Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 22:
Ngày soạn:12/11/2016
Ngày dạy :..................
Bài 19:CHƯƠNG IV: LÁ
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Nêu được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp của lá trên cây phù
hợp với chức năng thu nhận ánh sáng cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
+ Phân biệt được 3 loại gân lá, hai kiểu lá chính là lá đơn và lá kép.
2. Kĩ năng:
Quan sát mẫu vật, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, lòng say mê yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. GV: Sưu tầm mẫu cành cây có lá mọc vòng, 1 cành có lá đơn và một cành có lá
kép.
2. HS: Sưu tầm lá nhiều loại cây khác nhau, cành cây có lá mọc cách, mọc đối, mọc
vòng, lá đơn, lá kép; các loại lá có gân khác nhau.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Yêu cầu HS nêu chức năng của rễ, thân. Giới thiệu một cơ quan sinh dưỡng nữa
là lá
vậy lá có đặc điểm và chức năng gì bài 19
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về lá:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu HS hoạt động độc lập, quan
sát hình 19.1 SGK
trả lời câu hỏi:
- Cho biết tên các bộ phận của lá?
- Chức năng quan trọng nhất của lá là
gì?
+ Gọi 2 HS traû lôøi
+ Quan sát hình 19.1 sgk để trả lời câu
hỏi.
- Lá bao gồm: cuống, phiến, gân lá.
- Chức năng quan trọng nhất của lá là
thu nhận ánh sáng để tổng hợp chất hữu
cơ.
+ 2 HS trả lời.

Hoạt động 2: Đặc điểm ngoài của lá:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. Phiến lá:
+ Yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn theo
nhóm, quan sát phiến lá
thảo luận
nhóm
hoàn thành bài tập mục
+ Quan sát các nhóm, giúp đỡ các nhóm
yếu
+ Gọi đại diện nhóm trả lời, nhận xét,
bổ sung.
+ Yêu cầu HS rút ra kết luận.
+ Đặt mẫu theo nhóm, quan sát mẫu
thảo luận 3 vấn đề mục
+ Đại diện nhóm báo cáo các nhóm
khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ Rút ra kết luận

 

b. Gân lá:
+ Gọi HS đọc thông tin SGK, quan sát
hình 19.2
tìm hiểu đặc điểm từng loại
gân lá.
+ Yêu cầu HS quan sát mẫu, thảo luận
nhóm và chia thành 3 nhóm lá có gân
khác nhau
+ Gọi HS trình bày tên các loại lá có gân
hình mạng, gân song song, gân hình
cung
? Gân lá hình mạng, song song đặc điểm
rễ nó như thế nào?
c. Lá đơn và lá kép:
+ Yêu cầu HS quan sát hình 19.3, đọc
thông tin kênh hình
+ Gọi HS đọc thông tin tr. 63 SGK
+ Yêu cầu HS dựa vào mẫu phân biệt lá
đơn, lá kép
+ Hỏi: Nêu khái niệm lá đơn, lá kép?
+ Đọc thông tin, quan sát hình vẽ SGK
+ Quan sát mẫu theo nhóm, phân biệt
thành 3 loại lá có gân khác nhau
+ Trình bày cho cả lớp cùng nghe
+ Lá có gân hình mạng
rễ cọc; Lá có
gân song song
rễ chùm.
+ Quan sát hình, đọc thông tin kênh
hình
+ Đọc thông tin
+ Phân biệt mẫu thành nhóm lá có lá
đơn và nhóm lá có lá kép
+ Nêu khái niệm lá đơn, lá kép.
Kết luận:
a. Phiến lá: màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, là phần
to nhất của lá giúp lá hứng nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
b. Gân lá: có 3 loại: Gân lá hình mạng (lá dâu tằm, lá mồng tơi), gân song song
(lá rẻ quạt, lá tre, lá lúa), gân hình cung (lá địa liền, lá bèo)
c. Lá đơn và lá kép:

 


Lá đơn Lá kép
- Chỉ có 1 cuống.
- Chồi cách nằm trên cuống.
- Mỗi cuống mang 1 phiến lá.
- Cuống và phiến rụng cùng lúc.
- Cuống chính phân thành nhiều cuống con.
- Chồi nách chỉ có trên cuống chính.
- Cuống chính mang nhiều phiến lá do mỗi
cuống con mang 1 phiến lá (lá chét)
- Lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.

Hoạt động 3: Các kiểu xếp lá trên thân và cành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
+ Yêu cầu HS quan sát hình 19.5 và một
số mẫu vật thật
? Có nhận xét gì về cách bố trí của các
lá ở mấu thân trên với mấu thân dưới?
? Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành?
? Cách bố trí của lá ở các mấu thân có
lợi gì cho việc nhận ánh sáng?
+ Quan sát hình, mẫu vật
+ Xếp so le nhau.
+ Có 3 kiểu.
+ Giúp tất cả các lá trên thân, cành có
thể nhận được nhiếu ánh sáng.
Kết luận:
Có 3 kiểu sắp xếp lá trên thân và cành:
+ Mọc cách: dâu tằm, dâm bụt...
+ Mọc đối: ổi, nhọ nồi....
+ Mọc vòng: cây hoa sữa, dây huỳnh...

3. Kiểm tra, đánh giá:
- Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây ntn giúp nó nhận được
nhiều ánh sáng?
- Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
+ Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau.

+ Có nhiều kiểu gân lá: 3 kiểu chính(cung, mạng song song)
+ Có 2 loại lá chính: lá đơn và lá kép.
4. Dặn dò:
+ Học bài, trả lời 1,2,3 SGK trang 64
+ Làm bài tập trang 64
+ Đọc mục “Em có biết?”
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 6
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống