Với Giáo án Toán lớp 4 Dấu hiệu chia hết cho 2 mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Dấu hiệu chia hết cho 2
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Biết số chẵn, số lẻ.
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiện: Đặt tính rồi tính: a) 39870 : 123; b) 25863 : 251 - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS lên bảng thực hiện chia, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
- Lắng nghe |
12p |
2. Dấu hiệu chia hết cho 2: - Yêu cầu HS đọc bảng chia 2. - Yêu cầu HS lấy một vài ví dụ khác chia hết cho 2 không thuộc bảng chia 2. ? Em đã làm thế nào để tìm ra các số chia hết cho 2? - Yêu cầu HS đọc lại các số chia hết cho 2 vừa tìm được. ? Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của các số chia hết cho 2? - Nêu: Đó chính là dấu hiệu chia hết cho 2. Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2. - Yêu cầu HS lấy một vài ví dụ về số không chia hết cho 2. ? Em có nhận xét gì về các số không chia hết cho 2? - Nêu: Những số có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2. Đó chính là dấu hiệu để nhận biết số không chia hết cho 2. ? Vậy để nhận biết một số có chia hết cho 2 hay không chúng ta dựa vào đâu? * Số chẵn, số lẻ. - Giới thiệu: Số chia hết cho 2 gọi là số chẵn. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về số chẵn. ? Các số chẵn là các số có tận cùng là gì? ? Số chia hết cho 2 được gọi là số gì? - Nêu: Số không chia hết cho 2 được gọi là số lẻ. Yêu cầu HS lấy ví dụ. ? Các số lẻ có tận cùng là gì? ? Số không chia hết cho 2 còn được gọi là số nào? |
- 2 HS đọc, lớp nhận xét. - 3 HS nối tiếp nhau nêu: 30 : 2 = 15 42 : 2 = 21; 50 : 2 = 25, 100 : 2 = 50, 126 : 2 = 63,… - Một số HS nêu cách làm của mình: + Em nghĩ ra một số bất kì rồi chia nó cho 2. + Em dựa vào bảng chia 2. + Em lấy một số bất kì nhân với 2, được một số chia hết cho 2. - Đọc lại các số và nêu nhận xét. + Các số chia hết cho 2 có tận cùng là các chữ số 0, 2, 4, 6, 8. - Lắng nghe nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2. - Nối tiếp nêu ví dụ: 11 : 2 = 5 dư 1; 13 : 2 = 6 dư 1; 25 : 2 = 12 dư 1… - Các số này đều có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. - Lắng nghe và nhắc lại dấu hiệu không chia hết cho 2. - Chúng ta dựa vào chữ số tận cùng của số đó. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Nối tiếp nêu: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 128, 396, 986, … - Các số chẵn có tận cùng là: 0, 2, 4, 6, 8. - Được gọi là số chẵn. - Lắng nghe và lấy ví dụ về số lẻ: 11, 13, 15, 17, 19, 23, 33, 89, 899, … - Các số lẻ có tận cùng là: 1, 3, 5, 7, 9 - Số không chia hết cho 2 còn được gọi là số lẻ. |
18p |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Trong các số: 35, 89, 98,... - Yêu cầu cá nhân HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, chữa bài bảng phụ, yêu cầu HS giải thích cách làm bài. - Nhận xét, chốt lại dấu hiệu chia hết cho 2. |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Cá nhân HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - 2 HS đọc bài. a. Số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782. b. Số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84 683; 8401. |
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài, sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau. - Gọi HS đọc bài bạn và nhận xét. - Nhận xét, chốt dấu hiệu chia cho 2. |
- 1 HS nêu yêu cầu. - 2 em ngồi cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau. a. 42; 78; 56; 34. b. 721; 453. |
|
Bài 3: Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập. - Gọi cặp báo cáo. - Nhận xét, chốt cách viết số từ các chữ số đã cho. |
- 2 HS cùng bàn thảo luận làm bài. 346; 364; 436; 634. 365; 356; 653; 635 |
|
Bài 4: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập. - Gọi HS đọc bài làm. - Nhận xét, củng cố về số chẵn, số lẻ. |
- Hoàn thành bài tập. 340; 342; 344; 346; 348; 350 8347; 8349; 8351; 8353; 8355; 8357 |
|
4p |
C. Củng cố, dặn dò: ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2? - Nhận xét tiết học.Dặn HS về học bài, chuẩn bị: Dấu hiệu chia hết cho 5. |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................