Giải Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp)

3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp) lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp)

Bài giảng Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nito ở thực vật (Tiếp theo)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 28 SGK Sinh học 11: Hãy chỉ ra trên sơ đồ (hình 6.1) con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng (NH4+ và NO3-)

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 1)

Trả lời:

Các chất hữu cơ (trong xác sinh vật) trong đất được chuyển hóa thành dạng nito NH4+ dưới tác động của vi khuẩn amon hóa. Sau đó dưới tác động của vi khuẩn nitrat hóa NH4+ được chuyển hóa thành dạng NO3-. 

Sơ đồ:

 Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 3)

Trả lời câu hỏi 2 trang 29 SGK Sinh học 11: Hãy chỉ ra trên hình 6.1 con đường cố định nitơ phân tử xảy ra ở trong đất và sản phẩm của quá trình đó.
Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 4)
Trả lời: 

Con đường cố định nitơ phân tử xảy ra ở trong đất là số 5 trên hình.

Con đường cố định nitơ sinh học là do các vi sinh vật thực hiện gồm: vi khuẩn cố định đạm sống tự do và vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh.

Con đường cố định nitơ phân tử xảy ra ở trong đất được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 5)

Sau đó, NH3 chuyển hóa thành NH4+. Sản phẩm của quá trình cố định nitơ chính là NH4+ 

Quá trình cố định nitơ sinh học được thực hiện nhờ enzim nitrogenaza. Nitrogenaza có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hai nguyên tử nitơ (N2) để nitơ liên kết với hidro tạo amoniac (NH3). Trong môi trường nước NH3 chuyển thành NH4+.

Câu hỏi và bài tập (trang 31 SGK Sinh học 11)
Bài 1 trang 31 SGK Sinh học 11: Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được?

Trả lời:

Các dạng nitơ có trong đất:

- Nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong muối khoáng

- Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật…)

Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).

Bài 2 trang 31 SGK Sinh học 11: Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.

Phương pháp giải:

Quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học là biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (thực vật không hấp thụ được) thành dạng nitơ khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước).

Trả lời: 

Nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học xảy ra ở điều kiện bình thường tại hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất mà lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại, đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.

Bài 3 trang 31 SGK Sinh học 11: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Trả lời:

- Bón phân hợp lí là bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây; theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng.

- Tác dụng của bón phân hợp lí với năng suất cây trồng: Cây sinh trưởng tốt, sức sống cao, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Lý thuyết Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tiếp)

I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT

1. Vai trò sinh lí của nitơ đối với thực vật

- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây NO3- được khử thành NH4+.

- Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

+ Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt

+ Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng → Dấu hiệu khi cây thiếu Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá; thừa N, cây phát triển quá nhanh, dễ lốp, đổ.

+ Vai trò điều tiết: Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

→ Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng

2. Nguồn cung cấp nitơ cho cây

Giải Sinh học 11 Bài 2: Khí hậu châu Á (ảnh 6)

II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT

Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

1. Quá trình khử nitrat (NO3- )

- Là quá trình chuyển hoá NO3- thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá diễn ra qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: NO3- (nitrat) được khử thành NO2- (nitrit), được xúc tác bởi enzim nitrat reductaza.

NO3-­­ + NAD(P)H + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P)+ + H2O

  • Giai đoạn 2: NO2- (nitrit) được khử thành NH4+ (amoni) được xúc tác bởi enzim nitrit reductaza.

NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O

- Điều kiện cho quá trình khử nitrat:

  • Có các enzim đặc hiệu xúc tác cho các phản ứng
  • Có các lực khử mạnh

- Ý nghĩa: hạn chế sự tích lũy nitrat trong các bộ phận của cây

2. Quá trình đồng hoá NH4+ trong mô thực vật

Theo 3 con đường:

* Amin hoá trực tiếp các axit xêto tạo axit amin:

Axit xêto + NH4+ → Axit amin.

Vd: Axit α- xetoglutaric + NH4+ + NADH2 → Axit glutamic + H2O + NAD+

* Chuyển vị amin:

Axit amin + axit xêto → axxit amin mới + axit xêto mới

Vd: Axit glutamic + Axit piruvic → Alanin + Axit α- xetoglutaric

*Hình thành amit: Là con đường liên kết phân tử NH3 với axit amin đicacboxilic.

Axit amin đicacboxilic + NH4+ → amit

Vd: Axit glutamic + NH4+ → Glutamin

→ Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng

+ Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)

+ Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá