Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất

Tải xuống 14 1.6 K 33

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 15,16,17                                           Bài 15, 16, 17 Chủ đề : GIUN ĐỐT
Chủ đề này bao gồm các bài:
Bài 15: Giun đất. Mục III cấu tạo trong không dạy
Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất. Mục III2 cấu tạo trong không dạy
Bài 17: Một số giun đốt khác. Mục II đặc điểm chung không dạy
I
. Mục tiêu chủ đề:
1. Kiến thức
+Trình bày được khái niệm về ngành giun đốt, nêu được đặc điểm chính của ngành
để phân biệt giữa các ngành.
+ Trình bày được hình thái, cấu tạo, sinh lí của các đại diện trong ngành.
+ Nhận biết được các đại diện có hại cho.
+ Đề xuất biện pháp phòng chống một số giun kí sinh.
- Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp .
2. Kỹ năng
- Quan sát các thành phần cấu tạo của Giun qua tiêu bản mẫu.
- Quan sát, các đối tượng sinh học bằng kính lúp, thu thập về sự đa dạng và cấu tạo
của các hệ cơ quan.
- Kĩ năng quan sát đặc điểm bên ngoài.
- Tìm hiểu thông tin liên quan về mỗi đại diện của mỗi ngành.
- Giải thích cơ sở khoa học, đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh giun sán.
- Quản lý bản thân: Thực hiện đúng thời gian, nhiệm vụ của mỗi nhóm.
- Biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc khi quan sát và vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp qua hình ảnh hay từ tiêu
bản, mẫu vật thật .
- Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, vệ sinh môi trường đất ở trường, ở nhà.
- Giáo dục học sinh ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát triển nông nghiệp
ở địa phương .
- Thấy được tác hại của một số giun sán đối với con người và động vật, từ đó có ý
thức vệ sinh môi trường.

- Học sinh thấy ý nghĩa ngành giun và đặc biệt giun đất với cây xanh và với đời sống
con người cũng như vai trò của rươi với đối với kinh tế ...
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Giao tiếp với các bạn trong lớp.
- Giao tiếp với người dân địa phương.
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, hình thành giả thuyết khoa học.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT).
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ…
II. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
- Máy chiếu
- Sách giáo khoa: Sinh học 7
- Sách câu hỏi, đáp về sinh học (nhà xuất bản Thông tin và truyền thông).
- Tranh ảnh Bảng phụ .
- Các sản phẩm thí nghiệm của học sinh mẫu của học sinh.
- Hóa chất (cồn), bộ đồ mổ, cốc thủy tinh, giun đất, kính lúp, và một số đồ dùng
khác …
2. Học sinh
- Sách giáo khoa sinh 7
- Kẻ trước bảng phụ( sgk)
- Đọc trước bài
III. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động:
- Gv chiếu câu đố vui trên máy chiếu cho hs quan sát và
nghiên cứu tìm câu trả lời:
“ Mình dài nho nhỏ

Chân tay không có
Suốt ngày lê la
Làm đất tơi ra
Cho cây chóng tốt.”
(Đáp án: Con giun)
Gv: Nhận xét và công bố đáp án.
- Hướng dẫn Hs vào chủ đề bằng câu hỏi:
? Em đã biết gì về giun đất và ngành giun đốt?
? Em muốn biết những gì về giun đất và ngành giun đốt?
HS độc lập nghiên cứu và trả lời
HS: Đại diện trả lời
-Nơi sống: trong lòng đất
-Hình dáng
-Màu sắc
-Lợi ích của giun đất....
-Đặc điểm cấu tạo trong của giun đất
-Đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng..
-Các loài trong ngành giun đốt
-Vai trò của ngành giun đốt....
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài giun đốt
GV chia 6 nhóm học tập lý thuyết và
thực hành.
GV hướng dẫn HS phân chia các kiến
thức đã học về các nội dung: Hình thái,
cấu tạo, hoạt động sinh lý, vai trò.
GV yêu cầu HS dựa vào những đặc
điểm nêu trên và những kiến thức đã
biết, vẽ hình thái của giun đất vào vở,
I.Cấu tạo ngoài giun đốt
- Cơ thể giun đất đối xứng hai bên,
phân đốt và có khoang cơ thể chính
thức.
- Trong mỗi đốt có các phần sót lại của
chi bên.
- Mặt bụng của giun đất có màu nhạt
hơn.

 

viết chú thích mặt lưng, mặt bụng, đầu
và đuôi.
GV có thể gợi ý HS: giun đất cũng là
giun thì có liên quan gì đến các ngành
giun đã học trước không? Chữ “đốt”
trong tên ngành có ý nghĩa gì?
- HS tự vẽ hình giun vào vở học tập của
mình theo hướng dẫn của GV trong 3
phút.
- Đại diện 2 HS lên vẽ trên bảng
GV: Làm thế nào để biết các bạn vẽ
chính xác hay không?
Chốt phương án quan sát mẫu
vật thật.
HS đưa ra các phương án kiểm chứng:
Đọc SGK, quan sát giun thật, …
GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội
dung Mục III.1a - bài 16 - trang 56 về
cách xử lý mẫu vật.
GV hướng dẫn cho các nhóm chưa làm
được.
HS xử lý mẫu vật (làm sạch mẫu và
làm giun chết trong cồn) trong thời
gian 3 phút
GV yêu cầu HS quan sát con giun đất
trong khay và tham khảo thêm hình
ảnh của giun đất thực tế (trên SGK) và
yêu cầu HS nêu các đặc điểm của giun:
Tính đối xứng, các đốt.
- Cơ thể giun đất lưỡng tính với đai
sinh dục có 1 lỗ sinh dục cái và một đốt
khác có 2 lỗ sinh dục đực.

 

HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn
của GV và nêu đặc điểm ngoài của
giun:
- Cơ thể giun đất đối xứng hai bên,
phân đốt và có khoang cơ thể chính
thức.
GV: Giun đất có chi bên hay không?
HS đưa giả thuyết và cách chứng minh.
+ Có/ không
HS hoạt động theo nhóm:
- Kéo lê giun trên tờ giấy
có tiếng
lạo xạo
- Dùng kính lúp soi mỗi đốt
Kết luận: Giun đất có chi bên
GV yêu cầu HS HS nghiên cứu nội
dung Mục III.1b - bài 16 - trang 56, ý
thứ hai về mặt lưng và mặt bụng và xác
định.
GV hướng dẫn cho các nhóm chưa làm
được.
HS hoạt động theo nhóm và xác định
mặt lưng và mặt bụng của giun đất
Kết luận: 2 mặt khác nhau.
GV: Ngoài đặc điểm về màu sắc, còn
phương án nào để kiểm tra mặt lưng,
mặt bụng không?
HS thảo luận nhóm và trả lời: Tìm các
lỗ sinh dục ở mặt bụng.

 

GV yêu cầu HS HS nghiên cứu nội
dung Mục III.1b - bài 16 - trang 56 và
xác định các vị trí:
+ Đầu và đuôi giun
+ Đốt 14, 15, 16 => đai sinh dục
+ Hoàn thành các chú thích hình 16.1
GV hướng dẫn cho các nhóm chưa làm
được.
HS thảo luận nhóm và hoàn thành
nhiệm vụ theo hướng dẫn.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả.
+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích
thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt
hơn.
GV hướng dẫn HS kết luận lại những
kiến thức cơ bản về giun đất.
- Đại diện HS nhắc lại các kiến thức
về giun đất.
HS vẽ lại hình giun đất và kèm chú
thích đầy đủ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh lí của
giun
Giun đất là một loài động vật. Khi
nghiên cứu về giun, ngoài nghiên cứu
về hình thái cấu tạo, chúng ta sẽ nghiên
cứu về những vấn đề nào nữa?
HS đưa ra các ý kiến: di chuyển, dinh
dưỡng, sinh sản, …
GV chia nhiệm vụ cho các nhóm tìm
hiểu kiến thức:
II. Hoạt động sinh lí của giun
1. Di chuyển
- Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với
các vòng tơ mà giun đất di chuyển
được.
2. Dinh dưỡng
- Giun ăn vụn thực vật và mùn đất, tiêu
hóa thức ăn nhờ hệ tiêu hóa.
- Giun hô hấp qua da
3. Sinh sản
- Giun đất lưỡng tính, thụ tinh chéo
(ghép đôi).
- Trứng được thụ tinh và phát triển
trong kén (do đai sinh dục bong ra) để
thành giun non

 

+ Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về hình thức di
chuyển của giun đất.
+ Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về phương thức
dinh dưỡng của giun đất.
+ Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về hình thức
sinh sản của giun đất.
Các nhóm tìm hiểu kiến thức theo
hướng dẫn trong PHT với thời gian 3
phút
GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm
chuyên gia hoạt động.
GV sử dụng kỹ thuật chia nhóm đếm
số để hình thành các nhóm học tập.
Mỗi nhóm gồm có ít nhất 1 thành viên
của mỗi nhóm chuyên gia ban đầu.
HS tiến hành chia nhóm học tập và di
chuyển nhanh về vị trí học tập theo sơ
đồ có sẵn.
GV yêu cầu HS của các nhóm sẽ chia
sẻ kiến thức mình đã tìm hiểu được
trong vòng chuyên gia. Mỗi HS có 1
phút để trình bày.
HS chia sẻ kiến thức đã học được và
thảo luận, ghi lại những thắc mắc.
GV yêu cầu HS trình bày những thắc
mắc và đưa ra trước lớp để giải đáp nếu
có.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi củng
cố để chốt kiến thức.
III.Một số giun đốt thường gặp
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm
biển, giun đỏ.

 

1. Sự di chuyển của giun gồm những
bước nào?
2. Các vành của mỗi đốt có vai trò gì
đối với giun đất?
3. Vì sao nói giun là cái cày sống?
4. Giun thường chui lên mặt đất sau
những trận mưa lớn và kéo dài là vì
sao?
5. Giun đất tự thụ tinh hay thụ tinh
chéo? Giải thích.
Cá nhân HS căn cứ kết quả học tập trên
PHT và trả lời các câu hỏi
GV hướng dẫn HS tổng kết kiến thức
đã học bằng sơ đồ tư duy.
Hoạt động 3: Một số giun đốt
thường gặp
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ
giun đỏ, rươi, róm biển.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành
bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để
HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội
dung để HS tiện theo dõi.
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình,
đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức,
trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và
hoàn thành nội dung bảng 1.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước,
lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do định cư
hay chui rúc.
* Vai trò
+ Làm thức ăn cho người và động vật

 

- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện
giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết
quả ở từng nội dung.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ
sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
- GV thông báo các nội dung đúng và
cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến
thức.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về
sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối
sống, môi trường sống.
Hoạt động 4: Vai trò của giun đốt
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu 1 số
giun đốt, về tác hại của đỉa, vắt,
nguyên nhân và cách phòng tránh
- GV giới thiệu thêm về tác dụng chữa
bệnh của một số Giun đốt như giun đất,
đỉa, sa sùng
? Em hãy rút ra kết luận về vai trò của
Giun đốt trong tự nhiên và đời sống
con người.
GV chốt kiến thức về vai trò của Giun
đốt
? Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ
các loài Giun đốt có lợi, hạn chế các
+ Một số Giun đốt làm thuốc chữa
bệnh
- Tác hại: Hút máu người và động vật,
gây bệnh
Các biện pháp:
* Nhân giống và nuôi những loài có
lợi .
* Có kế hoạch khai thác hợp lí các loài
có lợi ích kinh tế cao như: Sá sùng,
rươi...
* Sử dụng các biện pháp sinh học để
hạn chế sự phát triển các loài có hại.
* Không nên dùng thuốc trừ sâu và các
chất hóa học để tiêu diệt các loài có hại
.
* Dùng phân bón hữu cơ đã được ủ để
bón ruộng tăng cường thức ăn cho giun
đất .
* Tuyên truyền ý thức bảo vệ các loài
sinh vật có lợi và BVMT cho nhân dân

 

loài giun đốt có hại và bảo vệ môi
trường?
- GV chiếu hình ảnh nhấn mạnh lại các
biện pháp bảo vệ Giun đốt và BVMT.
? Là học sinh em cần làm gì để các
loài Giun đốt và BVMT
GV khuyến khích HS nêu và thực hiện
các biện pháp BVMT

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 -HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA GIUN
Hướng dẫn sử dụng
1. Vòng chuyên gia: Các em sẽ thảo luận và hoàn thành phần bài theo nhiệm vụ
nhóm trong 3 phút.
Yêu cầu: Mỗi thành viên trong nhóm đều hoàn thành nội dung đó trên phiếu của
mình; tự tin trình bày lại được nội dung đó.
2. Vòng học tập: Tại nhóm mới, em sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ:
+ Chia sẻ kiến thức mà mình đã học được ở vòng chuyên gia với các bạn của nhóm
– trong tối đa 1 phút.
+ Lắng nghe và hoàn thành kiến thức khi bạn khác chia sẻ. Ghi lại bài cùng những
thắc mắc của mình.
Nội dung
I – DI CHUYỂN
Quan sát hình bên và sắp xếp các
bước di chuyển của giun. Em hãy đặt tên
kiểu di chuyển này.
(A) – Thu mình, làm phồng đoạn đầu, thu
đoạn đuôi.
(B) – Chuẩn bị bò.
(C) – Thu mình, làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.
(D) – Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

Đáp án của em là:
......................................................................................................................................
II – DINH DƯỠNG
1. Giun đất ăn những loại thức ăn nào?
......................................................................................................................................
2. Khoanh tròn trước những câu trả lời đúng:
Trong những loại thức ăn dưới đây, giun ăn loại nào?
A. Lá mục B. Mùn đất C. Cây cỏ D. Rễ cây đa E. Gà F. Dế
mèn
3. Giun có vai trò gì với đất trồng trọt?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
4. Giun hô hấp nhờ cơ quan nào?
......................................................................................................................................
III. SINH SẢN
1. Giun đất là đơn tính hay lưỡng tính? Giải thích.
......................................................................................................................................
2. Sắp xếp các nội dung sau theo thứ tự thời gian về quá trình sinh sản của giun đất.
(1) – Trứng được thụ tinh
(2) – Hai con giun chập vào nhau và trao đổi tinh dịch.
(3) – Đai sinh dục thắt hai đầu tạo kén.
(4) – Trứng nở thành giun con, phá kén ra ngoài.
(5) – Đai sinh dục tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.
Đáp án của em là:
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt

STT Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống Lối sống
1 Giun đất - Đất ẩm - Chui rúc.
2 Đỉa - Nước ngọt, mặn, nước lợ. - Kí sinh ngoài.
3 Rươi - Nước lợ. - Tự do.

 

4 Giun đỏ - Nước ngọt. - Định cư.
5 Vắt - Đất, lá cây. - Tự do.
6 Róm biển - Nước mặn. - Tự do.

Bảng 2: Vai trò của Giun đốt

STT Ý nghĩa thực tiễn Đại diện
1 Làm thức ăn cho người Rươi, sa sùng, bông thùa
2 Làm thức ăn cho động vật khác Giun đất, giun đỏ, giun quế….
3 Làm cho đất trồng tơi xốp Các loài giun đất,..
4 Làm màu mỡ cho đất Các loài giun đất,..
5 Làm thức ăn cho cá Rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá
sùng,…
6 Có hại cho người và ĐV Đỉa, vắt,..
7 Chữa bệnh Giun đất, sá sùng, đỉa,...

Hoạt động 3: Luyện tập
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhanh như chớp
+ Tổ chức: Chia lớp thành 4 nhóm ( đội). 1 HS làm trọng tài theo dõi các nhóm.
+
Luật chơi: Có 10 câu hỏi . GV lần lượt đọc từng câu. Các nhóm giơ tín hiệu để
trả lời. Nhóm giơ tín hiệu trước sẽ được trả lời trước (yêu cầu phải trả lời nhanh).
Trả lời sai nhóm khác có quyền trả lời lại. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Kết
thúc trò chơi nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm chiến thắng ( được thưởng điểm)
- Các câu hỏi:
Câu 1. Hiện nay, ngành Giun đốt có khoảng bao nhiêu loài??
Câu 2. Giun đỏ sống ở đâu
Câu 3. Thức ăn của giun đất là gì?
Câu 4. Rươi di chuyển bằng gì?
Câu 5. Giun kim, giun đỏ, vắt, giun đũa- trong các loài đó, loài nào không thuộc
ngành giun đốt?
Câu 6. Giun đỏ hô hấp bằng gì?
Câu 7. Trứng giun đất sau khi thụ tinh sẽ phát triển ở đâu?

Câu 8. Lối sống của đỉa là gì?
Câu 9.Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua bộ phận nào?
Câu 10. Đai sinh dục của giun đất nằm ở vị trí nào?
- HS: thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Kết thúc trò chơi, trọng tài tổng hợp điểm của các nhóm.
=>
Đáp án
C1. Trên 9 nghìn loài., C2. nước lợ, C3. Vụn thực vật và mùn đất
C4. Các tơ chi bên, C5.giun kim và giun đũa, C6. Da, C7. trong kén
C8. kí sinh ngoài, C9. thành ruột. C10. Đốt thứ 14-16
- HS: thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Kết thúc trò chơi, trọng tài tổng hợp điểm của các nhóm.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
vận dụng những kiến thức đã họctrả lời
các vấn đề liên quan đến thực tiễn như sau:
1/ Chiều nay, bố và An định đi câu cá nên bố giao cho An nhiệm vụ cho An là đi
đào giun đất làm mồi câu. An vâng lời bố , đi đào giun ở khu đất ven đường,
nhưng loay hoay mãi mà chưa đào được con nào. Nếu em có mặt ở đó, em sẽ chỉ
cho An đào giun ở những vị trí như nào? Và làm thế nào để có được nhiều giun đất
mà không mất nhiều công đào?
2/ GV :yêu cầu HS quan sát 2 hộp đất đã chuẩn bị trước đó 1 vài tuần:
+ Hộp 1: Đất + rác hữu cơ + giun đất
+ Hộp 2: Đất + rác hữu cơ.
? Hãy quan sát và cho nhận xét: hộp nào đất tơi xốp hơn, rác hữu cơ bị phân
hủy nhanh hơn ? Giải thích tại sao ?
3/ Giun đất bên cạnh vai trò quan trọng với môi trường đất, còn được sử dụng để
chăn nuôi. Vậy, để tăng lượng giun đất trong đất vườn nhà mình, em sẽ làm gì?
- HS: vận dụng kiến thức
trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi:
1/ Nên đào giun ở khu đất ẩm, râm mát, đất tơi xốp.
Có thể đổ nước (hoặc nước xà phòng) xuống khu vực muốn tìm giun để giun chui
lên…
2/ Hộp 2: đất tơi xốp hơn , rác hữu cơ bị phân hủy nhanh hơn vì có giun

3/ Để tăng lượng giun trong vườn có thể: trồng cây che phủ đất để tạo MTS thuận
lợi đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho giun, hạn chế sử dụng thuốc BVTV,
phân bón hóa học…
- GV: nhận xét, bổ sung
chốt ý.
Câu hỏi: Hãy tìm hiểu về câu ca dao “Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”. Câu
ca dao này có ý nghĩa gì? Nó liên quan gì đến đặc điểm sinh học của loài rươi – 1
loại hải sản nổi tiếng của nước ta.
Thử thách: Giới thiệu một quy trình chế biến món ăn từ rươi.
3. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Nghiên cứu trước nội dung chương 4: Ngành thân mềm.
- Chuẩn bị mẫu vật : trai sông, ốc sên, ốc vặn, mực…
=>
Đáp án
C1. Trên 9 nghìn loài.
C2. nước lợ
C3. Vụn thực vật và mùn đất
C4. Các tơ chi bên
 

Xem thêm
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun đốt mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống