Giải SGK GDCD 6 Bài 10 (Cánh diều): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tải xuống 8 4.3 K 9

Với giải bài tập GDCD lớp 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chi tiết bám sát nội dung sgk GDCD 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khởi động

Khởi động trang 48 Giáo dục công dân lớp 6: - Cả lớp cùng nghe bài hát Việt Nam ơi, nhạc và lời Minh Beta. 

- Hãy nêu cảm xúc của mình về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua bài hát.

Lời giải:

Cảm xúc của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua bài hát: Việt Nam trong bài hát là hình ảnh những con người chan hoà với núi non, kết nối vòng tay xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh. Bài hát thể hiện tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Đó là hình ảnh của con người Việt Nam hiện đại, hiếu khách, thân thiện, năng động. Bài hát mở ra khung cảnh tươi sáng, gần gũi với những con đường, góc phố thân quen, gắn với tuổi thơ của mỗi người. Tiếng trẻ thơ nô đùa trong nắng, gió vẽ lên bức tranh đất nước nên thơ, hiền hòa.

Khám phá

Khám phá 1 trang 49 Giáo dục công dân lớp 61. Công dân của một nước

Quan sát hình ảnh, thảo luận các trường hợp và trả lời câu hỏi 

Em hãy cho biết, nhân vật trong môi trường hợp dưới đây là công dân nước nào? Vì sao?

Quan sát hình ảnh, thảo luận các trường hợp và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết Quan sát hình ảnh, thảo luận các trường hợp và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết

Lời giải:

- Hình 1. Anh Mun công dân nước Mỹ. Vì năm 18 tuổi anh nhập quốc tịch Mỹ.

- Hình 2. Chị Na-ta-sa (Natasa) công dân nước Nga. Vì dù năm 18 tuổi chị đến học ở Pháp những chị vẫn mang quốc tịch Nga.

- Hình 3. Chị Si-vam (Shivam) công dân Ấn Độ. Vì chị mang quốc tịch của cha mẹ là quốc tịch Ấn Độ.

- Hình 4. Chị Lan Anh công dân Việt Nam. Vì chị mang quốc tịch Việt Nam.

Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công đân

Khám phá 2 trang 50 Giáo dục công dân lớp 6a) Vì sao Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam. Căn cứ vào yếu tố nào để có thể khẳng định điều này?

b) Vì sao bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam? 

c) Vì sao bạn Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Vệt Nam? Ly có thể mang quốc tịch Hàn Quốc được không?

Lời giải:

a) Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam vì Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam. 

- Căn cứ vào yếu tố để có thể khẳng định điều này: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

b) Bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam vì cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam.  

c) Bạn Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Vệt Nam. Vì bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam. Ly không thể vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch Hàn Quốc. Ly chỉ được mang 1 quốc tịch.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6(1) Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam, ai là công dân nước ngoài?

A. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia). 

B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở Xlô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam. 

C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam. 

D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quận sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

Lời giải:

- Công dân Việt Nam là:

A. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sóng cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).

B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.

D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

- Không phải công dân Việt Nam: 

C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam nhưng cha hoặc mẹ bạn không là công dân Việt Nam nên bạn không phải công dân Việt Nam.

Luyện tập 2 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6(2) Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi. 

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. 

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài. 

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

Lời giải:

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

Luyện tập 3 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6(3) Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống.

? Theo em, Hường có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc? Vì sao?

Lời giải:

Hường có mang quốc tịch Việt Nam vì Hường sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

Luyện tập 4 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6: (4) Là học sinh, em cần làm gì để trở thành một công dân tốt?

Lời giải:

Là học sinh, để trở thành một công dân tốt em cần:

- Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. 

- Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

- Chăm thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh…

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo,bảo vệ môi trường.

- Trau dồi, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6: (1) Hãy kể một vài tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập, văn hoá, thể thao, lao động sản xuất và kinh doanh. Em học tập được điều gì ở những tấm gương này?

Lời giải:

* Định hướng (gợi ý):

- Câu chuyện về tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập, văn hoá, thể thao, lao động sản xuất và kinh doanh trên sách, báo, internet hoặc trong lớp, trong trường, trong khu dân cư của em.

* Bài mẫu:

Bạn Nguyễn Thanh Ngọc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ đều là những người làm nông mộc mạc, giản dị. Ngay từ nhỏ, Thanh Ngọc đã là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời và rất thông minh. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra Thanh Ngọc còn thường xuyên đạt giải cao trong các cuộc thi như: Giao lưu học sinh giỏi cấp trường hàng năm; Giải Nhất hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ vòng trường; Giải nhất hội thi Tiếng hát măng non vòng trường. Giải ba hội thi thiếu nhi kể chuyện sách cấp huyện, Cùng các giải khuyến khích trong các hội thi Hoa Phượng đỏ cấp huyện… Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Thanh Ngọc còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Thanh Ngọc cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình.

- Bài học em đã học được từ bạn Thanh Ngọc

+ Luôn luôn nỗ lực học tập, chăm chỉ rèn luyện đạo đức tốt

+ Tự giác tìm tòi những điều bổ ích

+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa

H’ Hen Niê (SN 1992) Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam H'Hen Niê tích cực với nhiều hoạt động thiện nguyện trên khắp mọi miền đất nước, chương trình đồng hành cùng các bệnh nhân HIV-AIDS

Một số tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước như: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám,...

Qua những tấm gương này, em thấy những con người Việt Nam rất dũng  cảm, dám hi sinh vệ đất nước. Từ đó nhận thức đúng đắn về ý nghĩa trên, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai sau trở thành một công dân tốt.

Vận dụng 2 trang 51 Giáo dục công dân lớp 6: (2) Vẽ một số bức tranh với chủ đề “Tự hào là công dân nước Việt Nam”.

Lời giải:

* Định hướng (gợi ý):

- Chủ đề vẽ tranh thể hiện tự hào là công dân Việt Nam.

- VD: Bức tranh nói về thông điệp tự hào là công dân Việt Nam, toàn dân tự tin, tự hào, chung tay cùng nhau đẩy lùi dịch Co-vid 19.

- Màu sắc: Tươi sáng, rực rỡ, thể hiện rõ thông điệp tự hào là công dân Việt Nam.

* Bài mẫu: 

Vẽ một số bức tranh với chủ đề “Tự hào là công dân nước Việt Nam

Vẽ một số bức tranh với chủ đề “Tự hào là công dân nước Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân của một nước

- Công dân là người dân của một nước.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.

2. Công dân nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống