Giáo án Sinh học 6 Bài 52: Địa y mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 52: Địa y mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Giáo án Sinh 6
Tuần 32 - Tiết 64:
Ngày soạn: 13/04/2012
Bài 52: ĐỊA Y
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-
Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi
mọc.
- Trình bày được thành phần cấu tạo địa y.
- Hiểu được thế nào hình thức cộng sinh.
2. Kỹ năng: Quan sát, hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học: địa y, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bày quy trình sản xuất nấm.
2. Giới thiệu: Nếu để ý nhìn trên thân cây gỗ ta thấy có những mảng vảy màu xanh
xám bám chặt vào cây. Đó chính là địa y. Vậy địa y là gì?
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát, hình dạng, cấu tạo

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
-GV yêu cầu HS quan sát H52.1, hoạt động
nhóm
trả lời câu hỏi.
- Nhận xét về hình dạng bên ngoài của địa
y?
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H52.2
kết hợp với đọc thông tin
trả lời câu hỏi.
- HS quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi.
Hình dạng địa y: Hình vảy và hình cành cây.
- HS quan sát hình 52.2.


Giáo án Sinh 6

- Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y?
- Vai trò của nấm và tảo trong đời sống địa
y?
- GV: mối quan hệ giữa nấm và tảo gọi là
quan hệ cộng sinh.
- Thế nào là hình thức cộng sinh?
Thành phần cấu tạo của địa y: Những sợi
nấm xen lẫn với các tế bào tảo.
Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp
cho tảo. Tảo nhờ có diệp lục quang hợp tạo
chất hữu cơ và nuôi sống hai bên.
Là hình thức sống chung giữa hai cơ thể SV
(Cả hai bên đều có lợi).
Kết luận: - Địa y có hình vảy hoặc hình cành bám trên thân cây gỗ.
- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn với các tế bào tảo.
- Địa y là dạng sống cộng sinh trong đó:
+ Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
+ Tảo nhờ diệp lục quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống hai bên.
- Quan hệ cộng sinh:Là hình thức sống chung giữa hai cơ thể SV, trong đó cả hai bên đều
có lợi.

Hoạt động 2: Vai trò của địa y

Hoạt động của GV - HS Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin.
- Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
- HS nghiên cứu thông tin SGK và
trả lời.
Vai trò:
- Địa y có vai trò trong việc tạo thành đất.
- Có giá trị kinh tế (nguyên liệu chế nước hoa, phẩm
nhuộm, rượu, làm thuốc).
- Ngoài ra còn làm thức ăn cho loài hươu ở Bắc Cực.

4. Kiểm tra, đánh giá: - Đọc khung ghi nhớ.
- Địa y có những hình dạng nào? Chúng mọc ở đâu?
- Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? Vai trò của địa y như thế nào?
5. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi sgk.
Giáo án Sinh 6
- Chuẩn bị đề cương ôn tập HKII
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................
Tuần 33 - Tiết 65:
Ngày soạn: 21/04/2012
Bài tập: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM
I. Mục tiêu:
- HS biết được quy trình sản xuất nấm. Từ đó biết cách áp dụng vào thực tế cuộc
sống.
- HS thêm yêu thiên nhiên, có niềm tin vào khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học: tranh ảnh liên quan đến nấm.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cấu tạo và cách dinh dưỡng của nấm.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất mộc nhĩ

Điều khiển của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu cho HS các bước trong quy
trình sản xuất mộc nhĩ:
- HS lắng nghe và ghi nhớ thông tin.


Giáo án Sinh 6

+ Bước 1: chuẩn bị chất hữu cơ là 1 khúc gỗ
mít khô.
+ Bước 2: làm ẩm khúc gỗ mít bằng cách
tưới nước và để nơi mát mẻ trong khoảng 2
tuần.
- GV giới thiệu 1 khúc gỗ có mọc nhiều mộc
nhĩ cho HS quan sát.
- Vì sao từ 1 khúc gỗ mít ẩm mà có thể mọc
được mộc nhĩ?
- GV lưu ý: có thể thay khúc gỗ mít bằng
một bó rơm ẩm nhưng không được dùng
những loại gỗ độc cho người như lim,
xoan…
- HS quan sát.
- Vì bào tử nấm có ở khắp mọi nơi. Khi gặp
điều kiện thuận lợi sẽ phát triển.
- HS ghi nhớ thông tin.

Hoạt động 2: Giao bài tập về nhà
- GV giao nhiệm vụ cho các tổ về nhà thực hiện hoặc các cá nhân tự làm ở nhà và
viết báo cáo.
- HS phân công nhiệm vụ trong nhóm, thời gian tiến hành và viết báo cáo thực hành.
3. Dặn dò:
- Tiến hành làm bài tập và viết báo cáo.
- Đọc trước bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 52: Địa y mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 52: Địa y mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 52: Địa y mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 52: Địa y mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Địa y
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống