Lý thuyết Hợp kim (mới 2023 + 7 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết

Tải xuống 6 6.5 K 13

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Hợp kim hay, chi tiết cùng với 7 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 12.

Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim

A. Lý thuyết Hợp kim

1. Định nghĩa

    Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác

    Ví dụ: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

2. Tính chất

    a. Tính chất vật lý

    Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với tính chất của các đơn chất:

    - Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim do trong hợp kim có các electron tự do

    - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim giảm so với kim loại thành phần do mật độ electron tự do trong hợp kim giảm đi rõ rệt

    - Có độ cứng cao hơn so với các kim loại thành phần do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần của ion trong mạng tinh thể

    - Có rất nhiều hợp kim khác nhau được chế tạo có hóa tính, cơ tính và lí tính ưu thế như không gỉ, độ cứng cao, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt...

    Ví dụ:

    - Hơp kim không bị ăn mòn: Fe–Cr–Mn (thép inoc)...

    - Hợp kim siêu cứng: W–Co, Co–Cr–W–Fe,...

    - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210oC),...

    - Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al–Si, Al–Cu–Mn–Mg

    b. Tính chất hóa học

    Có tính chất hóa học tương tự của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim

3. Ứng dụng

    - Do có tính chất hóa học, vật lí, cơ học rất quý nên hợp kim được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân

    - Có những hợp kim trơ với axit, bazơ và các hóa chất khác dùng chế tạo các máy móc, thiết bị dùng trong nhà máy sản xuất hóa chất

    - Có hợp kim chịu nhiệt cao, chịu ma sát mạnh dùng làm ống xả trong động cơ phản lực

    - Có hợp kim có nhiệt độ nóng chảy rất thấp dùng chế tạo giàn ống dẫn nước chữa cháy tự động...

B. Trắc nghiệm Hợp kim

Bài 1: Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là:

A. 0,1    B. 0,15    C. 0,28    D. 0,25

Đáp án: B

Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe dư

Đặt số mol Ag, Cu và Fe trong Z lần lượt là a, b, c

mhỗn hợp = 108a + 64b + 56c = 8,12 (1)

khi cho Z tác dụng với HCl, chỉ có Fe phản ứng tạo khí

Fe + HCl → FeCl2 + H2

nFe = nH2 = 0,03 mol, hay c = 0,03 mol (2)

xét phản ứng của 2,8 gam Fe ( 0,05 mol) và 0,81 gam Al ( 0,03 mol) với dung dịch X.

Sau phản ứng này Fe còn dư ( 0,03 mol) nên toàn bộ Al đã phửn ứng hết

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bảo toàn e: a + 2b = 0,13 (3)

Từ (1), (2) và (3), suy ra: a = 0,03 mol; b = 0,05 mol; c = 0,03 mol

CM(AgNO3) = 0,15M

Bài 2: Liên kết hoá học chủ yếu trong họp kim là

A. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.

B. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

C. liên kết ion và tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác Van der Waals).

D. tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác Van der Waals) và liên kết kim loại.

Đáp án: A

Bài 3: Cho các tính chất sau :

( 1 ) Tính chất vật lí ; (2) Tính chất hoá học ; (3) Tính chất cơ học.

Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đỏ có tính chất nào tương tự ?

A. (1)    B. (2) và (3)    C. (2)    D.(l)và(3)

Đáp án: C

Bài 4: Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ?

A. Hg(NO3)2    B. Zn(NO3)2    C. Sn(NO3)2    D. Pb(NO3)2

Đáp án: A

Khi cho mẫu thuỷ ngân lẫn các tạp chất kém, thiếc, chì phản ứng với Hg(HNO3)2 dư sẽ xảy ra các phản ứng:

Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg

Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg

Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg

Vậy toàn bộ các tạp chất được loại bỏ khỏi Hg

Bài 5: Có 3 mẫu họp kim gồm Ag-Cu, Cu-Al và Fe-Cr-Mn. Dùng dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được 3 hợp kim trên ?

A. HNO3    B. HCl

C. AgNO3    D. H2SO4đặc, nóng

Đáp án: D

Bài 6: Để xác định hàm lượng C trong một mẫu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu

a) Công thức hoá học của loại hợp kim trên là

A. FeC. B. FeC2. C. FeC3. D. Fe3C.

b) Hàm lượng % của C trong hợp kim trên là

A. 17,65.    B. 30,00%.    C. 39,13%.    D. 6,67%.

Đáp án: a/ D, b/ D

đặt số mol Fe và C trong hợp kim lần lượt là x và y.

Vậy m = 56x + 12y

Phản ứng xảy ra khi nung hợp kim này trong không khí:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Sau phản ứng có 2x/3 mol O2 thêm vào và y mol C tách ra khỏi chất rắn

Khối lượng tăng thêm là:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Theo đề ta có:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Vậy công thức hợp kim là Fe3C và hàm lượng C là 6,67%

Bài 7: Có các phát biểu sau:

(1) Hợp kim thép (Fe-C) ít bị ăn mòn hơn sắt.

(2) Hợp kim Al-Cu-Mn-Mg nhẹ và cứng, dùng trong chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ.

(3) Hợp kim vàng tây (Au-Ag-Cu) cứng hơn vàng nguyên chất.

(4) Hợp kim Bi-Pb-Sn có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A.l.    B. 2.    C.3.    D. 4.

Đáp án: B

Các phát biểu đúng: (2) và (3)

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống