Giải Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim

4.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 19: Hợp kim chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hợp kim lớp 12.

Bài giảng Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim

Câu hỏi và bài tập (trang 91 SGK Hóa Học 12)

Bài 1 trang 91 SGK Hóa Học 12: Những tính chất vật lí chung của kim loại tinh khiết biến đổi như thế nào khi chuyển thành hợp kim?

Phương pháp giải:

So sánh tính chất vật lí gồm:

+ Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt

+ Độ cứng, độ dẻo

+ Nhiệt độ nóng chảy

Lời giải:

Hợp kim dẫn điện và nhiệt kém hơn kim loại nguyên chất.

- Độ cứng của hợp kim lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất, độ dẻo thì hợp kim kém hơn kim loại.

- Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại tạo thành hợp kim đó.

Bài 2 trang 91 SGK Hóa Học 12: Để xác định hàm lượng của bạc trong hợp kim, người ta hoà tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit HCl dư vào dung dịch trên, thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng của bạc trong hợp kim.

Phương pháp giải:

Viết PTHH xảy ra:

Ag + 2 HNO3 → AgNO3 + NO2↑ + H2O                     (1)

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3                                (2)

mkết tủa = mAgCl => nAgCl

Theo PTHH (2) Tính được nAgNO3 = nAgCl

Theo PTHH (1) => nAg = nAgNO3

=> % Ag = mAgmhpkim.100%

Lời giải:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2↑ + H2O                     (1)

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3                               (2)

nAgCl =0,398143,5(mol)

Theo PTHH (2) Tính được nAgNO3 = nAgCl 0,398143,5(mol)

Theo PTHH (1) => nAg = nAgNO30,398143,5(mol)

=> % Ag = mAgmhpkim.100%=0,398143,5.1080,5.100%=59,9%60%

 

Bài 3 trang 91 SGK Hóa Học 12: Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

A. 81% Al và 19% Ni                        B. 82% Al và 18% Ni

C. 83% Al và 17% Ni                        D. 84% Al và 16% Ni.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính thành phần phần trăm

%Al=mAlmhopkim.100%%Ni=100%%Al

Với mhợp kim = mAl + mNi

Lời giải:

Khối lượng của Al là: 10×27 = 270 (g)

Khối lượng của Ni là: 1×59 = 59 (g)

=> Khối lượng hợp kim là: 270 + 59 = 329 (g)

%Al=mAlmhopkim.100%=270329.100%=82%%Ni=100%%Al=100%82%=18%

Đáp án B

Bài 4 trang 91 SGK Hóa Học 12: Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

A. 27,9% Zn và 72,1% Fe              B. 26,9% Zn và 73,1% Fe

C. 25,9% Zn và 74,1% Fe              D. 24,9% Zn và 75,1% Fe

Phương pháp giải:

Gọi số mol của Fe và Zn lần lượt là x và y (mol)

Viết PTHH xảy ra:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

x                                     x        (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

y                                    y        ( mol)

Giải hê 2 ẩn 2 phương trình 

{mhopkim=65x+56y=2,33nH2=x+y=0,04=>{x=?y=?=>{mZn=?mFe=?

Áp dụng công thức tính thành phần phần trăm:

%Zn=mZnmhopkim.100%%Fe=100%%Zn

Lời giải:

Gọi số mol của Fe và Zn lần lượt là x và y (mol)

PTHH xảy ra:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

x                                     x        (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

y                                    y        ( mol)

nH2=0,89622,4=0,04(mol)

{mhopkim=65x+56y=2,33nH2=x+y=0,04=>{x=0,01y=0,03=>{mZn=0,01.65=0,65(g)mFe=0,03.56=1,68(g)

%Zn=mZnmhopkim.100%=0,652,33.100%=27,9%%Fe=100%%Zn=100%27,9%=72,1%

Đáp án A

Lý thuyết Bài 19: Hợp kim

I. ĐỊNH NGHĨA

- Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác

Ví dụ: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

II. TÍNH CHẤT

1. Tính chất vật lí

- Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với tính chất của các đơn chất:

    + Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim do trong hợp kim có các electron tự do

    + Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim giảm so với kim loại thành phần do mật độ electron tự do trong hợp kim giảm đi rõ rệt

    + Có độ cứng cao hơn so với các kim loại thành phần do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần của ion trong mạng tinh thể

    + Có rất nhiều hợp kim khác nhau được chế tạo có hóa tính, cơ tính và lí tính ưu thế như không gỉ, độ cứng cao, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt...

Ví dụ:

    + Hơp kim không bị ăn mòn: Fe–Cr–Mn (thép inoc)...

    + Hợp kim siêu cứng: W–Co, Co–Cr–W–Fe,...

    + Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210oC),...

    + Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al–Si, Al–Cu–Mn–Mg

2. Tính chất hóa học

Có tính chất hóa học tương tự của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim

III. ỨNG DỤNG

- Hợp kim có nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế quốc dân:

   + Hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ và áp suất cao dùng để tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,...

   + Hợp kim có tính bền hóa học và cơ học dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hóa chất

   + Hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống

   + Hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp

   + Hợp kim của vàng với Ag, Cu đẹp và cứng, dùng để chế tạo trang sức và đúc tiền

Đánh giá

0

0 đánh giá