Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 2
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 2 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28 Kết nối tri thức như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 cuối Tuần 28. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức - Tuần 28
I – Bài tập về đọc hiểu
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
(Theo Phạm Đình Ân)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1)
a- Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời
b- Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra
c- Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn
2. Vì sao cây chuối nghiêng về một phía?
a- Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối
b- Vì cây con lớn nhanh dưới gốc
c- Vì hoa chuối ngày càng to và nặng
3. Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì?
a- Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng
b- Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh
c- Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ
(4). Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
a- Tình mẫu tử sâu nặng
b- Tình gia đình sâu nặng
c- Tình yêu thương đồng loại
II- Bài tập về chính tả. Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng
a) l hoặc n
- hoa ….ở/………. - khoai ….ang/…….. |
- núi…..ở/…… - nở……ang/……… |
b) ên hoặc ênh
- b…..vực/……….. - mũi t…../……… |
- b….. cạnh/…….. - nhẹ t……./……. |
c) uơ hoặc ua
- thu……cuộc/……. - h……. vòi/……… |
- th…….nhỏ/………. - l…….vàng/………. |
2. a) Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì? trong mỗi câu sau:
(1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn
(2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà
(b) Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì?
(1) Chúng em trồng nhiều cây xanh……………………………………
…………………………………………………………………………
(2) Toàn trường em trồng nhiều hoa……………………………………
…………………………………………………………………………..
3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau:
Mùa xuân….cây gạo gọi đến bao nhiêu chim…Từ xa nhìn lại….cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ…. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Đọc và trả lời câu hỏi
Quả sầu riêng
Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhung cứng và rất dai.
Khi quả chín muồi, vỏ sầu riêng tự tách ra thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. Cơm (còn gọi là cùi) sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày thì càng ngọt, béo và thơm.
(Theo Phạm Hữu Tùng)
a) Hình dáng bên ngoài quả sầu riêng
(1) Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
(2) Gai quả sầu riêng như thế nào? Vỏ sầu riêng có đặc điểm gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Ruột và mùi vị quả sầu riêng
(1) Khi quả chín muồi, vỏ tự tách ra để lộ những múi sầu riêng thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
(2) Cơm sầu riêng có những đặc điểm gì nổi bật (về màu sắc, mùi vị)?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
I- 1.b
2.c
3.b
(4).a
II- 1.
a) hoa nở- núi lở; khoai lang – nở nang
b) bênh vực – bên cạnh; mũi tên– nhẹ tênh
c) thua cuộc – thuở nhỏ; huơ vòi – lúa vàng
2.a)
(1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn
(2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà.
b) VD:
(1) Chúng em trồng nhiều cây xanh để môi trường thêm trong sạch
(2) Toàn trường em trồng nhiều hoa để ngôi trường thêm tươi đẹp
3. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
4.
a) Hình dáng bên ngoài quả sầu riêng
(1) Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả nhỏ hơn
(2) Gai quả sầu riêng to, dài, cứng và sắc. Vỏ sầu riêng dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai
b) Ruột và mùi vị quả sầu riêng
(1) Khi quả chín muồi, vỏ tự tách ra để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở.
(2) Cơm sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm sầu riêng càng dày thì càng ngọt, béo và thơm.
Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 27
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 29
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 30
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31