Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 2
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 2 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 23 Kết nối tri thức như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 cuối Tuần 23. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 23 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức - Tuần 23

I- Bài tập về đọc hiểu

Nhà Gấu ở trong rừng

Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè …..

(Tô Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì?

a- Măng và hạt dẻ

b- Măng và mật ong

c- Mật ong và hạt dẻ

2. Mùa đông, cả nhà Gấu làm gì?

a- Đi nhặt quả hạt dẻ

b- Đi tìm uống mật ong

c- Đứng trong gốc cây

3. Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống?

a- Vì Gấu có nhiều thức ăn để lưu trữ

b- Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút

c- Vì Gấu có khả năng nhịn ăn rất giỏi

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài?

a- Tả cuộc sống quanh năm của gia đình Gấu ở trong rừng

b- Tả cuộc sống rất vui vẻ của gia đình Gấu ở trong rừng

c- Tả cuộc sống thật no đủ của gia đình Gấu ở trong rừng

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) hoặc n

- xin ….ỗi/……..

-……ối đi/………

-……ỗi buồn/…….

-…..ối dây/……….

b) ươt hoặc ươc

- th…. kẻ/……….

- lần l………/……

- th………tha/…….

- cái l……../………

2. Xếp tên các con vật vào hai nhóm thích hợp:

Voi, hổ, hươu, nai, báo, sư tử, ngựa vằn, chó sói, mèo rừng, khỉ, vượn, dê ,thỏ

(1) Thú ăn cây cỏ, hoa quả (thực vật), thường hiền lành:………………......…………………………………………………

…………………………………………………………………………………......……………………………………………......

(2) Thú ăn thịt (động vật), thường dữ tợn:………………………………..…......……………………………………………...

…………………………………………………………………………………......………………………………………………...

3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi

(1) Gấu bố, gấu mẹ bước đi như thế nào?

-…………………………………………………………………………….…......………………………………………………...

……………………………………………………………………………...…......………………………………………………...

(2) Con vượn chuyền cành như thế nào?

-…………………………………………………………………………….…......………………………………………………...

……………………………………………………………………………..…......………………………………………………...

b) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

(1) Khỉ bắt chước rất tài

-……………………………………………………………………………......………………………………………………......

(2) Ngựa phi nhanh như gió

-………………………………………………………………………………......………………………………………………...

4. Viết lại 3 điều trong nội quy phòng đọc ở thư viện của trường em (hoặc ở nơi khác)

(1)……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….………………………………………………………

(2)……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….………………………………………………………

(3)……………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….………………………………………………...........

ĐÁP ÁN

I-

1.b

2.c

3.b

(4).a

II- 1.

a) xin lỗi – nỗi buồn; lối đi – nối dây

b) thước kẻ - thướt tha; lần lượt – cái lược

2. (1) Thú ăn cây cỏ, hoa quả (thực vật), thường hiền lành: voi, hươu, nai, ngựa vằn, khỉ, vượn, dê, thỏ

(2) Thú ăn thịt (động vật), thường dữ tợn: hổ, báo, sư tử, chó sói, mèo rừng.

3. a) VD:

(1) Gấu bố, gấu mẹ bước đi lặc lè.

(2) Con vượn chuyền cành nhanh thoăn thoắt

b) Vd:

(1) Khỉ bắt chước như thế nào?

(2) Ngựa phi như thế nào?

4.

VD:
 (1) Giữ gìn trật tự, tránh đùa nghịch, nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác.

(2) Giữ gìn sách báo để sử dụng lâu dài; không làm rách, hỏng sách báo.

(3) Sách báo đọc xong phải để đúng nơi quy định; không mang sách báo ra khỏi phòng đọc.

Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống