Với giải vở bài tập Toán lớp 5 trang 30, 31 Bài 110: Thể tích của một hình hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 5. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 5 trang 30, 31 Bài 110: Thể tích của một hình
Video giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 30, 31 Bài 110: Thể tích của một hình
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 30 Bài 1: Cho hai hình A và B như hình dưới đây:
Hình A gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?
Hình B gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ?
Hình nào có thể tích lớn hơn?
Lời giải
Số hình lập phương nhỏ ở hình A là:
4 × 3 × 3 = 36 (hình)
Thể tích hình A là:
1 × 36 = 36 (cm3)
Số hình lập phương nhỏ ở hình B là:
5 × 4 × 2 = 40 (hình)
Thể tích hình B là:
1 × 40 = 40 (cm3)
Hình A gồm 36 hình lập phương nhỏ.
Hình B gồm 40 hình lập phương nhỏ.
Hình B có thể tích lớn hơn hình A.
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 30 Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Hình hộp chữ nhật C gồm ………….. hình lập phương nhỏ.
b) Hình lập phương D gồm ………….. hình lập phương nhỏ.
c) Thể tích hình lập phương D ………….. thể tích hình hộp chữ nhật C.
Lời giải
a) Hình hộp chữ nhật C gồm 3 × 2 × 4 = 24 hình lập phương nhỏ.
b) Hình lập phương D gồm 3 × 3 × 3 = 27 hình lập phương nhỏ.
c) Thể tích hình lập phương D lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật C.
Lời giải
Cách 1:
8 = 2 × 2 × 2
27 = 3 × 3 × 3
Tổng các khối gỗ là: 8 + 27 = 35 (khối)
Không có số tự nhiên a nào để: a × a × a = 35
Do đó: Không thể xếp được.
Cách 2:
Không thể tạo thành một hình lập phương mới được.
Giải thích: Vì khối lập phương được xếp từ 27 khối lập phương nhỏ có chiều dài cạnh là 1cm sẽ có số ô vuông trong một mặt là 3 × 3 = 9 (nhẩm tính thôi) mỗi mặt của khối lập phương đó có 9 khối lập phương nhỏ cạnh 1cm. Vậy nếu cộng thêm 8 khối lập phuơng nhỏ cạnh 1cm nữa vào thì không tạo được một khối lập phương mới.
Cách 3:
+ Hình lập phương tạo bởi 8 khối gỗ có cạnh 8 : 4 = 2 (cm)
+ Hình lập phương tạo bởi 27 khối gỗ có cạnh 27 : 9 = 3 (cm)
+ Hình lập phương tạo bởi 8 + 27 = 35 khối gỗ có cạnh 35 : 5 = 7cm (vô lý vì 5 hoặc 7 khối gỗ không đối xứng nhau nên không ghép được một mặt của hình lập phương). Do đó không thể xếp tất cả các khối gỗ của hai hình lập phương trên thành một hình lập phương.
Lý thuyết Thể tích của một hình
a) Ví dụ 1
Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé lớn hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
b) Ví dụ 2
Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói: Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c) Ví dụ 3
Hình P gồm 6 hình lập phương như nhau. Ta tách hình P thành hai hình M, N: hình M gồm 4 hình lập phương và hình N gồm 2 hình lập phương như thế. Ta nói: Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
Bài giảng Toán lớp 5 trang 30, 31 Bài 110: Thể tích của một hình