Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn?
- So với tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn khác
như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình
50.1 SGK để trả lời câu hỏi.
Hình dạng: Hình cầu, hình que, hình dấu
phẩy, hình xoắn.
- HS nghiên cứu thông tin.
Cấu tạo: Vách tế bào, chất tế bào, chưa có
nhân hoàn chỉnh.
VK khác tế bào thực vật: Không có diệp
lục và chưa có nhân hoàn chỉnh.
Tiểu Kết:
- Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình phẩy, hình xoắn.
- Kích thước: Rất nhỏ từ 1
vài phần nghìn mm.
- Cấu tạo: đơn giản, chỉ là một tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
( cơ thể đơn bào )
- Một số VK di chuyển bằng roi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dinh dưỡng

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin.
- Vi khuẩn không có diệp lục vậy nó sống
bằng cách nào?
- Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào?
- Dinh dưỡng dị dưỡng có mấy hình thức?
- HS nghiên cứu thông tin.
Vi khuẩn dinh dưỡng bằng chất hữu cơ có
sẵn, gọi là dị dưỡng.
Dinh dưỡng: Tự dưỡng, dị dưỡng.
Có 2 hình thức:


Giáo án Sinh 6

+ Hoại sinh: Sống bằng chất hữu cơ có sẵn
trong xác thực vật, động vật đang phân hủy.
+ Ký sinh: Sống nhờ trên cơ thể sống khác.
Tiểu Kết:
- Vi khuẩn dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+ Hoại sinh: Sống bằng chất hữu cơ có sẳn trong xác thực vật, động vật đang phân hủy.
+ Ký sinh: Sống nhờ trên cơ thể sông khác.
- Một số ít vi khuẩn tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ)

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố và số lượng

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin.
- Em có nhận xét gì về sự phân bố vi khuẩn
trong tự nhiên?
- GV: Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi,
nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản
rất nhanh. Khi gặp điều kiện bất lợi, vi khuẩn
kết bào xác.
- Chúng ta phải làm gì để vi khuẩn không
xâm nhập cơ thể?
- HS độc lập nghiên cứu thông tin.
Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong tự
nhiên.
Vi khuẩn có ở mọi nơi.
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tiểu Kết:
- Vi khuẩn phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên với số lượng rất lớn.
- Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí, trong cơ
thể sinh vật.

4. Kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đọc phần khung kết luận.
Giáo án Sinh 6
- Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao?
- Vi khuẩn sinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại
sinh?
5. Dặn dò:
-
Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục em có biết.
- Đọc trước bài mới.

Giáo án Sinh 6
Tuần 31- Tiết 62:
Ngày soạn: 08/04/2012
Bài 50: VI KHUẨN (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được các mặt có ích và có hại của VK đối với thiên nhiên và đối với con người.
- Hiểu được những ứng dụng thực tế của VK trong đời sống và sản xuất.
- Trình bày được những nét đại cương về vi rút.
2. Kỹ năng: Quan sát, khái quát hóa.
3. Thái độ: Gữi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để tránh tác hại của vi khuẩn
gây ra.
II. Đồ dùng dạy - học: bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao?
- Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? Thế nào là vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn hoại
sinh?
2. Giới thiệu: Vi khuẩn phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nên chúng đóng vai trò
rất quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người. Tùy theo tác dụng mà ta
chia chúng làm 2 loại: có ích và có hại.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 4: Vai trò của vi khuẩn

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
a. Vi khuẩn có ích: - HS quan sát tranh, ghi nhớ thông tin.


Giáo án Sinh 6

- Giáo viên giải thích H50.2 theo chiều mũi
tên theo quá trình phân giải xác động vật,
thực vật thành các muối khoáng cung cấp cho
thực vật.
.Điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây bằng các từ thích hợp cho trước: Vi khuẩn,
muối khoáng, chất hữu cơ.
Xác động vật, thực vật chết rơi xuống đất được vi khuẩn ở trong đất biến đổi thành
các muối khoáng các chất này được cây sử dụng chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống cơ
thể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin.
- Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên?
- Vai trò của vi khuẩn trong đời sống của con
người?
- GV giải thích khái niệm cộng sinh.
- Vì sao dưa, cà ngâm trong nước muối sau
vài ngày hoá chua?
Trong tự nhiên:
+ Phân hủy chất hữu cơ
chất vô cơ để
cây sử dụng.
+ Góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
Trong đời sống con người:
+ Nông nghiệp: Vi khuẩn cộng sinh với rễ
cây họ đậu
có khả năng cố định đạm
bổ sung đạm cho đất.
+ Chế biến thực phẩm: VK lên men.
+ CNSH: Tổng hợp Protêin, Vitamin B
12 ,
làm sạch nguồn nước thải và môi trường
nước …
b. Vi khuẩn có hại:
- Vi khuẩn kí sinh trong cơ thể người và gây
bệnh. Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn
gây ra?
Bệnh tả (phẩy khuẩn), bệnh lao (trực
khuẩn), bệnh lậu (Cầu khuẩn), bệnh giang
mai (xoắn khuẩn), bệnh cúm, tiêu chảy cấp,
lao …


Giáo án Sinh 6

- Các thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu vì sao?
- Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế
nào?
Giáo viên có những vi khuẩn có 2 loại tác
dụng : Có ích và có hại.
VD: VK phân hủy chất hữu cơ có hại: Làm
hỏng thực phẩm , nhưng có ích phân hủy xác
động, thực vật.
Thức ăn bị ôi thiu do vi khuẩn hoại sinh
làm hỏng thức ăn.
Cách bảo quản: Giữ lạnh, phơi khô, ướp
muối ...
KL: vi khuẩn gây bệnh cho người, động,
thực vật; vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức
ăn; vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường.

Hoạt động 5: Sơ lược về virut

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV nêu khái quát về virut.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin
trả lời câu hỏi.
- Hãy kể tên 1 vài bệnh do virut gây ra?
Kết luận:
- Kích thước: rất nhỏ, chỉ khoảng 12 – 50
phần triệu mm.
- Hình dạng: cầu, que, nòng nọc …
- Cấu tạo: rất đơn giản, chưa có cấu tạo tế
bào
- Đời sống: kí sinh bắt buộc trên các cơ thể
sống khác.
- Bệnh do virut gây ra: Bệnh cúm gà, bệnh
viêm gan siêu vi, bệnh AIDS, bệnh sốt do
virut …

4. Kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đọc phần khung kết luận.
- VK có vai trò gì trong thiên nhiên?
- Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn không bị ôi thiu thì phải làm như thế
nào?
- So sánh cấu tạo của vi khuẩn và virut.

Giáo án Sinh 6
5. Dặn dò:
-
Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị bài: “Mốc trắng và nấm rơm”
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 6 Bài 50: Vi khuẩn mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống