Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án: Giun đất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 15: Giun đất chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 7.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án: Giun đất:

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 7

 BÀI 15: GIUN ĐẤT

Câu 1: Quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra ở cơ quan nào của ống tiêu hoá của giun đất?
A. Ruột tịt.
B. Dạ dày cơ.
C. Diều.
D. Hầu.
Lời giải:
Giun đất có thêm thêm ruột tịt tiết enzim để tiêu hóa thức ăn trong ruột.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua
A. thành ruột tịt.
B. thành ruột.
C. thành dạ dày cơ.
D. thành thực quản.
Lời giải: Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột vào máu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
Lời giải:
Khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Giun đất là:
A. Động vật đơn tính
B. Động vật lưỡng tính
C. Động vật sinh sản vô tính
D. Kết quả khác
Lời giải:
Giun đất là động vật lưỡng tính
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: “Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….”
A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch
B. (1): phần đuôi; (2): trứng
C. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch
D. (1): đai sinh dục; (2): trứng
Lời giải:
Khi sinh sản, hai con giun đất chập phần đầu vào nhau và trao đổi tinh dịch
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Giun đất di chuyển nhờ
A. Lông bơi                 
B. Vòng tơ
C. Chun giãn cơ thể        
D. Kết hợp chun giãn và vòng tơ.
Lời giải:
Giun đất di chuyển nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và toàn thân mà giun đất di chuyển được
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?
A. Mạch vòng giữa thân.
B. Mạch vòng vùng hầu.
C. Mạch lưng.
D. Mạch bụng.
Lời giải:
Giun đất chưa có tim chính thức, mạch vòng vùng hầu. đóng vai trò như tim ở giun đất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm
A. hai hạch não và hai hạch dưới hầu.
B. hạch não và chuỗi thần kinh bụng.
C. hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng.
D. vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng.
Lời giải:    
Hệ thần kinh ở giun đất: Xuất hiện các hạch và chuỗi hạch thần kinh → Hệ thần kinh hình chuỗi hạ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Thức ăn của giun đất là gì?
A. Động vật nhỏ trong đất.
B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.
C. Vụn thực vật và mùn đất.
D. Rễ cây.
Lời giải:
Thức ăn của giun đất là vụn thực vật và mùn đất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Giun đất không có răng, bộ phận nào trong ống tiêu hoá giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn?
A. Hầu.
B. Diều.
C. Dạ dày cơ.
D. Ruột tịt.
Lời giải:
Giun đất không có răng, bộ phận trong ống tiêu hoá giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn là dạ dày cơ.
Đáp án cần chọn là: C

 

Xem thêm
Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án: Giun đất (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án: Giun đất (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án: Giun đất (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án: Giun đất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống