Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
Tiết 5 Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (Tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
- Nêu được các nguồn Nitơ cung cấp cho cây.
- Nêu được các dạng Nitơ cây hấp thụ từ đất.
- Trình bày được các con đường cố định Nitơ và vai trò của quá trình cố định Nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt.
- Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân bón hợp lý với sinh trưởng và môi trường.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
a, Năng lực chung.
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
- Năng lực sáng tạo
II/ Trọng tâm:
- Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây.
- Quá trình chuyển hoá Nitơ trong đất và cố định Nitơ.
III/ Phương pháp:
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
IV/ Chuẩn bị:
- Tranh hình 6.1 và hình 6.2 ở SGK trang 29, 30.
- Phiếu học tập.
– Nghiên cứu trước bài học SGK.
V/ Tiến trình tổ chức bài dạy:
- Vì sao thiếu Nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường được?
– Nêu các con đường đồng hoá Nitơ trong mô thực vật?
Giáo viên đặt vấn đề qua bài học trước (Bài 5) các em đã biết vai trò quan trọng của Nitơ trong dinh dưỡng của thực vật. Vậy nguồn cung cấp Nitơ cho cây từ đâu? Và chuyển sang bài mới “Nitơ và đời sống thực vật” (Tiếp theo)
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội Dung |
* Hoạt động 1: - Hướng dẫn học sinh đọc mục III SGK và đạt câu hỏi. - Hãy nêu các dạng Nitơ chủ yếu trong tự nhiên.
* Hoạt động 2: - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu mục 2 SGK. GV phát phiếu số 1. - Phiếu học tập số 1. Các dạng Nitơ trong đất * Hoạt động 3: + Hoạt động 3.1/ - Cho HS quan sát hình 6.1 SGK và GV đặt câu hỏi. Quá trình chuyển hoá Nitơ gồm những quá trình nào? Hãy chỉ ra vai trò của vi khuẩn đất trong quá trình chuyển hoá Nitơ trong tự nhiên? GV có thể giảng thêm đất còn có quá trình phản Nitrát hoá gây mất Nitơ trong đất * Hoạt động 3.2/: - Cho HS đọc mục IV.2, quan sát hình 6.2 và phát phiếu học tập cho HS. GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày các con đường cố định Nitơ phân tử? Phiếu học tập số 2. các con đường cố định Nitơ Cho HS nêu ứng dụng về vai trò của vi sinh vật cố định đạm. * Hoạt động 4 : GV yêu cầu học sinh đọc mục V.
- Thế nào là phân bón hợp lý. - Phương pháp bón phân? - Phân bón có quan hệ với năng suất và môi trường như thế nào? |
- HS trả lời + Nitơ trong không khí, N2. NO, NO2. + Nitơ trong đất. . Nitơ vô cơ. . Nitơ hữu cơ.
- HS thảo luận theo nhóm và điền vảo phiếu số 1. Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét bổ sung. HS trả lời:
Học sinh trả lời: Nitơ hữu cơ VK amôn hoá NH+4. NH+4 VK nitrát hoá NO-3
Học sinh thảo luận theo nhóm vào điền vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày.
HS lấy ví dụ : Trồng cây họ đậu để cải tạo đất
- HS trả lời.
|
III. Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây. 1. Nitơ trong không khí - N2 cây không hấp thụ được. - NO, NO2 độc hại đối với thực vật.
2. Nitơ trong đất
Nitơ Nitơ khoáng hữu cơ
IV. Quá trình chuyển hoá Nitơ trong đất và cố định Nitơ trong đất. 1. Quá trình chuyển hoá Nitơ trong đất:
Xác SV NH+4, NO-3.
2. Quá trình cố định Nitơ phân tử: N2 + H2 -> NH3. - Con đường hoá học: N2 + H2 2000c, 200atm NH3. Con đường sinh học cố định Nitơ: N2 + H2 Nitrogenaza NH3.
V/ Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường: 1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng: Đủ loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng, khí hợp lý với cây, đất đai và khí hậu. 2. Các phương pháp bón: - Bón phân cho rễ. - Bón phân cho lá. 3. Phân bón và môi trường: Bón phân hợp lý có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường |
VI/ Củng cố:Cho học sinh trả lời các câu hỏi
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững phần in nghiêng trong SGK.
- Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3 trang 31 SGK.
PHIẾU HỌC TẬP 1: CÁC DẠNG NITƠ TRONG ĐẤT
Dạng Nitơ |
Đặc điểm |
Khả năng hấp thụ của cây |
Nitơ vô cơ trong các muối khoáng |
|
|
Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. |
|
|
PHIẾU HỌC TẬP 2: CÁC CON ĐƯỜNG CỐ ĐỊNH NITƠ
Các con đường cố định Nitơ |
Điều kiện |
Phương trình phản ứng |
Con đường hoá học |
|
|
Con đường sinh học: + Nhóm vi sinh vật sinh sống tự do. + Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh |
|
|
Đáp án phiếu học tập số 1:
CÁC DẠNG NITƠ TRONG ĐẤT
Dạng Nitơ |
Đặc điểm |
Khả năng hấp thụ của cây |
Nitơ vô cơ trong các muối khoáng |
+ NH+4 ít di động, được hấp thụ trên bề mặt của các hạt keo đất. + NO3 dễ bị rửa trôi |
Cây dễ hấp thụ |
Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật |
Kích thước phân tử lớn. |
Cây không hấp thụ được. |
Đáp án phiếu học tập số 2:
CÁC CON ĐƯỜNG CỐ ĐỊNH NITƠ
Các con đường cố định Nitơ |
Điều kiện |
Phương trình phản ứng |
Con đường hoá học |
- Nhiệt độ khoảng 2000c và 200 atm trong tia chớp lửa điện hay trong công nghiệp |
N2 + 3H2 -> 3NH3
|
Con đường sinh học: + Nhóm VSV sống tự do. + Nhóm VSV sống cộng sinh |
Enzym nitrogenaza |
N2 + 3H2 -> 3NH3 trong môi trường nước NH3 biến thành NH+4.
|
Tiết 6 THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁ HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
I. Mục tiêu bài học
Thấy rõ lá cây thoát nước, có thể xác định cường độ thoát hơi nươc bằng phương pháp cân nhanh
Bố trí thí nghiệm dể phân biệt tác dụng của 1 số loại phân
II. Chuẩn bị
Cân đĩa, đồng hồ bấm giây, giấy kẻ ôli, lá cây khoai lang, đậu cắm và cốc nước
Các loại phân
III. Cách tiến hành
Đo cường độ thoá hơi nước bằng cách cân nhanh
Chuẩn bị cân ở trạng thái cân bằng
Đặt lên đĩa cân 1 vài lá cân 1 lần ( cân khối lượng ban đầu P1g )
để lá cây thoát hơi nước trong vòng 15’
Cân lại khối lượng ( P2g )
Tính cường độ thoát hơi nước theo công thức I = g/dm2/giờ
So sánh các loại lá , xem loại lá nào có cường độ thoát hơi nước mạnh yếu
Thí nghiệm về các loại phân hoá học
Lấy cốc đựng 3 loại phân ure, lân, K
Quan sát màu sắc độ