Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 28 trang gồm 110 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 11.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 28 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 110 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12 có đáp án: Hô hấp ở thực vật – Sinh Học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 11
Bài giảng Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Câu 1: Hô hấp là quá trình
A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
Lời giải:
Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Quá trình hô hấp ở thực vật là:
A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản
B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.
C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.
D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
Lời giải:
Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học của của tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị oxi hóa đến CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Hô hấp ở thực vật là quá trình
A. hấp thụ khí O2 và thải khí CO2
B. cây sử dụng O2 và CO2 để phân giải các chất dinh dưỡng nhằm giải phóng năng lượng
C. oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống
D. cây sử dụng O2 để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào đồng thời giải phóng CO2
Lời giải:
Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và (3) lần lượt là
A. quang hợp, tổng hợp, O2
B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng
C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng
D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng
Lời giải:
Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ.
B. Thân.
C. Lá.
D. Quả
Lời giải:
Trong 4 bộ phận trên, rễ là cơ quan có hoạt động hô hấp mạnh nhất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
A. Ở rễ
B. Ở thân.
C. Ở lá.
D. Tất cả các cơ quan của cơ thể.
Lời giải:
Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?
A. Tế bào già, tế bào trưởng thành
B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết
Lời giải:
Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết có chứa ti thể với số lượng lớn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì:
A. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn
B. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
C. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
D. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn
Lời giải:
Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng nên số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A. Lúa đang trổ bông
B. Lúa đang chín
C. Hạt lúa đang nảy mầm
D. Lúa đang làm đòng
Lời giải:
Hô hấp mạnh nhất ở giai đoạn hạt lúa đang nảy mầm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Lời giải:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Quá trình hô hấp ở thực vật trải qua các giai đoạn nào ?
A. Đường phân và hô hấp hiếu khí
B. Oxi hóa chất hữu cơ và khử CO2
C. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận
Lời giải:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → Hô hấp hiếu khí (Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể
B. Tế bào chất
C. Lục lạp
D. Nhân.
Lời giải:
Giai đoạn đường phân diễn ra tại tế bào chất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu?
A. Chất nền của ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Màng trong của ti thể.
D. Màng ngoài của ti thể.
Lời giải:
Giai đoạn đường phân diễn ra tại tế bào chất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm:
A. Kị khí và xảy ra trong ti thể
B. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể
C.Kị khí và xảy ra trong tế bào chất
D. Hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất
Lời giải:
Giai đoạn đường phân có đặc điểm: kị khí và xảy ra trong tế bào chất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH
Lời giải:
* Đường phân:
1 Glucozo → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ
A. đến axit APG diễn ra ở tế bào chất.
B. đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.
C. đến axit piruvic diễn ra ở ti thể.
D. tạo axit lactic.
Lời giải:
Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.
1 Glucozo → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra:
A. 1 axit piruvic + 1 ATP
B. 2 axit piruvic + 2 ATP
C. 3 axit piruvic + 3 ATP
D. 4 axit piruvic + 4 ATP
Lời giải:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra: 2 axit piruvic + 2 ATP.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?
A. Glucôzơ → axit lactic
B. Glucôzơ → Côenzim A
C. Axit piruvic → Côenzim A
D. Glucôzơ → Axit piruvic
Lời giải:
Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.
1 Glucozo → 2 Axit piruvic + 2ATP + 2NADH
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể.
B. Tế bào chất
C. Lục lạp.
D. Nhân.
Lời giải:
Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Nơi diễn ra chu trình Crep là:
A. Tế bào chất.
B. Chất nền của ti thể.
C. Lục lạp.
D. Màng ti thể.
Lời giải:
Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
A. 1 phân tử
B. 4 phân tử
C. 2 phân tử
D. 3 phân tử
Lời giải:
Mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra 2 phân tử CO2.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm của chu trình Crep ?
I. ATP II. Axit pyruvic
III. NADH IV. FADH2 V. CO2
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Lời giải:
Chu trình Crep tạo ra I, III, IV, V
II là nguyên liệu của chu trình Crep
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP.
B. 34 ATP.
C. 36 ATP
D. 38 ATP.
Lời giải:
Chuỗi truyền electron tạo ra 34 ATP
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Một phân tử glucose qua quá trình hô hấp hiếu khí giải phóng:
A. 28 phân tử ATP
B. 32 phân tử ATP
C. 34 phân tử ATP
D. 38 phân tử ATP.
Lời giải:
Quá trình hô hấp hiếu khí có giai đoạn đường phân và chu trình Crep đều tạo ra 2 ATP, chuỗi truyền electron hô hấp giải phóng 34 ATP
Vậy hô hấp hiếu khí tạo 38 ATP.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Sự hô hấp diễn ra trong ti thể tạo ra
A. 36 ATP
B. 34 ATP
C. 38 ATP
D. 32 ATP
Lời giải:
Quá trình đường phân diễn ra ở tế bào chất tạo ra 2 phân tử ATP → quá trình diễn ra trong ti thể tạo ra 38 -2 =36 ATP
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí ?
A. 32 phân tử
B. 34 phân tử
C. 36 phân tử
D. 38 phân tử
Lời giải:
Quá trình hô hấp hiếu khí có giai đoạn đường phân và chu trình Crep đều tạo ra 2ATP, chuỗi truyền electron hô hấp giải phóng 34ATP
Vậy hô hấp hiếu khí tạo 38ATP.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. Axit lactic + CO2 + năng lượng
C. Rượu etylic + năng lượng.
D. Rượu etylic + CO2 hoặc Axit lactic
Lời giải:
Lên men: axit piruvic lên men tạo thành rượu etilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra
A. Chỉ rượu etylic
B. Rượu etylic hoặc axit lactic
C. Chỉ axit lactic
D. Đồng thời rượu etylic và axit lactic
Lời giải:
Lên men: axit piruvic lên men tạo thành rượu etilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Đường phân
C. Chu trình Crep
D. Phân giải kị khí
Lời giải:
Chuỗi truyền electron hô hấp tạo ra nhiều ATP nhất (34ATP)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chuối truyền electron
B. Chương trình Crep.
C. Đường phân
D. Tổng hợp Axetyl - CoA
Lời giải:
Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là rượu etylic hoặc axit lactic.
B. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không.
C. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36-38 ATP) so với lên men (2 ATP).
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
Lời giải:
Ý D sai, Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất và chất nền ti thể còn lên men chỉ xảy ra ở tế bào chất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32: Con đường trao đổi chất nào sau đây chung cho quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí ở thực vật?
A. tổng hợp Axetyl-CoA từ pyruvat
B. Chu trình Crep.
C. Đường phân.
D. Chuỗi vận chuyển điện tử.
Lời giải:
Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí đều có chung giai đoạn đường phân ở tế bào chất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng:
A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3
Lời giải:
Ta thấy nước vôi bị vẩn đục do khí CO2 sinh ra khi hạt nảy mầm.
Khí CO2 sẽ tác dụng với nước vôi sinh ra CaCO3 làm đục nước vôi trong.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong bị vẩn đục, điều này đó chứng minh
A. hô hấp đó tạo ra khí O2.
B. hô hấp đó tạo ra khí CO2.
C. hô hấp đó tạo ra năng lượng ATP.
D. hô hấp đó tạo ra hơi H2O.
Lời giải:
Ta thấy nước vôi bị vẩn đục do khí CO2 sinh ra khi hạt nảy mầm.
Khí CO2 sẽ tác dụng với nước vôi sinh ra CaCO3 làm đục nước vôi trong.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35: Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm: cho 50 g hạt đỗ tương mới nhú mạnh vào bình tam giác rồi đậy kín lại trong khoảng thời gian 2 giờ. biết rằng thí nghiệm này được tiến hành khi nhiệt độ môi trường bên ngoài bình tam giác là 30oC. Hãy cho biết có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
Tỉ lệ phần trăm CO2 trong bình tam giác sẽ tăng so với lúc đầu (mới cho hạt vào).
Nhiệt độ trong bình tam giác thấp hơn ngoài môi trường.
Quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cần cho tổng hợp các chất hữu cơ của mầm cây.
IV. Hạt đang nảy mầm có diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong hạt thành năng lượng cần cho hạt nảy mầm
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Lời giải:
I đúng, hạt nảy mầm hô hấp mạnh tạo ra khí CO2
II sai, nhiệt độ cao hơn vì hạt nảy mầm toả nhiệt.
III đúng.
IV đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 36: Quan sát hình dưới đây về thí nghiệm hô hấp ở thực vật, khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ:
A. tăng vì O2 đã được sinh ra từ hạt đang này mầm
B. giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
C. giảm vì CO2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
D. tăng vì CO2 đã được sinh ra từ hạt đang nảy mầm.
Lời giải:
Khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
CO2 tạo ra đã được vôi xút hấp thụ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37: Hình bên mô tả một thí nghiệm ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình quang hợp của cây qua sự thải O2.
B. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự hút khí O2.
C. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự tạo hơi nước.
D. Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự thải CO2.
Lời giải:
Đây là thí nghiệm phát hiện quá trình hô hấp qua sự hút khí O2
Hạt nảy mầm sẽ hô hấp mạnh, hút khí oxi, nên khi cho nến đang cháy vào bình có hạt đang nảy mầm, nến sẽ tắt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 38: Quan sát các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng ?
Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm.
V. Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Lời giải:
I. Đúng vì A để chứng minh cho sự thải CO2, B chứng minh cho sự hút O2
II. Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào.
III. Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo 1 chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp.
IV. Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thụ hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm. Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2.
V. Đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39: Quan sát các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật :
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng ?
Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm.
V. Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Lời giải:
I. Đúng vì A để chứng minh cho sự thải CO2, B chứng minh cho sự hút O2
II. Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào.
III. Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo 1 chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp.
IV. Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thụ hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm. Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2.
V. Đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt để khoảng từ 1,5 đến 2 giờ. Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) nhanh chóng đưa nến đang cháy vào bình, nến tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết (bình b ) và đưa nến đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Bình b hạt hô hấp cung cấp nhiệt cho nến cháy.
B. Bình a hạt không xảy ra hô hấp không tạo O2 nến tắt
C. Bình a hạt hô hấp hút O2 nên nến tắt.
D. Bình b hạt hô hấp tạo O2 nên nến cháy.
Lời giải:
Nhận xét đúng là C, hạt đang nảy mầm hô hấp rất mạnh nên bình chứa hạt sống, nồng độ oxi giảm, CO2 tăng, làm cho nến tắt
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41: Một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50g hạt đỗ mới nhú man vì thủy tinh. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U (ống thủy tinh này nói con thủy tinh với ống nghiệm chứa nước vôi trong) và phễu thủy tinh. Sau 2 giờ, rót nước từ từ từng ít một phễu vào bình chứa hạt. Sau đó quan sát kết quả thí nghiệm.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về thí nghiệm trên?
Thí nghiệm trên nhằm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
Khi chưa rót nước vào phễu, do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình và CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.
Ở thí nghiệm trên, khi rót nước qua phễu vào bình chứa hạt thì nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm
IV. Nước vôi trong ống nghiệm sẽ bị vẩn đục là do hình thành CaCO3.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Lời giải:
I đúng vì sục ống vào nước vôi để chứng tỏ CO2 thải ra làm đục nước vôi trong.
II đúng.
III đúng.
IV đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Khi làm thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến h sau. Dùng 4 binh cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống đậu : bình 1 chứa 2 kg hạt mới nhú mầm và bình 2 chứa 2 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín, bình 3 chứa 1 kg hạt khô, bình 4 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiệt độ ở bình 1, 2 và 4 đều tăng.
B. Nhiệt độ ở bình 2 cao hơn bình 1
C. Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng.
D. Tổng khối lượng hạt ở bình 2 giảm
Lời giải:
Xét các bình :
Bình 1 : chứa 2 kg hạt mới nhú mầm → hô hấp mạnh.
Bình 2 : chứa 2 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín → không hô hấp.
Bình 3 : chứa 1 kg hạt khô → hô hấp bình thường (trung bình).
Bình 4 : chứa 1 kg hạt mới nhú mầm → hô hấp mạnh.
Hô hấp làm tăng độ ẩm, nhiệt độ, khí CO2 tăng, O2 giảm.
Xét các phát biểu :
A sai, nhiệt độ bình 2 không tăng.
B sai, nhiệt độ bình 1 cao hơn bình 2
C đúng, nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng.
D sai, khối lượng hạt ở bình 2 không đổi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43: Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong thế nào ?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục.
B. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu.
C. Nước vôi trong ngả sang màu hồng.
D. Nước vôi trong ngả sang màu xanh da trời.
Lời giải:
Chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm là CO2 thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi bị vẩn đục.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì có hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
A. ngọn lửa cháy bình thường
B. ngọn lửa cháy bùng lên
C. ngọn lửa bị tắt ngay
D. ngọn lửa tiếp tục cháy một thời gian sau
Lời giải:
Hạt đang nảy mầm tiêu thụ khí O2 do đó cho que diêm đang cháy vào bình thì ngọn lửa bị tắt ngay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45: Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì ngọn lửa sẽ tắt ngay, hiện tượng này là do
A. hô hấp tạo ra nhiệt
B. hô hấp tạo ra năng lượng ATP
C. hô hấp tạo ra nước
D. hô hấp tạo ra khí CO2
Lời giải:
Hạt đang nảy mầm tiêu thụ khí O2, thải ra khí CO2 do đó cho que diêm đang cháy vào bình thì ngọn lửa bị tắt ngay.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 46: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3
Lời giải:
Ý đúng là D
A sai vì ở thực vật C3 có hô hấp sáng nên vẫn có thể thực hiện thí nghiệm thành công.
B sai vì cường độ hô hấp ở hạt khô thấp, hạt nảy mầm có cường độ hô hấp cao nên thí nghiệm với hạt khô thì kết quả thí nghiệm sẽ thay đổi.
C sai vì dung dịch xút khi kết hợp với CO2 có thể không tạo thành kết tủa (Na2CO3 không kết tủa)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47: Phân tử nào trong các phân tử sau đây thường ít bị ôxi hóa nhất trong hô hấp hiếu khí :
A. Tinh bột.
B. Prôtêin.
C. Axit nucleic
D. Lipit
Lời giải:
Axit nucleic khi bị oxi hóa tạo ra NH3 gây độc cho tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48: Axit nuclêic thường ít bị ôxi hóa trong hô hấp hiếu khí chủ yếu vì:
A. Hàm lượng trong tế bào ít.
B. Tạo ra quá ít năng lượng.
C. Axit nucleic chỉ được tổng hợp chứ không được phân giải.
D. Axit nucleic khi bị oxi hóa tạo ra NH3 gây độc cho tế bào.
Lời giải:
Axit nuclêic thường ít bị ôxi hóa trong hô hấp hiếu khí chủ yếu vì: Axit nucleic khi bị oxi hóa tạo ra NH3 gây độc cho tế bào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 49: Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau đây?
A. Cây bị ngập úng.
B. Cây sống nơi ẩm ướt.
C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh
D. Cây bị khô hạn.
Lời giải:
Sự lên men diễn ra trong điều kiện thiếu oxi khi cây bị ngập úng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50: Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trong trường hợp nào sau đây?
A. Rễ bị ngập úng.
B. Hạt bị ngâm nước.
C. Cây trong điều kiện thiếu ôxi.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Sự lên men diễn ra trong điều kiện rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 51: Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?
A. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.
B. Giải phóng năng lượng ATP.
C. Tạo các sản phẩm trung gian.
D. Tổng hợp các chất hữu cơ.
Lời giải:
Hô hấp ở thực vật không có vai trò tổng hợp các chất hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: D
A/ Hô hấp sáng và mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
Câu 1: Quá trình hô hấp sáng là quá trình:
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối
D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
Lời giải:
Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là
A. hô hấp sáng.
B. phân giải hiếu khí.
C. phân giải kị khí.
D. đường phân.
Lời giải:
Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Hô hấp sáng là
A. quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng
B. quá trình hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng
C. quá trình hấp thụ H2O và giải phóng O2 ở ngoài sáng
D. quá trình hấp thụ H2O, CO2 và giải phóng C6H12O6 ở ngoài sáng
Lời giải:
Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4.
B. CAM.
C. C3.
D. C4 và thực vật CAM.
Lời giải:
Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C3
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Thực vật nào sau đây thường xảy ra hô hấp sáng?
A. C3 và C4.
B. C3.
C. CAM.
D. C3, C4 và thực vật CAM.
Lời giải:
Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C3
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là
A. Ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
B. Ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
C. Ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2
D. Ánh sáng cao, nhiều CO2, cạn kiệt O2 tích luỹ.
Lời giải:
Hô hấp sáng thường xảy ra trong điều kiện:
+ Cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao.
+ Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện
A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt.
D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều.
Lời giải:
Hô hấp sáng thường xảy ra trong điều kiện:
+ Cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao.
+ Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm.
(2) Ribôxôm.
(3) Lục lạp
(4) Perôxixôm.
(5) Ti thể.
(6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5).
B. (1), (4) và (5).
C. (2), (3) và (6).
D. (1),(4) và (6).
Lời giải:
Hô hấp sáng xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ty thể
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: quá trình hô hấp sáng liên quan đến các bào quan nào và theo trình tự nào ?
A. Lục lạp → ti thể → peroxixom
B. Ti thể → peroxixom→ lục lạp
C. Ti thể → lục lạp→ peroxixom
D. Lục lạp → peroxixom→ ti thể
Lời giải:
Qúa trình hô hấp sáng có sự tham gia của 3 bào quan lần lượt là: Lục lạp → peroxixom → ti thể.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan
A. lục lạp, ribôxôm, ti thể
B. lục lạp, bộ máy Gôngi, ti thể
C. lục lạp, perôxixôm, ti thể
D. lục lạp, lizôxôm, ti thể
Lời giải:
Qúa trình hô hấp sáng có sự tham gia của 3 bào quan lần lượt là: Lục lạp → peroxixom → ti thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim oxigenaza oxi hóa RiDP đến CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan
A. lục lạp → ti thể → peroxixom
B. ti thể → lục lạp → peroxixom
C. lục lạp → peroxixom → ti thể
D. ti thể → peroxixom → lục lạp
Lời giải:
Qúa trình hô hấp sáng có sự tham gia của 3 bào quan lần lượt là: Lục lạp → peroxixom → ti thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Điều nào sau đây KHÔNG đúng trong quá trình hô hấp sáng?
A. Nguyên liệu phân giải là RiDP.
B. Xảy ra khi có ánh sáng.
C. Hô hấp sáng làm lãng phí sản phẩm quang hợp.
D. Tạo ra năng lượng ATP
Lời giải:
Hô hấp sáng làm tiêu hao chất hữu cơ nhưng không tạo ra ATP
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Mô tả nào dưới đây về quá trình hô hấp sáng là không đúng ?
A. Đòi hỏi phải có nguồn cung cấp ánh sáng
B. Tạo ra ATP rất ít
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
D. Làm lãng phí năng suất quang hợp
Lời giải:
Phát biểu sai là B vì hô hấp sáng không tạo ra ATP.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Hô hấp sáng ở thực vật có đặc điểm:
A. không giải phóng CO2 mà chỉ giải phóng O2.
B. diễn ra ở mọi thực vật khi có ánh sáng và nhiệt độ cao.C.
diễn ra ở 3 bào quan là ti thể, lục lạp, nhân tế bào.
D. phân giải sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP.
Lời giải:
Hô hấp sáng ở thực vật:
+ giải phóng CO2
+ xảy ra ở thực vật C3
+ diễn ra ở 3 bào quan: lục lạp, peroxixom, ti thể
+ Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?
A. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2cạn kiệt, O2tích lũy nhiều.
B. Hô hấp sáng chủ yếu xảy ra ở thực vật C4.
C. Hô hấp sáng làm giảm năng suất cây trồng.
D. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2và giải phóng CO2ngoài ánh sáng.
Lời giải:
B sai vì hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Khi nói về hô hấp sáng ở nhóm thực vật C3, phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 thấp.
(2) Hô hấp sáng xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: lục lạp, lizôxôm và ti thể.
(3) Enzim ôxigenaza ôxi hóa ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat.
(4) Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
A. (1) và (3).
B. (3) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Lời giải:
(1) sai, hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 cao.
(2) sai, xảy ra ở lục lạp – peroxixom – ti thể
(3) đúng
(4) đúng. (SGK Sinh 11 trang 53).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?
A. Xảy ra vào ban ngày
B. Hình thành axit glioxilic
C. Không tạo ATP
D. Không tiêu tốn sản phẩm quang hợp
Lời giải:
Hô hấp sáng tiêu tốn sản phẩm quang hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Nhận định nào sau đây sai?
A. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn so với thực vật không hô hấp sáng.
B. Các loài không xảy ra hô hấp sáng sống ở vùng nhiệt đới
C. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và thực vật C4
D. Hô hấp sáng chỉ xảy ra thực vật C3 không xảy ra ở thực vật C4 hoặc rất yếu
Lời giải:
Phát biểu sai là A, thực vật có hô hấp sáng có năng suất thấp hơn nhiều so với thực vật không có hô hấp sáng vì hô hấp sáng làm giảm sản phẩm quang hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng
B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty thể
D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang hợp (30 – 50%).
Lời giải:
Ý C sai
Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C3 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty thể
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì
A. Nhu cầu nước cao.
B. Điểm bù CO2 cao.
C. Điểm bão hòa ánh sáng thấp
D. Không có hô hấp sáng.
Lời giải:
Năng suất của cây C4 cao hơn cây C3 là vì cây C3 có hô hấp sáng còn C4 thì không.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Tại sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3
A. Tận dụng được nồng độ CO2
B. Tận dụng được ánh sáng cao hơn
C. Nhu cầu nước thấp
D. Không có hô hấp sáng
Lời giải:
Ở thực vật C3 có quá trình hô hấp sáng tiêu tốn 20 – 50% sản phẩm quang hợp, cây C4 thì không có quá trình này, vậy nên cây C4 có năng suất cao hơn cây C3.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp
B. Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6
C. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.
D. Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng
Lời giải:
Thực vật cần cả quang hợp và hô hấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Hô hấp có vai trò gì với quang hợp?
A. Cung cấp H2O; CO2 và các sản phẩm trung gian của chu trình Crep
B. Cung cấp năng lượng ATP
C. Tạo nhiệt độ thích hợp cho các enzyme hoạt động
D. Chỉ cung cấp CO2 và nước.
Lời giải:
Vai trò cơ bản nhất của hô hấp đối với quang hợp là cung cấp năng lượng dưới dạng ATP.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Chất nào dưới đây bị oxi hoá trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật?
A. Axit photpho glixeric.
B.Điphotpho glixeric.
C. Ribulozo điphotphat.
D. Anđêhit photphoglixeric.
Lời giải:
Chất bị oxi hóa trong quá trình hô hấp là Ribulozo điphotphat
Đáp án cần chọn là: C
B/ Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
Câu 1: Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng
A. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
B. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
D. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Lời giải:
Nhiệt độ tối thiểu (0oC → 10oC): Là nhiệt độ mà cây bắt đầu của biểu hiện hô hấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Tùy loài cây và vùng sinh thái, nhiệt độ thấp nhất để cây bắt đầu hô hấp trong khoảng:
A. 35oC - 40oC
B. 15oC – 25oC
C. 0oC - 10oC
D. 10oC - 20oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp là 0oC – 10oC. Nhiệt độ tối thấp còn tùy thuộc vào loài cây ở các vụng sinh thái khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC
B. 40oC - 45oC
C. 30oC - 35oC
D. 45oC - 50oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Nhiệt độ tối đa cây còn hô hấp được biến thiên trong khoảng:
A. 45oC - 55oC
B. 55oC - 65oC
C. 40oC - 45oC
D. 35oC - 40oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protêin bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
A. 25oC - 30oC
B. 30oC - 35oC
C. 20oC - 25oC
D. 35oC - 40oC
Lời giải:
Nhiệt độ tối ưu (30oC → 35oC): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nhiệt độ để xảy ra hô hấp thuận lợi nhất trong khoảng:
A. 20°C - 30°C
B. 35°C - 40°C
C. 15°C – 25°C
D. 30°C - 35°
Lời giải:
Nhiệt độ tối ưu (30oC → 35oC): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể:
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn
D. Cả ba đều sai.
Lời giải:
Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của nước đối với quá trình hô hấp là không đúng ?
A. Hàm lượng nước trong cơ thể liên quan trực tiếp tới cường độ hô hấp
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể
C. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hóa nguyên liệu hô hấp.
D. Cung cấp proton H+ và năng lượng cho quá trình hô hấp.
Lời giải:
Nhận định sai là D
Nước không cung cấp năng lượng cho quá trình hô hấp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát biểu nào sau đây sai?
1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ vđi quá trình hô hấp.
3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.
4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.
A. 1,2
B. 4
C. 3,4
D. 3
Lời giải:
Phát biểu sai là (3) vì cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước, nước càng nhiều thì hô hấp càng mạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Cây chuyển sang phân giải kị khí khi nồng độ oxi không khí giảm xuống:
A. 20%.
B. 5%
C. 15%.
D. Không xác định được
Lời giải:
Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang hô hấp kị khí nếu:
A. Nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 5%.
B. Nồng độ CO2 trong không khí cao quá 0,05%
C. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45 – 50%
D. Độ ẩm trong không khí bão hòa.
Lời giải:
Trong điều kiện nồng độ khí O2 giảm xuống dưới 5%, cây sẽ chuyển sang hô hấp kị khí có hại cho cây.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Hô hấp của cây bị ức chế khi nồng độ CO2 cao hơn:
A. 0,5%.
B. 10%
C. 1%.
D. 40%.
Lời giải:
Trong môi trường, nồng độ CO2 cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Hô hấp sẽ bị ảnh hưởng khi nồng độ O2 trong không khí:
A. Giảm xuống dưới 0,03
B. Giảm xuống dưới 21%
C. Giảm xuống dưới 5%
D. Giảm xuống dưới 10%
Lời giải:
Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là
A. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây
D. Xác định được cường độ quang hợp của cây.
Lời giải:
Nhờ hệ số hô hấp ngoài việc biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất nào còn qua đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây. Giúp đưa ra các quyết định, biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Vai trò của việc nghiên cứu hệ số hô hấp là:
A. Giúp ta biết được tỉ lệ giữa các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong tế bào cơ thể.
B. Giúp ta biết được hiệu suất của quá trình hô hấp.
C. Điều chỉnh lượng oxy cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu hữu cơ.
D. Giúp ta biết được nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.
Lời giải:
Dựa vào hệ số hô hấp, ta có thể dự đoán nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Ý nghĩa nào dưới đây của hệ số hô hấp là không đúng ?
A. Điều chỉnh các loại chất khoáng để tăng cường khả năng sinh trưởng của cây trên cơ sở hệ số hô hấp.
B. Quyết định các biện pháp chăm sóc cây trồng trên cơ sở hệ số hô hấp
C. Cho biết nhóm chất của nguyên liệu đang hô hấp để qua đó đánh giá tình trạng hô hấp ở cây
D. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản trên cơ sở hệ số hô hấp
Lời giải:
Phát biểu sai là: A. Hệ số hô hấp có ý nghĩa :Cho biết nguyên liệu hô hấp , cho biết tình trạng của cây , trên cơ sở đó quyết định các phương pháp chăm sóc, bảo quản nông sản hợp lý.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Lời giải:
Xét các nhận định:
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, hô hấp làm giảm khối lượng, chất lượng nông sản
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp không làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, nhưng không thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm. Các nhận định sai là:
A. 1, 4.
B. 1, 3.
C. 2, 4.
D. 2, 3.
Lời giải:
Xét các nhận định:
(1) đúng
(2) sai
(3) sai
(4) đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ
B. Làm tăng khí O2; giảm CO2
C. Làm giảm độ ẩm
D. Tiêu hao chất hữu cơ
Lời giải:
Hô hấp của nông sản làm tăng nhiệt độ, độ ẩm, tiêu hao chất hữu cơ
Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp:
A. Vẫn hoạt động bình thường
B. Giảm đến mức tối thiểu
C. Tăng đến mức tối đa.
D. Không còn hoạt động được.
Lời giải:
Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp giảm đến mức tối thiểu → giảm hao hụt chất lượng sản phẩm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là:
A. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ cao vừa phải
B. Nơi cất giữ phải cao ráo
C. Phải để chỗ kín để không ai thấy
D. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
Lời giải:
Mọi biện pháp bảo quản nông sản đều dựa trên nguyên tắc là giảm tối đa cường độ hô hấp của nông sản.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Cần làm gì trong quá trình bảo quản nông sản để sản phẩm luôn tươi và chất lượng bảo đảm?
A. Tăng quá trình quang hợp các loại nông sản
B. Tăng quá trình hô hấp các loại nông sản
C. Giảm tối thiểu quá trình hô hấp các loại nông sản
D. Giảm tối thiểu quá trình quang hợp nông sản
Lời giải:
Mọi biện pháp bảo quản nông sản đều dựa trên nguyên tắc là giảm cường độ hô hấp của nông sản xuống mức thấp nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?
A. Ức chế hô hấp của nông phẩm về không
B. Bảo quản khô.
C. Bảo quản lạnh
D. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.
Lời giải:
Biện pháp không phù hợp là A, không thể ức chế hô hấp về không mà chỉ có thể hạn chế tối đa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu ?
A.Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16%
B. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
C. Sử dụng nồng độ CO2
D. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.
Lời giải:
Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng phương pháp xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ hơi nước vì có thể làm cho các tế bào bị chết, enzyme bị biến tính.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
(2) Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
(3) Bảo quản khô.
(4) Bảo quản lạnh.
(5) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là:
A.2
B. 3
C. 4
D. 1
Lời giải:
Nguyên tắc bảo quản nông sản: ức chế hô hấp của nông sản tối đa mà không làm giảm chất lượng, số lượng nông sản.
Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp để bảo quản nông sản, thực phẩm là: 1,3,4
(2) sai, không được ngâm trong hoá chất.
(5) sai, nồng độ oxi cao làm nông sản hô hấp mạnh → giảm chất lượng, số lượng nông sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường:
A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic
B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng
C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó
D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40C
Lời giải:
Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó.
Đây là phương pháp truyền thống để bảo quản nông sản (các loại hạt) lâu dài.
A, B thường dùng cho bảo quản rau quả tươi.
D thường dùng để bảo quản giống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách :
A. Phơi khô rồi cất vào thùng kín
B. Phơi khô rồi cất vào bao tải
C. Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh
D. Phơi khô rồi treo ở giàn bếp
Lời giải:
Để bảo quản hành tỏi, bà con thường phơi khô rồi treo ở giàn bếp vì nơi đó thường xuyên đun nấu sẽ có độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 cao
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao?
A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO2 cao
B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao
C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh
D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO2 cao
Lời giải:
Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?
A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.
B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.
C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.
D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.
Lời giải:
Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?
A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
B. Phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
C. Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, cường độ hô hấp thấp
D. Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao, cường độ hô hấp thấp
Lời giải:
Để bảo quản hạt giống người ta thường phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31: Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?
(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.
(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.
(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng.
(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
A. (1), (2)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Lời giải:
Các phương pháp bảo quản thóc giống là: 2,3
1,4 không đúng, như vậy làm ức chế hô hấp của hạt giống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Vì sao khi bảo quản hạt giống người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô?
A. Hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ khó xâm nhập
B. Hạt khô ngừng hô hấp
C. Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng nảy mầm.
D. Hạt khô có cường độ hô hấp cao
Lời giải:
Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng nảy mầm nên người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A. Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi
C. Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp
Lời giải:
Quá trình hô hấp cần sự xúc tác của các enzyme do vậy hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34: Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật là không đúng?
A. Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của enzyme
B. Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong một đỉnh
C. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – 15oC
D. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – 35oC
Lời giải:
Phát biểu sai là C.
Nhiệt độ mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 – 10oC.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?
A. Nhiệt độ.
B. Nồng độ khí CO2.
C. Nồng độ khí Nitơ (N2).
D. Hàm lượng nước.
Lời giải:
Nồng độ khí nitơ không ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp
Đáp án cần chọn là: C