Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 6 Bài 51: Nấm mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày soạn : 11/4/2021
Ngày dạy : 6D-12/4/2021.6E 15/4/2021
Tiết số : 59
Bài 51: NẤM
- Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm.
- Cấu tạo (So sánh với vi khuẩn)
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
- Biết cách ngăn ngừa sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da do nấm.
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Tranh H 51.1, H 51.2, H 51.3, H51.5, H51.6, H51.7
- Mẫu: mốc trắng, nấm rơm, một số loại nấm có ích khác.
Phương pháp dạy học:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Câu1. Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau:
1.Vi khuẩn được xếp vào giới thực vật hay không
và một số ít cũng có khả năng tự dưỡng.
c.Vi khuẩn là thực vật vì chúng phân bố rộng rãi khắp nơi
d.Vi khuẩn không được xếp vào giới thực vật vì tế bào chưa có nhân điển hình
c.Tế bào cơ thể chưa có nhân điển hình
Câu2. Nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và đối với con người.
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Nấm mốc là tên gọi chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé, chúng thuộc nhóm Nấm.
A- Mốc trắng và nấm rơm
Hoạt động 1: Mốc trắng.
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản, tác hại và công dụng của nấm
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
B1:GV cho HS nhắc lại thao tác xem kính hiển vi. + GV hướng dẫn HS lấy mẫu mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc hình dạng, vị trí bào tử. B2: GV tổ chức thảo luận toàn lớp. - GV tổng kết, bổ sung. B3: GV cho HS đọc đoạn SGK phát biểu về cách dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng. B4: GV chốt kiến thức.? So sánh cấu tạo, dinh dưỡng của mốc trắng với vi khuẩn |
1/ Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng. - HS nhắc lại cách sử dụng kính hiển vi. - Hoạt động nhóm. + Quan sát mẫu vật thật dưới kính hiển vi. + Đối chiếu với hình vẽ. Nhận xét hình dạng, cấu tạo. - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác NX, bổ sung. Nêu được: + Hình dạng: dạng sợi phân nhánh. + Màu sắc: không màu, không có diệp lục + Cấu tạo: sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào. - HS đọc to SGK,l thu thập kiến thức về đặc điểm và sinh sản của mốc trắng. |
Yêu cầu:Tiểu kết: - Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh nhiều , bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào
- Màu sắc: không màu, không có chứa chất diệp lục.
- Dinh dưỡng: hoại sinh: bám chặt vào dánh mì hoặc cơm thiu hút nước và chất hữu cơ. - Sinh sản: vô tính bằng bào tử.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV cho HS quan sát H52.1 phân biệt 1 vài loại nấm - GV treo tranh vẽ gọi HS lên bảng mô tả nhận biết các loại nấm trên tranh vẽ.
|
2/Một vài loại mốc khác. - HS quan sát H51.2 ,nhận biết mốc xanh,l mốc tương, mốc rượu - Nhận biết các loại mốc này trong thực tế. |
Yêu cầu:Hoạt động 2: Nấm rơm.
Mục tiêu: Lấy được ví dụ nấm có ích và nấm có hại cho mỗi vai trò
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
B1: GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật + đối chiếu hình vẽ 51.3 phân biệt các phần của nấm ? B2: GV treo tranh vẽ gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng phần của nấm. B3: GV hướng dẫn HS lấy 1 phiến mỏng dưới mũ nấm đặt lên phiến kính dầm nhẹ quan sát bào tử bằng kính lúp. ? Nhắc lại cấu tạo của nấm mũ ? so sánh với mốc trắng. GV chốt lại cấu tạo của nấm mũ. |
- Hs quan sát mẫu nấm rơm phân biệt + Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. + Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
- Một HS chỉ từng phần của nấm lớp nhận xét
- HS tiến hành quan sát bào tử nấm mô tả hình dạng.
1 HS đọc đoạn /167 |
Tiểu kết: - Cấu tạo nấm mũ gồm 2 phần:
+ Sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng gồm nhiều TB phân biệt bởi vách ngăn
+ Mũ nấm là cơ quan sinh sản (mũ nấm nằm trên cuống nấm )
+ Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử.