Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1, Tập 2 giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt lớp 2
Tailieumoi giới thiệu đến quý Thầy/Cô, phụ huynh và các em học sinh lớp 2 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 Kết nối tri thức như là Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 cuối Tuần 26. Tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 gồm 4 trang với nhiều bài tập đa dạng giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu tham khảo.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức - Tuần 26

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hỗ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, suối.

(Theo Truyện cổ Tây Nguyên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Già làng Voi tức giận vì điều gì?

a- Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng

b- Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng

c- Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng.

2. Già làng voi làm thế nào để đánh thắng Cá Sấu?

a- Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại

b- Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại

c- Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại

3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

a- Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành

b- Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành

c- Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

a- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của dân làng Tây Nguyên.

b- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên.

c- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại từng câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc d

….òng sông…ộng mênh mông, bốn mùa …ạt….ào sóng nước.

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

b) ưt hoặc ưc

Nhóm thanh niên l…. lưỡng ra s….chèo thuyền b….lên phía trước

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

2. Nối ô từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B:

A

 

B

(1) Cá tươi

 

(a) Cá đánh bắt về để đã lâu, đã nặng mùi

(2) Cá khô

 

(b) Cá được chế biến, đóng hộp để sử dụng

(3) Cá ươn

 

© Cá con được sinh sản, đem thả vào ao hồ để nuôi

(4) Cá hộp

 

(c) Cá mới đánh bắt về, còn đang sống

(5) Cá giống

 

(e) Cá tươi đem phơi khô, để được nhiều ngày

3. Đặt 2 dấu phẩy vào câu thứ nhất, 1 dấu phẩy vào câu thứ hai rồi chép lại đoạn văn sau:

Cá đi từng đàn khi thì tung tăng bơi lội khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

4. Quan sát bức ảnh Hồ Gươm và trả lời câu hỏi:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 Kết nối tri thức có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

a) Hồ Gươm ở đâu? Còn gọi là hồ gì?

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

b) Giữa hồ có Tháp Rùa trông thế nào?

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

c) Mặt nước hồ ra sao? Quanh hồ có những gì?

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

d) Cảnh hồ gợi cho em suy nghĩ gì?

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

…………………………………………………………………….……………………………………………………………........

ĐÁP ÁN

I –

1.b

2.c

3.a

(4) .c

II- 

1.

a) Dòng sông rộng mênh mông, bốn mùa dạt dào sóng nước

b) Nhóm thanh niên lực lưỡng ra sức chèo thuyền bứt lên phía trước.

2. (1)- ( d ); (2)- ( e ); (3)- (a); (4) – ( b ); (5) – (c)

3. Cá đi từng đànkhi thì tung tăng bơi lội,khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.

4. a) Hồ Gươm ở Thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm

b) Giữa hồ có Tháp Rùa trông như ngôi nhà nhỏ xinh.

c) Mặt nước hồ phẳng lặng như tấm gương. Ven hồ, những hàng cây xanh nghiêng mình soi gương nước. Ngôi nhà hai tầng khiêm tốn nép mình bên hàng cây.

d) Cảnh Hồ Gươm gợi cho em nghĩ về một thành phố xanh mát, thanh bình và giàu sức sống.

Xem thêm các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 29

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống