Giải SGK GDCD 6 Bài 12 (Cánh diều): Quyền trẻ em

Tải xuống 9 3.4 K 5

Với giải bài tập GDCD lớp 6 Bài 12: Quyền trẻ em chi tiết bám sát nội dung sgk GDCD 6 Tập 2 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

Khởi động

Khởi động trang 58 Giáo dục công dân lớp 6: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Em mong muốn được như các bạn trong ảnh trên không? Em còn mong muốn những điều gì

Em mong muốn được như các bạn trong ảnh trên không? Em còn mong muốn những điều gì khác nữa?

Lời giải:

Em mong muốn được như các bạn trong ảnh trên. Ngoài ra em còn mong muốn được học những môn năng khiếu mà em thích và được bảo vệ sức khoẻ.

Khám phá

Khám phá 1 trang 59 Giáo dục công dân lớp 6a. Cùng nghe bài hát và trả lời câu hỏi

a) Cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát? 

b) Liệt kê tất cả những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát trên.

b. Hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh tương ứng với mỗi quyền của trẻ em dưới đây

Cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát? b) Liệt kê tất cả những quyền

Lời giải:

a.

a) Bài hát rất hay và có ý nghĩa. Bài hát đã nói về những mong ước và quyền của trẻ em.

b) Những quyền mà trẻ em mong muốn được thể hiện trong bài hát là: quyền được vui chơi, quyền được đến trường, quyền được tham gia, phát triển sáng rực đường tương lai.

b.

- Hình 1. Quyền được bảo vệ sức khoẻ

- Hình 2. Quyền được học tập

- Hình 3. Quyền được phát triển năng khiếu.

- Hình 4. Quyền được bảo vệ.

Khám phá 2 trang 60 - 61 Giáo dục công dân lớp 6a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

? Theo em, vì sao Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương?

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em 

? Vì sao Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý?

Lời giải:

a.

Theo em, Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương vì Lan có quyền được học tập và phát triển những môn năng khiếu mà bạn thích. Bạn Lan còn luôn được bố mẹ, thầy cô giáo khuyến khích, động viên bạn tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, trường và của địa phương. Chắc chắn với sự đam mê, quyết tâm và được hỗ trợ, Lan có thể tham gia tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ của trường lớp và địa phương.

b.

Tuấn và em gái luôn chăm ngoan học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý vì hai anh em luôn được bố mẹ thương yêu và tôn trọng ý kiến của con, chăm lo tới việc học của hai anh em, được sống trong tình yêu thương gia đình. Tuấn và em gái đã thực hiện tốt bổn phận của mình. Những người xung quanh Tuấn và em gái đã thực hiện tốt quyền của trẻ em.

Khám phá 3 trang 61 - 62 Giáo dục công dân lớp 6Thông tin 1:

a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình như thế nào? 

b) Việc làm của Uỷ ban nhân dân xã T đã tác động đến thực hiện quyền trẻ em trong xã như thế nào?

Thông tin 2:

a) Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận nào của trẻ em? 

b) Em có thể học tập được điều gì của bạn Hoà?

Thông tin 3:

? Vì sao Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành, được thầy yêu, bạn mến? 

Lời giải:

Thông tin 1:

a) Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện quyền trẻ em ở xã mình bằng cách huy động nguồn lục trong xã hội để có kinh phí sửa sang trường lớp, mua trang thiết bị và đồ đùng học tập cho trường trung học cơ sở và hai trường tiểu học. Phong trào học tập của xã được đầy mạnh đến mỗi gia đình có trẻ em. 

b) Việc làm của uỷ ban nhân dân xã T đã tác động tích cực đến thực hiện quyền học tập của trẻ em. Điều đó giúp cho các cá nhân, tổ chức hiểu và nắm bắt được nội dung quyền trẻ em từ đó sẽ chăm lo tốt hơn cho thế hệ tương lai để các em được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.

Thông tin 2:

a) Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận được học tập của trẻ em. 

b) Em có thể học tập của bạn luôn cố gắng học tập dù là ở bất kì hoàn cảnh nào. Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.

Thông tin 3:

Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành, được thầy yêu, bạn mến vì bố mẹ Minh luôn chăm sóc, quan tâm đến học hành của bạn và em gái, dành thời gian cho các con học tập và vui chơi. Minh và em gái đã thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 62 Giáo dục công dân lớp 6: (1) Em hãy kể những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Lời giải:

• Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em. 

Những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần bảo vệ và giáo dục trẻ em:

- Ở trường, lớp:

+ Bảo đảm quyền được học tập của trẻ em.

+ Tổ chức các hoạt động phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, các cuộc thi thể thao, các chuyến đi tham quan, du lịch, trải nghiệm.

+ Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt cuối tuần…

+ Thầy cô giáo khuyến khích học sinh đọc báo Thiếu niên Tiền phong.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu quyền trẻ em.

- Địa phương: 

+ Đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện.

+ Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

+ Tổ chức trại hè hàng năm để trẻ em phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí.

+ Các hoạt động tặng quà, liên hoan vào các ngày lễ của trẻ em như Quốc tế thiếu nhi, Rằm Trung thu… 

+ Bác hàng xóm nhận em bé mồ côi làm con nuôi…

Luyện tập 2 trang 62 Giáo dục công dân lớp 6(2) Trong các hành vi sau, hành vi nào đã thực hiện quyền trẻ em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

TT

Hành vi

Thực hiện quyền trẻ em

Xâm phạm quyền trẻ em

1

Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn.

   

2

Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em. 

   

3

Ngược đãi trẻ em. 

   

4

Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền. 

   

5

Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. 

   

6

Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.

   

Lời giải:

TT

Hành vi

Thực hiện quyền trẻ em

Xâm phạm quyền trẻ em

1

Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn.

X

 

2

Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em. 

X

 

3

Ngược đãi trẻ em. 

 

X

4

Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền. 

 

X

5

Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. 

X

 

6

Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.

 

X

Luyện tập 3 trang 63 Giáo dục công dân lớp 6(3) Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà Hải mở một quán giải khát tại trung tâm thị trấn. Quán của bà rất đông khách, ngoài những người trong thị trấn và khách đi đường qua lại, quán của bà luôn là địa điểm tập trung ăn chơi của nhóm trẻ em từ 12 - 15 tuổi trong vùng. Nhóm trẻ hay tập trung tại quán bà Hải vào mỗi buổi chiều để ăn uống và đánh bài. Một lần, nhóm trẻ đang ăn uống, đánh bài thì công an ập vào giải tán và tiến hành lập biên bản xử phạt bà Hải”.

a) Hãy nhận xét hành vi của bà Hải và nhóm trẻ trong tình huống trên? 

b) Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó? 

c) Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tản nhóm trẻ là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

a) Hành vì của bà Hải và nhóm trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm vào quyền trẻ em.

b) Nếu em chứng kiến tình huống đó em sẽ khuyên các bạn không nên đến quán chơi bài và báo cáo với các cấp chính quyền để xử lí vi phạm.

c) Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tán nhóm trẻ là đúng. Vì cần ngăn chặn những tệ nạn đối với trẻ em, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 63 Giáo dục công dân lớp 6: (1) Vẽ tranh với chủ đề “Quyền trẻ em” và cùng các bạn trưng bày tại lớp học của mình.

Lời giải:

* Định hướng (gợi ý):

- Vẽ tranh về quyền trẻ em như quyền được học tập, quyền được vui chơi…

- Cách vẽ tranh đề tài: Gồm có 3 bước.

B1: Tìm bố cục.

B2: Vẽ hình.

B3: Vẽ màu.

- Bố cục hợp lý: Cách sắp xếp các mảng hình, cách bố cục bài vẽ trong tờ giấy. Hình ảnh sinh động và phù hợp với nội dung đề tài. Màu sắc: Hài hoà, tươi sáng.

* Bài mẫu:

Vẽ tranh với chủ đề “Quyền trẻ em” và cùng các bạn trưng bày tại lớp học

Vận dụng 2 trang 63 Giáo dục công dân lớp 6: (2) Tìm hiểu và nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với mình hoặc của chính quyền địa phương đối với trẻ em nơi em sinh sống.

Lời giải:

Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với mình hoặc của chính quyền địa phương đối với trẻ em nơi em sinh sống:

- Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với mình

+ Ông bà, cha mẹ là người nuôi dưỡng, chăm sóc từ bé đến khi trưởng thành.

+ Dạy bảo chúng ta những điều hay lẽ phải.

+ Cha mẹ cho ta đi học.

+ Bố mẹ cho em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

- Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương đối với trẻ em nơi em sinh sống

+ Hàng tháng tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em.

+ Tạo nên các khu vui chơi cho trẻ em.

+ Lập các quỹ khuyến học để giúp đỡ trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo, không nơi nương tựa.

+ Lập trường, lớp học dành riêng cho trẻ khuyết tật…

Vận dụng 3 trang 63 Giáo dục công dân lớp 6(3) Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện quyền trẻ em của bản thân:

- Những công việc cần làm: trong học tập, trong quan hệ với mọi người xung quanh nhà, ở trường và ở ngoài xã hội. 

- Biện pháp thực hiện.

Lời giải:

- Những công việc cần làm: 

+ Trong học tập: tích tham gia phát biểu xây dựng bài; tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập; chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường. 

+ Với mọi người xung quanh: Luôn giúp đỡ hoà đồng với bạn bè và người xung quanh; tham gia chăm chỉ các hoạt động xã hội.

+ Ở nhà: Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giúp đỡ ba mẹ việc nhà; rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình. 

- Biện pháp thực hiện: Nắm vững kiến thức, hiểu về quyền và bổn phận của trẻ em từ đó thực hiện thường xuyên và giám sát nhau thực hiện cho đúng.

Lý thuyết Bài 12: Quyền trẻ em

1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

 3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

a. Trách nghiệm của gia đình, nhà trường và xã hội

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

- Dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Đảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; 

- Giáo dục, giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em. 

b. Bổn phận của trẻ em

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống