Lý Thuyết Amin môn Hóa học lớp 12 năm 2021

Tải xuống 3 1.6 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý Thuyết Amin môn Hóa học lớp 12 năm 2021, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

5 DẠNG BT AMIN TRONG ĐỀ THPTQG

DẠNG 1: SO SANH TÍNH BAZƠ CỦA CÁC AMIN

Lực bazơ : CnH2n+1-NH2 > NH3 > C6H5-NH2

Câu 1: Cho các chất: (1) ammoniac; (2) metylamin; (3) anilin; (4) dimetylamin. Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. (1) < (3) < (2) < (4).                                             B. (3) < (1) < (2) < (4).

C. (1) < (2) < (3) < (4).                                             D. (3) < (1) < (4) < (2).

Câu 2: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần?

(1) C6H5NH2                              (2) C2H5NH2 (3) (C6H5)2NH       (4) (C2H5)2NH   (5) NaOH      (6) NH3

A. 1>3>5>4>2>6           B. 6>4>3>5>1>2            C. 5>4>2>1>3>6           D. 5>4>2>6>1>3

Câu 3: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl).

Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:

A. (4), (1), (5), (2), (3).   

B. (3), (1), (5), (2), (4).

C. (4), (2), (3), (1), (5).                   

D. (4), (2), (5), (1), (3).

DẠNG 2: SỐ ĐỒNG PHÂN + BẬC AMIN

CTPT

Tổng số đồng phân

Bậc 1

Bậc 2

Bậc3

C3H9N

4

2

1

1

C4H11N

8

4

3

1

C7H9N

5

4

1

0

Câu 1: Cho amin no đơn chức có %N = 23,72% . Tìm số đồng phân bậc 3 của amin đó

A. 1                                   B.2                                     C.3                                    D.4

Câu 2: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H7Cl.                        B. C3H8O.                         C. C3H8.                            D. C3H9N.

Câu 3: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH                                B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3

C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2                               D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2

Câu 4: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là

A. 3.                                  B. 5.                                  C. 2.                                  D. 4.

DẠNG 3: PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

Câu 1 – THPTQG 2018 - 201: Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 320.                              B. 720.                              C. 480.                              D. 329.

Câu 2 - THPTQG 2018 – 204: Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 300.                              B. 450.                              C. 400.                              D. 250.

Câu 3 : Cho 2,1g hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925g hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là?

A. CH3NH2 và C2H5NH2                                          B. C2H5NH2 và C3H7NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2                                         D. CH3NH2 và (CH3)3N

Câu 4: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

A. 0,45 gam.                    B. 0,38 gam.                     C. 0,58 gam.                    D. 0,31 gam

Câu 5: Cho 20g hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là   1 : 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68g hỗn hợp muối. CTPT của amin nhỏ nhất là?

A. CH3NH2                       B. C2H5NH2                     C. C3H7NH2                     D.C4H9NH2

DẠNG 4: TOÁN ĐỐT CHÁY AMIN

Câu 1 – MH 2019 BGD: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.                         B. C4H11N.                        C. C2H5N.                        D. C4H9N.

Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 (l) CO2, 1,4 (l) N2 (các thể tích đo ở đktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là?

A. C3H7N                          B. C2H7N                          C. C3H9N                          D. C4H9N

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl phản ứng là?

A. 0,1                                B. 0,4                                C. 0,3                                D. 0,2

Câu 4: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22 . Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1: V2 là:

A. 3: 5                               B. 5: 3                               C. 2: 1                               D. 1: 2

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, bậc 1 mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7. Tên amin là?

A. Etyl amin                    B. Đimetyl amin              C. Metyl amin                 D. Propyl amin

DẠNG 5: ĐỐT CHÁY HỖN HỢP AMIN + H-C

Câu 1 – Sở Đà Nẵng 2019: Hỗn hợp X gồm hai amin (no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp) và hai hiđrocacbon (mạch hở, thể khí ở điều kiện thường, có cùng số nguyên tử H trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít X cần vừa đủ 19,656 lít O2 thu được H2O, 29,92 gam CO2 và 0,56 lít N2. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm thể tích của amin có phân tử khối lớn hơn trong X là

A. 8%.                                  B. 12%.                            C. 16%.                              D. 24%.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và 2 hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích khí còn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

A. C2H4 và C3H6              B. C3H6 và C4H8                C. C2H6 và C3H8              D. C3H8 và C4H10

Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. C2H6 và C3H8.             B. C3H6 và C4H8.             C. CH4 và C2H6.              D. C2H4 và C3H6. Câu 4: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX< MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là

A. etylmetylamin.           B. butylamin.                   C. etylamin.                     D. propylamin.

Xem thêm
Lý Thuyết Amin môn Hóa học lớp 12 năm 2021 (trang 1)
Trang 1
Lý Thuyết Amin môn Hóa học lớp 12 năm 2021 (trang 2)
Trang 2
Lý Thuyết Amin môn Hóa học lớp 12 năm 2021 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống