Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2 lớp 4 hay, chi tiết

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 4 Dấu hiệu chia hết cho 2 hay, chi tiết cùng với 27 bài tập chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 4.

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2 lớp 4 hay, chi tiết

A. Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết:  

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. 

Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

Số chia hết cho 2 là số chẵn.

Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

Ví dụ: Số 1995 là số chẵn hay là số lẻ? 

Lời giải: 

Vì số 1995 có chữ số tận cùng là 5 nên số 1995 không chia hết cho 2. Do đó số 1995 là số lẻ. 

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Kiểm tra một số đã cho có chia hết cho 2 hay không.

Phương pháp: 

Bước 1: Tìm chữ số tận cùng của các số đã cho.

Bước 2: Kết luận: 

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. 

Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

Ví dụ: Trong các số sau đây, có bao nhiêu số chia hết cho 2? 

35; 98; 1990; 3002; 5555; 8401

Lời giải: 

Số 35 và số 5555 có chữ số tận cùng là 5 nên số 35 và số 5555 không chia hết cho 2.

Số 98 có chữ số tận cùng là 8 nên số 98 chia hết cho 2.

Số 1990 có chữ số  tận cùng là 0 nên số 1990 chia hết cho 2.

Số 3002 có chữ số tận cùng là 2 nên số 3002 chia hết cho 2.

Số 8401 có chữ số tận cùng là 1 nên số 8401 không chia hết cho 1.

Vậy trong các số đã cho, có 3 số chia hết cho 2 là: 98; 1990; 3002.

Dạng 2: Xét tính chẵn, lẻ của một số

Phương pháp: 

Xét xem số đã cho có chia hết cho 2 hay không. Nếu số đã cho chia hết cho 2 thì số đã cho là số chẵn, nếu không chia hết cho 2 thì đó là số lẻ.

Ví dụ: Loan nói rằng số 3508 là số chẵn. Theo em Loan nói đúng hay sai? 

Lời giải:

Số 3508 có chữ số tận cùng là 8 nên số 3508 chia hết cho 2. Vì số 3508 chia hết cho 2 nên số 3508 là số chẵn. Vậy bạn Loan nói đúng.

Dạng 3: Tìm các số thỏa mãn yêu cầu cho trước. 

Phương pháp: 

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. 

Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

Số chia hết cho 2 là số chẵn.

Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

Ví dụ 1: Với ba chữ số 2; 5; 8 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó. 

Lời giải: 

Các số chẵn có ba chữ số được lập từ các số đã cho phải có chữ số tận cùng là 2 hoặc 8. Khi đó ta viết được các số chẵn là: 258; 528; 582; 852. 

Ví dụ 2: Tìm x, biết: x chia hết cho 2 và 100 <  x < 110. 

Lời giải: 

Vì x chia hết cho 2 nên x sẽ có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8. Mà 100 <  x < 110 nên x có thể là các số: 102; 104; 106; 108.

B. Bài tập Dấu hiệu chia hết cho 2

Câu 1: Số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Lời giải:

Các số có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8 thì chia hết cho 2.

Vậy khẳng định đã cho là đúng.

Câu 2: Số không chia hết cho 2 là số chẵn.  Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Lời giải:

Số chia hết cho 2 là số chẵn. Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

Vậy khẳng định “Số không chia hết cho 2 là số chẵn” là sai.

Câu 3: Trong các số sau số nào chia hết cho 2?

A. 1235

B. 1331

C. 2469

D. 1998

Lời giải:

Số 1235 có chữ số tận cùng là 5 nên 1235 không chia hết cho 2.

Số 1331 có chữ số tận cùng là 1 nên 1331 không chia hết cho 2.

Số 2469 có chữ số tận cùng là 9 nên 2469 không chia hết cho 2.

Số 1998 có chữ số tận cùng là 8 nên 1998 chia hết cho 2.

Vậy trong các số đã cho, số chia hết cho 2 là 1998.

Câu 4: Dãy gồm các số chia hết cho 2 là:

A. 98; 246; 1247; 5672; 9090

B. 36; 148; 8750; 17952; 3344

C. 67; 189; 987; 3553; 123321

D. 46; 128; 690; 4234; 6035

Lời giải:

Dãy A có số 1247 có chữ số tận cùng là 7 nên 1247 không chia hết cho 2.

Dãy B  gồm các số chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8 nên chia hết cho 2.

Dãy C gồm các số chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9 nên không chia hết cho 2.

Dãy D có số 6035 có chữ số tận cùng là 5 nên 6035 không chia hết cho 2.

Vậy dãy gồm các số chia hết cho 2 là 36;148;8750;17952;3344.

Câu 5: Cho các số sau: 24; 35; 99; 158; 237; 1350; 2461; 12352; 87316. Có bao nhiêu số không chia hết cho 2?

A. 6 số

B. 5 số

C. 4 số

D. 3 số

Lời giải:

Những số có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9 thì  không chia hết cho 2.

Do đó trong các số đã cho, các số không chia hết cho 2 là 35;99;237;2461.

Vậy có 4 số không chia hết cho 22.

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 1)

A. a = 1

B. a = 3

C. a = 7

D. a = 8

Lời giải:

Nếu a=1 thì số 6131 có chữ số tận cùng là 1 nên không chia hết cho 2.

Nếu a=3 thì số 6133 có chữ số tận cùng là 3 nên không chia hết cho 2.

Nếu a=7 thì số 6137 có chữ số tận cùng là 7 nên không chia hết cho 2.

Nếu a=8 thì số 6138 có chữ số tận cùng là 8 nên chia hết cho 2.
Vậy đáp án đúng là  a=8.

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 2)

A. b = 0; 5

B. b = 0; 2; 4; 6; 8

C. b = 1; 3; 5; 7; 9

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Lời giải:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 3)

Câu 8: Từ ba chữ số 1; 6; 9 hãy viết các số có hai chữ số khác nhau và không chia hết cho 2.

A. 16; 96

B. 16; 69; 61; 91

C. 19; 91; 169

D. 16; 96; 169; 196

Lời giải:

Từ ba chữ số 1;6;9 viết được các số có hai chữ số khác nhau là 16;19;61;69;91;96.

Các số 19;69;61;91 có chữ số tận cùng là 1 và 9 nên không chia hết cho 2.

Vậy từ ba chữ số 1;6;9 ta viết được các số có hai chữ số khác nhau và không chia hết cho 2 là 19;69;61;91.

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 4)

A. y = 4

B. y = 6

C. y = 8

D. y = 9

Lời giải:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 5)

Câu 10: Giá trị của biểu thức nào sau đây là số chia hết cho 2?

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 6)

Lời giải:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 7)

Câu 11: Viết số chẵn thích hợp vào chỗ trống:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 8)

Lời giải:

550+2=552

552+2=554    

Suy ra quy luật là: Từ số hạng thứ hai trở đi bằng số hạng liền trước cộng thêm 2 đơn vị.

Số thứ tư là:                554+2=556

Số thứ năm là:             556+2=558

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 556; 558.

Câu 12: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 9)            

Lời giải:

Số cần điền lớn hơn 500  và nhỏ hơn 504 nên số cần điền chỉ có thể là 501;502;503.
Trong 3 số đó chỉ có số 502 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 502.

Câu 13: Điền số thích hợp vào ô trống:

Tuổi của mẹ Lan ít hơn 44 tuổi nhưng nhiều hơn 40 tuổi. Nếu đem số tuổi của mẹ Lan chia cho 2 thì không dư.

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 10)

Lời giải:

Vì tuổi của mẹ Lan ít hơn 44 tuổi nhưng nhiều hơn 40 tuổi nên tuổi của mẹ Lan chỉ có thể là 41,42,43.

Nếu đem số tuổi của mẹ Lan chia cho 2 thì không dư nên tuổi của mẹ Lan phải là số chia hết cho 2.

Trong ba số 41,42,43 chỉ có số 42 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 2.

Do đó tuổi của mẹ Lan là 42 tuổi.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 42.

Câu 14: Điền số thích hợp vào ô trống:

Trắc nghiệm Toán 4 Bài 39: Dấu hiệu chia hết cho 2 có đáp án (ảnh 11)

Lời giải:

Để lập được số chia hết cho 2 thì các số đó phải có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8.

Do đó các số có chia hết cho 2 được lập từ bốn chữ số 0,4,5,7 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 4.

Từ bốn chữ số 0,4,5,7 ta viết được các số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 2 là:

450;470;540;570;740;750;504;574;704;754.

Có 10 số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 10.

Bài tập Dấu hiệu chia hết cho 2. Dấu hiệu chia hết cho 5 lớp 4

I. TRẮC NGHIỆM  

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cho các số: 351;356;220;452;431;217;255;674. Những số nào chia hết cho 5.

A. 356; 220; 255

B. 220; 255

C.674; 356

D. 255; 351

Câu 2: Cho các số : 18;22;11;10;13;23;27;71;77;34. Những số nào chia hết cho 2.

A. 11; 71; 77; 13

B. 18; 11; 71; 77;22

C.22; 11; 71; 77; 18; 34

D. 18; 22; 10; 34

Câu 3: Cho các số 141; 134; 4620; 235. Trong các số đó: Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5?

A. 141

B. 134

C. 4620

D. 235

Câu 4: Trong các số sau: 357; 550; 125; 950; 955 số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2

A. 550 và 950

B. 357 và 995

C. 125 và 995

D. 955 và 950

Câu 5: Số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 trong các số sau: 105; 1001; 294; 3750; 156.

A. 1001

B. 105 và 156

C. 294

D. 3750

Câu 6: Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm: 4585<......<4595

A. 4582

B. 4588

C. 4592

D. 4590

Câu 7: Tổng nào sau đây chia hết cho 2 ?

A. 42+44+46+48+49+50

B. 502+503+504+505+506+507

C. 1250+1123+1224+8900+501

D. 1992+1993+1994

Câu 8: Tổng nào sau đây chia hết cho 5

A. 1995+2019

B. 2019+2001

C. 2005+2001+2009+2004

D. 9990+1029+9295+2101+1001

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Với ba chữ số 0; 5; 6 hãy viết các số có ba chữ số, mỗi số đó có cả ba chữ số đó và đều chia hết cho 5.

Câu 2: Trong các số 345; 480; 625; 5000; 501; 322; 9055; 248

a) Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5?

b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5?

c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?

Câu 3: Hãy viết:

Số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 5.

Số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 2.

Số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho cả 2 và 5.

Câu 4: Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm:

a)250<.....<260b)2655<....<2665c)1225;1230;1235;.....;......;1250

Câu 5: Không thực hiện phép chia, hãy tìm số dư khi chia mỗi số sau đây cho 2, cho 5: 813; 264; 736; 6547

Đánh giá

0

0 đánh giá