Với giải bài tập GDCD lớp 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chi tiết bám sát nội dung sgk GDCD 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập GDCD 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Khởi động
Lời giải:
- Những quyền cơ bản của em và mọi người xung quanh là: quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự do tín ngưỡng, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…
Khám phá
a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Hình ảnh và thông tin trên đây thể hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
b) Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Đọc các nội dung sau đây của Hiến pháp và trả lời câu hỏi
(?) Công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào theo Hiến pháp năm 2013?
Lời giải:
a.
a) Hình ảnh và thông tin trên đây thể hiện quyền: quyền bắt khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Có quyền và nghĩa vụ học tập.
b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
b.
Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:
- Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…
- Nhóm quyền dân sự: quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 23), quyền bình đẳng giới (Điều 26), quyền tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…
- Nhóm quyền về kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33), quyền có việc làm (Điều 35), quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…
- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội: quyền học tập (Điều 39), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40), quyền được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: trung thành với Tổ quốc (Điều 44); thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…
b) Theo em, trong trường hợp này học sinh có thể phát biểu ở đâu và phát biểu như thế nào?
2.
(?) Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.
3.
(?) Theo em, ý kiến nào trên đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường?
4.
a.
a) Em đồng tình hay phản đối việc làm của T? Vì sao?
b) Trong trường hợp này, D có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?
b.
Các nhóm trao đổi, thảo luận về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các câu hỏi sau:
- Là học sinh, các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?
- Các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó như thế nào?
Lời giải:
1.
a) Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trong trường hợp nhóm học sinh thứ hai là sai vì bất kì ai đều có quyền tự do ngôn luận.
b) Theo em trong trường hợp này có thể phát biểu khi cô giáo yêu cầu thảo luận, khi nhà trường tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào việc xây dựng trường lớp thông qua phát biểu trực tiếp, góp ý qua giáo viên chủ nhiệm hoặc viết thư cho nhà trường.
2.
Chị Điệp đã thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Chị được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh và tuân theo sự quản lí của Nhà nước. Chị đã sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
3.
Ý kiến thức nhất đúng với quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Nhà máy cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ, trách nhiệm và là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
4.
a.
a) Em phản đối việc làm của T. Vì T đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. T đã hạ uy tín, danh dự của D bằng cách tung tin xấu về D. Đây là một việc làm không tốt, xấu xa và vô văn hóa.
b) Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền của mình D có thể báo cáo với nhà trường hoặc cô giáo và bạn T phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình, phải xin lỗi D.
b.
- Là học sinh, em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền bình đẳng giới, quyền học tập…
- Em đã và đang thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ đó, em đã tìm hiểu và nắm rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản, tôn trọng quyền của người khác.
Luyện tập
? Trong trường hợp này, Nghệ sĩ V cần làm gì để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?
Lời giải:
Trong trường hợp này nghệ sĩ V hãy thu thập các bằng chứng về hành vi xúc phạm danh dự trên trang Facebook của Facebooker đó rồi làm đơn ra toà án để thực hiện quyền và bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.
a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của ba bạn trên?
b) Theo em, học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường hay không?
Lời giải:
a) Suy nghĩ của 3 bạn trên là sai lệch. Vì các bạn có quyền và nghĩa vụ học tập. Đồng nghĩa với điều đó là các bạn phải tham gia các hoạt động của trường lớp.
b) Theo em học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động tập thể bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ, trách nhiệm và là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.
B. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó.
C. Lâm chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều thì làm việc nhà giúp bố mẹ.
D. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường.
E. Hân học giỏi nhưng thỉnh thoảng lại vi phạm nội quy trường học.
G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.
Lời giải:
Biểu hiện thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là:
A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.
G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.
Các biểu hiện còn lại chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân vì:
– Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế
– Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình
– Có quyền học thường xuyên học suốt đời
– Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Lời giải:
Theo em, quyền và nghĩa vụ học tập là quan trọng nhất đối với học sinh. Vì học tập có vai trò vô cùng quan trọng đến cuộc đời mỗi con người. Không học tập sẽ không có tri thức. Người không có tri thức khó thành công. Học tập để rèn luyện và kiện toàn các năng lực của bản thân đáp ứng được yêu cầu công việc trong cuộc sống. Việc học quyết định tương lai của mỗi người chúng ta, giúp khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội sau này. Việc học còn giúp chúng ta thực hiện được những ước mơ hoài bão của mình. Là công dân của đất nước, học sinh phải thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Để đất nước phát triển và tiến bộ, mỗi con người đều cần phải đi học. Sự thành công của mỗi cá nhân đóng góp vào thành công lớn của đất nước. Nghĩa vụ của mỗi cá nhân không những phát triển bản thân mà còn phải góp sức xây dựng đất nước vững mạnh.
Vận dụng
Lời giải:
* Định hướng (gợi ý):
- Vẽ bức tranh hoặc sưu tầm ảnh thể hiện việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên sách, báo, internet hoặc trong lớp, trong trường, trong khu dân cư của em như quyền được học tập, quyền được vui chơi, nghĩa vụ phụ giúp bố mẹ làm những công việc vừa sức của mình để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của học sinh, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc…
* Bài mẫu:
- Vẽ bức tranh
Lời giải:
* Bản thân em đã làm để thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập là:
- Cố gắng học tập nâng cao kiến thức: Lắng nghe thầy cô giảng bài, phải chăm chỉ làm bài tập thầy cô giao, có ý chí trong việc học tập, tìm hiểu và trao dồi kiến thức, không bỏ bê việc học tập, có tính tự học không cần ai kiểm tra nhắc nhở.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của học sinh.
Lý thuyết Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.
b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:
- Nhóm quyền chính trị:
+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27);
+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28);
+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25);
+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…
- Nhóm quyền dân sự:
+ Quyền sống (Điều 19);
+ Bình đẳng giới (Điều 26).
+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),
+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).
+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).
+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…
- Nhóm quyền về kinh tế:
+ Tự do kinh doanh (Điều 33).
+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).
+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…
- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:
+ Học tập (Điều 39).
+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).
+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.