Giải SGK GDCD 6 Bài 9 (Cánh diều): Tiết kiệm

Tải xuống 13 3.9 K 8

Với giải bài tập GDCD lớp 6 Bài 9: Tiết kiệm chi tiết bám sát nội dung sgk GDCD 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

Khởi động

Khởi động trang 42 Giáo dục công dân lớp 6: Hãy trao đổi với các bạn xung quanh và chia sẻ trước lớp: “Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì để thực hiện được mong muốn đó?”.

Lời giải:

- Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ có thể xin đi làm thêm sau giờ học để kiếm tiền mua món đồ đó hoặc tiết kiệm tiền tiêu vặt của mình. Ngoài ra em sẽ tích trữ, thu gom những vật liệu phế thải như: giấy vụn, chai lọ … để bán cho các cô ve chai để có tiền mua đồ.

Khám phá

Khám phá 1 trang 43 Giáo dục công dân lớp 6Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên? 

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào? 

c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm? 

d) Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm? 

Lời giải:

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ là em thấy rất ngưỡng mộ và khâm phục Bác Hồ. Bác là một người có đức tính tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm:

- Khi Thông tấn xã in 1 mặt giấy, Bác phê bình là lãng phí.

- Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

- Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nẻn đành đề in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c) Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Người có lối sống tiết kiệm là người luôn có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát của cải vật chất một cách vô ích.

d) Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được. Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.

Khám phá 2 trang 44 - 45 Giáo dục công dân lớp 6a. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Hình 1: Tiết kiệm thời gian và tiền bạc

a) Hãy nêu nội dung và cảm nghĩ của em khi quan sát các hình ảnh trên. 

b) Tiết kiệm được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của con người? 

c) Hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh hoạ về lối sống tiết kiệm.

b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

a) Em có nhận xét gì về hành vi đua đòi của Nam? 

b) Hãy đưa ra lời khuyên của en với Nam. 

c) Theo em, trải với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những

Lời giải:

a. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 

a) 

- Hình 1: Tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Đây là một biểu hiện tiết kiệm, em tán thành.

- Hình 2: Khoá chặt vòi nước, tiết kiệm nước sạch. Đây là một biểu hiện tiết kiệm, em tán thành.

- Hình 3: Tắt thiết bị điện khi không sử dụng. Đây là một biểu hiện tiết kiệm, em tán thành.

- Hình 4: Bỏ tiền vào lợn để tiết kiệm tiền. Đây là một biểu hiện tiết kiệm, em tán thành.

b) Những biểu hiện tiết kiệm: 

- Tái sử dụng những vật đã dùng.

- Khai thác và sử dụng đúng mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Dùng lại những vật còn sử dụng được.

- Bảo quản những vật dụng đang dùng.

- Đi làm đúng giờ.

c) Bản thân em đã có lối sống tiết kiệm.

- Em tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Em biết mình là người chưa tạo ra được các giá trị vật chất. Em đang được ba mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng. Mọi vật chất mà em thụ hưởng đều do người khác làm ra. Bởi thế, cần phải trân trọng và tiết kiệm nó.

- Em biết sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian. Thời gian luôn là hữu hạn đối với cuộc đời con người. Thời gian mất đi không thể nào có lại được. Lãng phí thời gian là sự lãng phí lớn nhất của con người. Em luôn học tập tốt và rèn luyện bản thân có đủ năng lực làm viêc thành công. 

- Em biết bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động. Những gì còn sử được thì không nên mua cái mới. Những gì có thể tái sử dụng thì đừng bỏ phí. Tiết kiệm giấy bút trong học tập. tập thói quen tiết kiệm trong ăn uống, tiêu dùng. 

- Em biết trân trọng vật chất và sức lao động của người khác. Em đã kêu gọi các bạn thực hành lối sống tiết kiệm, bảo vệ môi trường sống. Nhắc nhở, phê phán những hành vi phung phí của cải vật chất. 

b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm 

a) Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình.

b) Nam cần phải biết tiết kiệm hơn, chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ.

c) Theo em trái với tiết kiệm là lãng phí

* Những biểu hiện lãng phí:

- Không bảo quản những vật dụng đang dùng.

- Không đi làm đúng giờ.

- Tổ chức cưới hỏi, tang lễ linh đình, không cần thiết…

- Các cuộc hội nghị, hội thảo, các dịp kỉ niệm, các lễ hội… phung phí rất nhiều tiền của, tốn kém mà chất lượng lại thực sự không cao… 

- Có những dự án kinh tế, nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà hiệu quả thu về lại không nhiều.

- Không ít bạn trẻ sử dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như quần áo, xe cộ, điện thoại, giày dép… đắt tiền, không phù hợp, không cần thiết.

- Lãng phí thời gian … cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực…

Khám phá 3 trang 45 Giáo dục công dân lớp 6a. Em hãy thực hiện các nội dung sau:

- Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày của em theo thời gian biểu. 

- Vì sao em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình? Nếu lãng phí thời gian sẽ dẫn đến những hậu quả gì? 

- Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

b. Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hằng ngày; sử dụng quỹ thời gian; hiệu quả học tập, làm việc;...). 

Lời giải:

a. 

- Thời gian biểu

STT

Thời gian

Nội dung

1

5 giờ sáng

Thức dậy

2

5 giờ 30 sáng

Tập thể dục buổi sáng

3

6 giờ sáng

Nấu ăn và ăn sáng

4

7 giờ sáng

Học tiếng Anh

5

11 giờ

Nấu ăn và ăn trưa

6

13 giờ

Lau dọn nhà

7

16 giờ 

Nấu ăn và ăn tối

8

18 giờ

Xem tivi

9

19 giờ

Làm bài tập

10

21 giờ

Vệ sinh cá nhân, đi ngủ

- Em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình để có cách sử dụng thời gian hợp lí hơn. Nếu lãng phí thời gian mãi mãi bạn không thể phát triển được. Thời gian luôn là hữu hạn đối với cuộc đời con người. Thời gian mất đi không thể nào có lại được. Lãng phí thời gian là sự lãng phí lớn nhất của con người.

- Tất cả mọi người cần tiết kiệm thời gian. Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm tiền bạc. Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích to lớn cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Tiết kiệm thời gian giúp ta có thời gian tích luỹ vốn để phát triển gia đình, kinh tế đất nước. Tiết kiệm thời gian thể hiện lối sống có văn hóa.

b.

Lí do cần sống tiết kiệm của bản thân 

- Sống tiết kiệm để có thể tự mình trang trải những thứ có ích hơn trong học tập và trong công việc.

- Sống tiết kiệm để mình biết quý trọng thời gian, công sức mình bỏ ra.

- Sống tiết kiệm để mình luôn hoạt động hết công suất trong học tập, công việc.

- Sống tiết kiệm để sắp xếp được công việc mình làm một cách phù hợp và khoa học, làm được nhiều việc có ích hơn.

=> Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Khám phá 4 trang 46 Giáo dục công dân lớp 6a. Giải quyết tình huống

? Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

b. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm

- Viết ra giấy một mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất. 

- Liệt kê những việc cần làm để đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em bằng cách kẻ bảng và hoàn thiện theo gợi ý dưới đây: 

Việc cần làm

Thực hiện

Kết quả

     
     

Lời giải:

a.

- Em đồng ý với ý kiến của chị Hiền. Cần phải tiết kiệm điện cho gia đình, cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Khi chúng ta tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí trong gia đình và tài nguyên quốc gia.

b.

- Em muốn mình có thể tiết kiệm được ba trăm nghìn đồng để mua được một bộ váy.

- Liệt kê những việc cần làm để đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em

Việc cần làm

Thực hiện

Kết quả

Tiết kiệm tiền mua một bộ váy

- Không ăn quà vặt, bảo quản tốt dụng cụ học tập, không mua những vật dụng không cần thiết, bỏ tiền vào lợn đất.

Tiết kiệm đủ tiền mua một bộ váy

Tiết kiệm thời gian để đi xe đạp hóng gió với bạn

- Lập thời gian biểu ghi ra những việc cần làm trong ngày, không dùng thời gian làm những việc không có ích.

Ngoài việc học và phụ giúp bố mẹ, em có thời gian đi đạp xe

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 46 Giáo dục công dân lớp 6(1) Những việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm? Vì sao?

A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. 

B. Vẽ, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. 

C. Hoàn thành công việc đúng hạn. 

D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. 

E. Thường xuyên quên khoá vòi nước.

Lời giải:

Những việc làm là biểu hiện của tiết kiệm 

A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. Vì khi chúng ta giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi cẩn thận, chúng sẽ sử dụng được lâu dài và chúng ta không cần mua mới quá nhanh. Đây là 1 biểu hiện của tiết kiệm.

C. Hoàn thành công việc đúng hạn. Vì khi công việc được hoàn thành đúng hạn sẽ giúp ta không bị ảnh hưởng đến các công việc khác, để chúng ta có thời gian và khả năng thực hiện các công việc tiếp theo.

D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Đây là 1 biểu hiện của tiết kiệm điện. Khi chúng ta tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí trong gia đình và tài nguyên quốc gia.

Luyện tập 2 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6(2) Xây dựng lời thoại, đóng vai và giải quyết tình huống:

Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp đang dùng nhân dịp sinh nhật. Hà định bỏ hộp bút màu đang sử dụng để dùng hộp mới. 

a) Suy nghĩ của Hà đúng hay sai? Vì sao? 

b) Em sẽ khuyên Hà như thế nào?

Lời giải:

Xây dựng lời thoại

- Hồng: Nhân dịp sinh nhật, mình tặng cậu món quà này. Mong cậu sẽ thích nó.

- Hà: Mình cảm ơn cậu. Mình thích lắm, mình sẽ bỏ hộp bút màu đang sử dụng để dùng hộp mới.

a) Em nghĩ bạn Hà sai vì khi hộp bút màu cũ của bạn vẫn dùng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm màu hơn.

b) Em sẽ khuyên Hà là hộp màu của bạn vẫn còn sử dụng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm hơn.

Luyện tập 3 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6(3) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. 

B. Tiết kiệm tiền của là chi tiêu hợp lí, không hoang phí. 

C. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 

D. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.

Lời giải:

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. Em không đồng tình. Vì tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Sử dụng hợp lí là biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra chứ không phải keo kiệt, bủn xỉn. 

B. Tiết kiệm tiền của là chi tiêu hợp lí, không hoang phí. Em đồng tình. Vì tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.Người có lối sống tiết kiệm là người luôn có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát của cải vật chất một cách vô ích.

C. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. Em đồng tình. Vì tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

D. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo. Em không đồng tình. Vì ai cũng phải tiết kiệm. Tiết kiệm không chỉ giúp ích cho bản thân, mà chi phí nước nhà cũng giảm bớt.

Luyện tập 4 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6(4) Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành hoặc không tán thành). Vì sao?

A. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tài sản, lao động, thời gian và đồ dùng nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. 

B. Tiết kiệm không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. 

C. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.

Lời giải:

A. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tài sản, lao động, thời gian và đồ dùng nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Em tán thành. Vì tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Sử dụng hợp lí là biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

B. Tiết kiệm không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Em tán thành. Vì tiết kiệm là biết cách sử dụng hợp lí, tối ưu hóa chứ không phải tùy tiện và tiết kiệm trong lối sống hàng ngày chứ   không phải trong giao tiếp, ứng xử.

C. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh. Em tán thành. Vì tiết kiệm là giúp ích cho bản thân, gia đình nhưng nên tiết kiệm theo mức vừa phải đúng theo nhu cầu bản thân và xã hội.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6(1) Lập kế hoạch tiết kiệm:

- Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm? 

- Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện lối sống tiết kiệm của bản thân và chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo về kế hoạch của mình.

Lời giải:

- Em sẽ rèn luyện để trở thành người có lối sống tiết kiệm 

+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. 

+ Sắp xếp việc làm khoa học: Lập và thực hiện đúng thời gian biểu, sắp xếp công việc hợp lí…

+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động: Viết giấy hết trang mới bỏ, dùng giấy cũ để làm nháp, mua đủ đồ dùng học tập, bảo quản đồ cẩn thận…

+ Sử dụng điện, nước hợp lí. 

+ Tổ chức sinh nhật ở nhà đơn giản và tiết kiệm.

Vận dụng 2 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6(2) Sưu tầm:

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp những câu chuyện, tấm gương về lối sống tiết kiệm mà em biết. Em học được điều gì từ những câu chuyện, tấm gương đó?

Lời giải:

Câu chuyện 1: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với người phụ nữ:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện nhỏ trên thấy rằng chúng ta cần noi gương ở Bác đức tính giản dị và tiết kiệm. Tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật sự cần giúp đỡ, như thế ta sẽ vui mà người nhận cũng sẽ cùng vui.

Câu chuyện 2: Thời gian quý báu lắm - 10 phút cũng là quá trễ

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

– Chú đến chậm mấy phút?

– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện ấy là lời nhắc nhở có ý nghĩa sâu sắc đối với mọi người về đức tính tiết kiệm. Tiết kiệm thời gian dù chỉ là 10 phút.

Vận dụng 3 trang 47 Giáo dục công dân lớp 6(3) Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”:

- Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết một thông điệp dễ ghi nhớ để nhắc nhở bản thân và mọi người thường xuyên thực hành tiết kiệm trong cuộc sống. 

- Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè về bức tranh và thông điệp của em

Lời giải:

Vẽ bức tranh tuyên truyền về tiết kiệm điện điện, nước

* Định hướng (gợi ý):

- Chủ đề về các việc làm tiết kiệm điện, nước hoặc hậu quả nếu lãng phí điện, nước.

- Màu sắc: Tươi sáng với việc làm tiết kiệm và nổi bật với việc làm lãng phí.

* Bài mẫu:

 Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”: Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”: Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết

Lý thuyết Bài 9: Tiết kiệm

1. Thế nào là tiết kiệm?

- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

2. Biểu hiện của tiết kiệm

- Một số biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày:

+ Tiết kiệm sức khỏe.

+ Làm việc khoa học, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng và hiệu quả công việc.

+ Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

+ Tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như thời gian của người khác.

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải vật chất.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

- Trái với tiết kiệm là lãng phí, phung phí. Ví dụ:

+ Lãng phí thời gian.

+ Lãng phí sức khỏe…

+ Lãng phí các nguồn năng lượng (điện, nước…)

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

c. Thế nào là người tiết kiệm?

- Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

3. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

- Học sinh cần phải thực hiện tính tiết kiệm thông qua việc:

+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

+ Sắp xếp việc làm khoa học.

+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

+ Sử dụng điện, nước hợp lí.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm

+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.

 

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống