Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

        Ngày Soạn:

Bài giảng Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật

Tiết 7 Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, hs cần:

           - Phát biểu được khái niệm quang hợp

           - Nêu rõ vai trò của quang hợp ở cây xanh

           - Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

           - Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu các sắc tố quang hợp

  1. Kĩ năng:

           - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.

  1. Thái độ:

            - Có ý thức bảo vệ cây xanh

  1. Năng lực

   a, Năng lực chung.

    - Năng lực tự học

    - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    - Năng lực giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực công nghệ thông tin.

    b, Năng lực đặc thù.

    - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

    - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

    - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 

    - Năng lực sáng tạo        

 

II. Chuẩn bị của giáo viên - học sinh:

  1. Chuẩn bị của giáo viên

            - Tranh vẽ: Sơ đồ quang hợp của cây xanh (H8.1), cấu trúc của lá (H8.2), cấu trúc của lục lạp (H8.3).

             - Phiếu học tập, đặc điểm cấu tạo, chức năng của lá và lục lạp

  1. Chuẩn bị của học sinh

             - Tìm hiểu trước Bài 8 theo phân công của GV.

III. Phương pháp: Quan sát + Vấn đáp + Sử dụng phiếu học tập và thảo luận nhóm

IV. Nội dung trọng tâm:

             - Phương trình tổng quát về quang hợp

             - Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

              - Thành phần của hệ sắc tố và chức năng của chúng trong quang hợp

V. Tiến trình lên lớp:

  1. Thông báo kết quả thực hành
  2. Bài mới: Nguồn thức ăn và năng lượng cần để duy trì sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu? Trả lời: Từ quang hợp. Vậy quang hợp là gì, bộ phận nào tham gia vào quá trình quang hợp, chúng ta tìm hiểu trong bài 8.

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của hs

Nội dung

*Hoạt động 1

GV: Treo tranh hình 8.1, giới thiệu tổng quát và cho học sinh quan sát

-CH 1: Em hãy cho biết quang hợp là gì?

CH 2:Yêu cầu học sinh viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp

 

*Hoạt động 2

GV: Cho học sinh nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức đã học. Gọi HS nêu vai trò của QH

 

*Hoạt động 3

GV: Treo tranh H8.2, cho học sinh quan sát H 8.2 và phát phiếu số 1. Phân lớp thành 6 nhóm, phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Xác định cấu tạo và chức năng của bề mặt lá.

+Nhóm 2:  Xác định cấu tạo và chức năng của  phiến lá.

+Nhóm 3:  Xác định cấu tạo và chức năng của lớp biểu bì dưới.

  +Nhóm 4: Cấu tạo và chức năng của hệ gân lá.

 +Nhóm 5:  Xác định cấu tạo và chức năng của lớp tế bào mô giậu

+Nhóm 6:  Xác định cấu tạo và chức năng của lớp tế bào mô khuyết.

-Hướng dẫn các nhóm thảo luận.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Gọi các nhóm khác bổ sung

- Nhận xét và rút ra tiểu kết.(thông báo đáp án)

 

*Hoạt động 4

GV:cho học sinh quan sát hình 8.3, phát phiếu số 2.Yêu cầu mỗi học sinh thực hiện bài tập số 2.

_ Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi: hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lụclạp thích nghi với chức năng quang hợp.

- Gọi học sinh bổ sung.

- Nhận xét rút ra tiểu kết

 

*Hoạt động 5

GV: Cho học sinh nghiên cứu mục II.3.

CH:Nêu các loại sắc tố của cây, và vai trò của chúng trong quang hợp?

 

 

 

- Quan sát tranh

 

 

HS1 trả lời,

 

HS2 lên bảng viết PTTQ.

 

 

- HS nghiên cứu và trả lời

 

 

 

 

 

- Làm bài tập 1 trong phiếu học tập:

+ Nhóm trưởng điều hành thảo luận.

+ Cử một học sinh ghi lại kiến thức vào giấy Crôki theo mẫu

+Đại diện nhóm trình bày.

+ Thảo luận chung toàn lớp.

+ So sánh và hoàn thiện lại phiếu học tập

- Trả lời

- Bổ sung

 

 

 

 

- Mỗi học sinh hoạt động độc lập theo yêu cầu của bài tập 2.

- Trả lời.

 

- Bổ sung

 

 

 

 

 

HS trả lời, các em khác nhận xét bổ sung

 

I. KHÁI QUÁTVỀ QUANG HỢP Ở CÂY XANH.

 

 

1. Khái niệm (SGK)

 

Phương trình tổng quát:

6CO2 + 6H2O   -------->    C6H12O6 + 6O2

 

 

 

2.Vai trò quang hợp của cây xanh (SGK)

 

 

 

II.LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

 

 

 

1. Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

( Mỗi học sinh hoàn thiện kiến thức vào phiếu học tập giống như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Lục lạp là bào quan quang hợp.

( Mỗi học sinh hoàn thiện kiến thức vào phiếu học tập giống như phần phụ lục phục vụ cho nội dung này).

 

 

 

 

3. Hệ sắc tố quang hợp

- Hệ sắc tố gồm: Diệp lục: diệplục a và diệplục b), các sắc tố khác: Carôten và xantôphyl

- Diệp lục: hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH.

- Các sắc tố khác (carôtenôit) hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a

 

 

VI. Củng cố:

- Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát về quang hợp.

- Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá?

-Thành phần của hệ sắc tố và chức năng của chúng trong quang hợp? 

VII. Bài tập về nhà:

  Quan sát các loài cây mọc trong vườn nhà (cách sắp xếp lá trên cây, diện tích bề mặt, màu sắc …),dựa trên kiến thức quang hợp, hãy giải thích vì sao có sự khác nhau giữa chúng?

                                            PHIẾU HỌC TẬP

Bài tập 1:Nghiên cứu phần II.1 SGK để hoàn thành bảng sau:

 

Hình thái và giải phẩu của lá

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Bên ngoài

Bề mặt lá

 

 

Phiến lá

 

 

Lớp biểu bì dưới

 

 

Bên trong

Hệ gân lá

 

 

Lớp tế bào mô giậu

 

 

Lớp tế bào khuyết

 

 

 

Bài tập 2: Nghiên cứu phần II.2 SGK để hoàn thành bảng sau:

 

Các bộ phận của lục lạp

Cấu tạo

Chức năng

Các tilacôit (grana)

 

 

 

Chất nền (Strôma)

 

 

 

 

                                         PHỤ LỤC PHỤC VỤ BÀI HỌC
1. Đáp án hoàn chỉnh bài tập 1:

Hình thái giải phẩu của lá

Cấu tạo

Chức năng

Bên ngoài

-Bề mặt lá

 

-Phiến lá

 

 

-Lớp biểu bì dưới

-Lớn

 

-Mỏng

 

 

-Có nhiều khí khổng

-Tăng khả năng hấp thụ ánh sáng

-Thuận lợi cho khí khuếch tán vào ra dễ dàng.

-Thuận lợi cho khí co2 khuếch tán vào dễ dàng.

Bên trong

- Hệ gân lá

 

 

 

 

 

-Cutin

 

 

-Lớp tế bào mô giậu

- Lớp tế bào mô khuyết

-Gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá  đi đến tận từng tế bào nhu mô lá

 

 

 

-Chứa các hạt màu lục xếp sít nhau

- Có nhiều khoảng trống

-Vận chuyển nước và muối khoáng đến tận từng tế bào

 

 

 

-Ánh sáng xuyên qua dẽ dàng

 

-Trực tiếp hấp thụ được ánh sáng

-Thuận lợi cho khí khuếch tán vào dễ dàng

 

2.Đáp án hoàn chỉnh bài tập 2:

 

Các bộ phận của lục lạp

Cấu tạo

Chức năng

Các tilacôit (Grana)

Các tilacôit xếp chồng lên nhau nhưchồng đĩa.

Các tilacoit còn nối với nhau tạo nên hệ thống các tilacoit.

Trên màng tilacoit chứa sắc tố quang hợp

 

 

Thực hiện pha sáng trong quang hợp

Chất nền (strôma)

Là chất lỏng giữa màng trong của lục lạp và màng  của tilacoit

Thực hiện pha tối của quang hợp

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Quang hợp
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống