Giáo án Tính chất kết hợp của phép cộng (2023) mới nhất - Toán lớp 4

Tải xuống 6 3.3 K 2

Với Giáo án Toán lớp 4 Tính chất kết hợp của phép cộng mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.

Giáo án Toán lớp 4 Tính chất kết hợp của phép cộng

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.

- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Bảng phụ (hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số như SGK/ 45).

HS: - SGK + vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức: a x b x c và m – (n + p) với:

a) a = 15, b = 0 và c = 37

b) m = 10, n = 5 và p = 2

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

1p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài.

- Lắng nghe

12p

2. Tính chất kết hợp của phép cộng:

- Treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy - học.

- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a + b) + c với giá trị của biểu thức

a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ?

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a + b) + c với giá trị cảu biểu thức

a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20?

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a + b) + c với giá trị cảu biểu thức

a + (b + c) khi a = 28, b = 49 và c = 51?

? Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c)?

- Vậy ta có thể viết:(a + b) + c = a + (b + c)

? Khi cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào?

- HS đọc bảng số.

- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như Sgk

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.

- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c).

- HS đọc.

- Khi cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

18p

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc bài làm.

? Vì sao em lại viết được 4367 + 199 + 501= 4367 + (199 + 501)?

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

? Để tính bằng cách thuận tiện nhất ta vận dụng theo những tính chất nào?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

4367 + 199 + 501

= 4367 + (199 + 501)

= 4367 + 700

= 5067 ...

- Nối tiếp nhau đọc từng biểu thức.

- Vì khi thực hiện 199 + 501 trước được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện.

- Ta vận dụng theo tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.

Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì ?

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

? Làm thế nào em biết được cả ba ngày quỹ đó nhận được bao nhiêu tiền ?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Nhận xét, chốt cách vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng vào giải bài toán có lời văn.

- 1 HS đọc đề bài toán.

- Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được 75500000 đồng,......

- Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền ?

- Tóm tắt và đọc bài toán dựa vào tóm tắt.

Tóm tắt:

Ngày đầu nhận: 75500000 đồng

Ngày thứ hai nhận: 86950000 đồng

Ngày thứ ba nhận: 14500000 đồng

Cả ba ngày nhận: ...... đồng ?

- Để tính được số tiền cả ba ngày quỹ đó nhận được ta cần thực hiện cộng số tiền mỗi ngày quỹ đó nhận được lại với nhau.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:

75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000(đồng)

Đáp số: 176 950 000 đồng

- 2 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng.

- Lắng nghe.

Bài 3: Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ chấm:

- Yêu cầu cá nhân HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

? Một số cộng với 0 có kết quả bằng gì?

? Phát biểu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng ?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) a + 0 = 0 + a = a

b) 5 + a = a + 5

c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30

- 3 HS đọc bài làm, giải thích cách làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Một số cộng với 0 bằng chính số đó.

- 2 HS phát biểu.

4p

C. Củng cố- Dặn dò:

? Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- 1 HS nêu

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống