Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất

Tải xuống 6 1.1 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 13.14                                             Bài 13, 14 Chủ đề : GIUN TRÒN
Chủ đề này bao gồm các bài:
Bài 13: Giun đũa ( Mục III lệnh trang 48 không thực hiện)
Bài 14: Một số giun tròn khác ( Mục II đặc điểm chung không dạy)
I. Mục tiêu chủ đề:
- Nêu được những đặc điểm chính của ngành phân biệt với giun dẹp.
- Học sinh mô tả được hình thái, cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của giun
đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
- Trình bày được vòng đời của giun đũa, cách phòng tránh.
- Học sinh hiểu biết về các giun tròn (giun đũa giun kim, giun móc...) -> tính đa dạng
của giun tròn.
- Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun, cơ chế lây nhiễm, từ đó có biện pháp phòng
tránh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lựctư duylogic, quan sát so sánh, năng lực giao tiếp
- Năng lựcsáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thu thập thông tin kiến thức.
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, hình ảnh về giun tròn,
2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung bài học
III. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động:Trò chơi: NÉM GÒN
HS nghe nhạc, tung gòn cho các bạn.
Nhạc dừng tại bạn nào, bạn ấy kể tên một động vật ngành Giun mà em biết
(Kể đúng được thưởng 1 dấu +, sai: 1 dấu -;

tiếp tục chuyển gòn cho các bạn khác)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:I. Cấu tạo, dinh dưỡng,
di chuyển của giun đũa
GV : Chia nhóm thành các nhóm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong
SGK, quan sát hình 13.1; 13.2 trên
màn hình, thảo luận nhóm và trả lời
câu hỏi:
? Trình bày cấu tạo của giun đũa?
? Giun cái dài và mập hơn giun đực có
ý nghĩa sinh học gì?
? Nếu giun đũa thiếu vỏ cuticun thì
chúng sẽ như thế nào?
? Ruột thẳng ở giun đũa liên quan gì
tới tốc độ tiêu hoá? khác với giun dẹp
đặc điểm nào? Tại sao?
? Giun đũa di chuyển bằng cách nào?
Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui
vào ống mật? hậu quả gây ra như thế
nào đối với con người?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin
SGK kết hợp với quan sát hình, ghi
nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả
lời, yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng
+ Cấu tạo:
- Lớp vỏ cuticun
I. Cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển
của giun đũa
- Cấu tạo:
+ Hình trụ dài 25 cm.
+ Thành cơ thể: biểu bì cơ dọc phát
triển.
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức.
+ Ống tiêu hoá thẳng: có lỗ hậu môn.
+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc.
+ Lớp cuticun có tác dụng làm căng cơ
thể, tránh dịch tiêu hoá.
- Di chuyển: hạn chế.
+ Cơ thể cong duỗi giúp giun chui rúc.
- Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng
nhanh và nhiều.

 

- Thành cơ thể
- Khoang cơ thể.
+ Giun cái dài, to đẻ nhiều trứng.
+ Vỏ có tác dụng chống tác động của
dịch tiêu hoá.
+ Tốc độ tiêu hoá nhanh, xuất hiện hậu
môn.
+ Dịch chuyển rất ít, chui rúc.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
- GV: tốc độ tiêu hoá nhanh do thức ăn
chủ yếu là chất dinh dưỡng và thức ăn
đi một chiều.
Câu hỏi (*) nhờ đặc điểm cấu tạo của
cơ thể là đầu thuôn nhọn, cơ dọc phát
triển
chui rúc.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu
tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun
đũa.
Hoạt động 2: Sinh sản của giun đũa
- Yêu cầu cá nhân hs nghiên cứu thông
tin, quan sát tranh 13.3 và 13.4
+ Nhóm thảo luận theo nội dung gợi ý
sau:
- Cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?
- Vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ?
- Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau
sống vì có liên quan gì đến bệnh giun
đũa?
II. Sinh sản

 

- Tại sao y học khuyên mỗi người nên
tẩy giun từ 1-2 lần trong một năm?
- Cá nhân tự đọc thông quan sát tranh
- Thảo luận nhóm
- Trao đổi nhóm về vòng đời của giun
đũa.
- Đại diện trình bày, nhận xét, nhóm
khác bổ sung.
- Yêu cầu:
+ Vòng đời: nơi trứng và ấu trùng phát
triển, con đường xâm nhập vào vật chủ
là nơi kí sinh.
+ Trứng giun trong thức ăn sống hay
bám vào tay.
+ Diệt giun đũa, hạn chế được số trứng.
- Đại diện nhóm lên bảng viết sơ đồ
vòng đời, các nhóm khác trả lời tiếp
các câu hỏi bổ sung
* GV lưu ý: trứng và ấu trùng giun đũa
phát triển ở ngoài môi trường nên:
+ Dễ lây nhiễm
+ Dễ tiêu diệt
- GV nêu một số tác hại: gây tắc ruột,
tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật
chủ
Hoạt động 3: Một số giun tròn khác
- GV yêu cầu HS xem đoạn video kết
hợp nghiên cứu SGK thảo luận nhóm
theo nội dung:
- Giun đũa (trong ruột người) đẻ
trứng
ấu trùng thức ăn sống
ruột non (ấu trùng) máu, tim, gan,
phổi
ruột người.
- Phòng tránh:
+ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá
nhân khi ăn uống.
+ Tẩy giun định kì.
III. Một số giun tròn khác

 

+ Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở
người? Chúng có tác hại gì cho vật
chủ?
+ Trình bày vòng đời của giun kim?
+ Giun kim gây cho trẻ em những
phiền phức gì?
+ Do thói quen nào ở trẻ em mà giun
kim khép kín được vòng đời nhanh
nhất?
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát
video, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý
kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
- Yêu cầu nêu được:
+ giun kim, giun tóc, giun móc
+ Ngứa hậu môn.
+ Mút tay.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
+ Kí sinh ở động vật, thực vật.
- Tác hại: lúa thối rẽ, năng suất giảm.
Lợn gầy, năng suất chất lượng giảm.
+ Biện pháp: giữ vệ sinh, đặc biệt là trẻ
em. Diệt muỗi, tẩy giun định kì
- GV yêu cầu HS báo cáo, GV chốt
kiến đúng, sai các nhóm tự sửa chữa
nếu cần.
- Đa số giun tròn kí sinh như: giun kim,
giun tóc, giun móc, giun chỉ...
- Giun tròn kí sinh ở cơ, ruột...
(người, động vật). Rễ, thân, quả (thực
vật) gây nhiều tác hại.
* Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh
cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh
giun.

 

- GV thông báo thêm: giun mỏ, giun
tóc, giun chỉ, giun gây sần ở thực vật,
có loại giun truyền qua muỗi, khả năng
lây lan sẽ rất lớn.
- Nêu tác hại của giun đũa đối với đời
sống của con người? Biện pháp phòng
tránh?

Hoạt động 3: Luyện tập
- Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe của con người?
- Bản thân em đã có biện pháp gì để hạn chế được giun đũa?
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
Tổng hợp kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm vở bài tập
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất, xà phòng, găng tay cho giờ thực hành.
- Đọc nghiên cứu trước bài thực hành:
Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động
sống của giun đất.
 

Xem thêm
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giao Án Sinh Hoc 7 Chủ đề Giun tròn mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống