Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động

Tải xuống 20 5.1 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 20 trang gồm 51 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động:Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 10
BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT - VẬN
CHUYỂN THỤ ĐỘNG


Câu 1: Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận
chuyển các chất
A. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. Có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các
chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng có đặc điểm là
A. Chỉ có ở tế bào nhân thực.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ chất tan cao hơn.
D. Không cần các kênh protêin xuyên màng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động không tiêu tốn năng lượng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào(màng
sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là
A. Những chất tan trong lipit
B. Chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
C. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn
D. A và B.
Lời giải:
Các chất tan trong lipit, không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2…
khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt
B. Các lỗ trên màng
C. Lớp kép photpholipit
D. Kênh protein xuyên màng
Lời giải:
Các chất tan trong lipit được vận chuyển theo cách thụ động, tức là chúng được
vận chuyển nhờ sự khuếch tán qua lớp kép photpholipit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của
màng sinh chất?
A. O2, CO2
B. Ca2+
C. K
+
D. H2O
Lời giải:
O2, CO2 có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Lời giải:
Nước được vận chuyển qua màng nhờ kênh aquaporin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển qua kênh.
D. Sự thẩm thấu.
Lời giải:
Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm được gọi là sự thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Hiện tượng thẩm thấu là?
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Lời giải:
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Thẩm thấu là:
A. Sự vận chuyển thụ động của nước qua màng tế bào.
B. Sự vận chuyển hoạt động của nước qua màng tế bào.
C. Sự vận chuyển hoạt động của ion qua màng tế bào
D. Sự vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào
Lời giải:
Sự vận chuyển thụ động của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là
thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Sự thẩm thấu là :
A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng
B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng
C. Sự di chuyển của các ion qua màng
D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng
Lời giải:
Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch
tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào:
A. Đặc điểm của chất tan.
B. Sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C. Nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào
D. Nhiệt độ.
Lời giải:
Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào năng lượng của tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch
tán là
A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong v à ngoài màng
Lời giải:
Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là dựa vào
sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?
A. Hòa tan trong dung môi
B. Thể rắn
C. Thể nguyên tử
D. Thể khí
Lời giải:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau
đây ?
A. Hoà tan trong dung môi
B. Dạng tinh thể rắn
C. Dạng khí
D. Dạng tinh thể rắn và khí
Lời giải:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng hòa tan trong dung môi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Vận chuyển thụ động:
A. Cần tiêu tốn năng lượng.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Cần có các kênh protein.
D. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
Lời giải:
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ nồng độ thấp không cần tiêu tốn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển
A. Tiêu tốn năng lượng
B. Không tiêu tốn năng lượng
C. Nhờ máy bơm đặc biệt của nàng
D. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
Lời giải:
Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển không tiêu tốn năng lượng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP
B. Kênh protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Lời giải:
Nước được vận chuyển qua màng nhờ 1 kênh protein đặc biệt được gọi là kênh
aquaporin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ
được gọi là
A. Sự thẩm thấu.
B. Sự ẩm bào.
C. Sự thực bào.
D. Sự khuếch tán.
Lời giải:
Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là
sự khuếch tán
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển qua màng tế bào:
A. Theo khuynh hướng nồng độ.
B. Ngược với khuynh hướng nồng độ.
C. Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
D. Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
Lời giải:
Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ nồng độ thấp qua màng tế bào
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch
tán là :
A. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
Lời giải:
Khuếch tán là hình thức vận chuyển thụ động theo sự chênh lệch nồng độ (gradient
nồng độ): từ nơi có nồng độ cao → nồng độ thấp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng
độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. Ưu trương.
B. Đẳng trương.
C. Nhược trương.
D. Bão hoà
Lời giải:
Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao
hơn nồng độ của chất tan trong tế bào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng
độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. Ưu trương.
B. Đẳng trương.
C. Nhược trương.
D. Bão hoà.
Lời giải:
Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan
thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Co nguyên sinh là hiện tượng?
A. Cả tế bào co lại
B. Màng nguyên sinh bị dãn ra
C. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại
D. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại
Lời giải:
Co nguyên sinh là hiện tượng tế bào chất bị co rút lại do phần lớn nước trong tế
bào thẩm thấu ra bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định?
(1) Tế bào đang sống hay đã chết
(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé
(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
Phương án đúng trong các phương án trên là?
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (3)
Lời giải:
Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết
và khả năng tráo đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Thí nghiệm co nguyên sinh có ý nghĩa gì?
A. Xác định tế bào đang sống hay đã chết
B. Xác định tế bào thuộc mô nào trong cơ thể
C. Xác định khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu
D. Cả A và C
Lời giải:
Thí nghiệm co nguyên sinh nhằm mục đích xác định tế bào còn sống hay đã chết
và khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì?
A. Màng tế bào đã bị phá vỡ
B. Tế bào chất đã bị biến tính
C. Nhântế bào đã bị phá vỡ
D. Màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc
Lời giải:
Tế bào chết thì màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc, do vậy không còn
hiện tượng co nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường
saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm
thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
A. Saccrôzơ ưu trương.
B. Saccrôzơ nhược trương.
C. Urê ưu trương.
D. Urê nhược trương.
Lời giải:
Tế bào hồng cầu co lại do nước bị rút ra khỏi tế bào khi ngâm trong dung dịch ưu
trương.
Saccarozo không thể đi qua màng tế bào nên dung dịch ngoài màng vẫn là ưu
trương.
Ure có thể đi qua màng vào trong tế bào làm mất đi sự chênh lệch nồng độ chất tan
trong và ngoài màng tế bào → tế bào hồng cầu không co lại nhiều.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là?
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi
B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ
D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại
Lời giải:
Khi cho tế bào vào hồng cầu vào nước, thì do nồng độ chất tan trong môi trường
nước cất nhỏ hơn so với môi trường trong hồng cầu (môi trường nhược trương)
nên nước sẽ vận chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất
tan cao. Vì vậy, hồng cầu sẽ bị trương ra (phồng to), rồi vỡ ra.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g
trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1 giờ thì kích thước và trong lượng của nó
sẽ
A. k>2x2cm, p>100g.
B. k< 2x2cm, p<100g.
C. k = 2x2cm, p = 100g.
D. Giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.
Lời giải:
Khi ngâm miếng su hào vào nước muối đặc (đây là môi trường ưu trương) nước
trong các tế bào sẽ đi ra ngoài, làm tế bào co nguyên sinh → kích thước giảm, khối
lượng giảm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang
trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt
ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi
cắt sẽ ngâm vào
A. Nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài
B. Môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.
C. Nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.
D. Nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.
Lời giải:
Sau khi tỉa hoa, chúng ta cần ngâm vào nước cất để phía bên trong hút nhiều
nước hơn mặt ngoài (mặt ngoài có lớp biểu bì nên hút nươc ít hơn).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh
làm thí nghiêm như sau: cho 1 lớp biểu bì lá lẻ bạn (thài lài tía) vào dung dịch
muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút quan sát
tế bào có hiện tượng ..(1).., học sinh này tiếp tục thay bằng dung dịch muối
10%, sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(2)... Nội dung đúng của (1) và
(2) lần lượt là:
A. Co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn
B. Trương nước/ trương nước nhiều hơn
C. Co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh
D. Cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn
Lời giải:
Khi đưa tế bào sống vào trong môi trường ưu trương thì tế bào co nguyên sinh
Vậy nếu đưa vào dung dịch muối ưu trương 8% thì tế bào co nguyên sinh, thay
bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút thì tế bào co nguyên sinh nhiều hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Nếu cho các tế bào hồng cầu của người vào ống nghiệm chứa nước
cất, thì hiện tượng nào dưới đây có thể quan sát được?
A. Hồng cầu không thay đổi hình dạng do nước di chuyển cân bằng.
B. Hồng cầu nhận nước quá nhiều làm chúng vỡ ra.
C. Hồng cầu mất nước, trở nên biến dạng nhăn nheo.
D. Hồng cầu nhận nước, trương lên, nhưng không vỡ.
Lời giải:
Trong môi trường nước cất, không có các chất tan đây là môi trường nhược trương
so với môi trường trong tế bào nên nước từ môi trường ngoài đi vào bên trong tế
bào làm chúng vỡ ra.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho
A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.
B. Làm cho cây héo, chết.
C. Làm cho cây chậm phát triển.
D. Làm cho cây không thể phát triển được.
Lời giải:
Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.
Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với
trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo,
chết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34: Vì sao bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho héo, chết
A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.
B. Bộ lá phát triển mạnh gây chết
C. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong
rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài.
D. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm lông hút bị chết hàng loạt.
Lời giải:
Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.
Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với
trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo,
chết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra
là?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào nấm
C. Tế bào thực vật
D. Tế bào vi khuẩn
Lời giải:
Tế bào nấm, thực vật, vi khuẩn ít bị vỡ do chúng đều có thành tế bào.
Tế bào hồng cầu nhiều khả năng bị vỡ nhất vì là tế bào động vật, không có thành tế
bào, không có nhân. Khi nước đi vào quá nhiều, sức trương của nước lớn, tế bào
hồng cầu không có thành tế bào chống đỡ và giảm lượng nước đi vào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36: Tế bào nào sẽ bị vỡ trong môi trường ưu trương?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào động vật còn nhân
C. Tế bào thực vật
D. Không có tế bào nào bị vỡ
Lời giải:
Trong môi trường ưu trương không có tế bào nào bị vỡ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 37: Cho các tế bào lá cây và tế bào hồng cầu của người vào trong giọt
nước cấttrên phiến kính, một lúc sau quan sát các tế bào này dưới kính hiển vi
ta thấy:
A. Các tế bào lá cây bị phá vỡ, các tế bào hồng cầu không bị phá vỡ.
B. Cả hai loại tế bào này có cấu trúc giữ nguyên.
C. Các tế bào lá cây không bị phá vỡ, các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.
D. Cả hai loại tế bào này đều bị phá vỡ.
Lời giải:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (ảnh 1)
Nước cất là môi trường nhược trương so với dịch bào, nước từ bên ngoài sẽ đi vào
tế bào
Các tế bào sẽ trương lên, tế bào hồng cầu sẽ bị vỡ ra còn tế bào thực vật thì không
vì tế bào thực vật có thành tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác
nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan
bằng nồng độ các chất tan trong tế bào thì các tế bào sẽ có hình dạng như thế
nào?
A. Tất cả trương nước nhưng hình dạng không đổi.
B. Tất cả sẽ bị co nguyên sinh, nhăn nheo lại.
C. Tất cả trương nước và bị vỡ ra.
D. Tất cả đều có dạng hình cầu.
Lời giải:
Tất cả các tế bào đó sẽ có dạng hình cầu vì thành tế bào không còn nên không có
hình dạng ban đầu, môi trường là đẳng trương nên kích thước không thay đổi
Đáp án cần chọn là: D
Câu 39: Khi đặt 3 tế bào thực vật của cùng một mô vào trong 3 môi trường 1,
2, 3, người ta quan sát thấy các hiện tượng như hình vẽ dưới đây, trong đó
mũi tên mô tả hướng di chuyển của các phân tử nước tự do.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (ảnh 2)
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về thí nghiệm trên là đúng?
(1) Môi trường 1 là môi trường ưu trương, môi trường 3 là môi trương nhược
trương so với tế bào.
(2) Trong môi trường 1, tế bào mất nước gây ra hiện tượng co nguyên sinh.
(3) Ở môi trường 3, nếu lượng nước từ bên ngoài di chuyển vào trong tế bào
quá nhiều sẽ làm vỡ tế bào.
(4) Tế bào trong môi trường 2 sẽ có khối lượng và kích thước không đổi so với
ban đầu.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Lời giải:
Ta thấy ở các môi trường, tế bào có hiện tượng:
TB1 : nước từ trong tế bào đi ra ngoài làm tế bào bị co nguyên sinh
TB2: nước vừa đi ra bên ngoài vừa đi từ bên ngoài vào → tế bào bình thường
TB3: Nước đi từ bên ngoài vào bên trong → tế bào bị trương nước
Từ đây ta rút được kết luận về nồng độ chất tan bên trong và bên ngoài tế bào trong
các môi trường:
MT1: [bên trong] < [bên ngoài] → môi trường ưu trương
MT2: [bên trong] = [bên ngoài] → môi trường đẳng trương
MT1: [bên trong] > [bên ngoài] → môi trường nhược trương
Xét các phát biểu:
(1) đúng
(2) đúng
(3) sai, vì đây là tế bào thực vật, có thành tế bào nên không bị vỡ
(4) đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra như thế nào?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Xuất nhập bào
D. Cả A, B, C đều đúng
Lời giải:
Có 3 kiểu vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ
động, Xuất nhập bào
Đáp án cần chọn là: D
Câu 41: Có các kiểu vận chuyển các chất qua màng nào?
A. Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ động
B. Vận chuyển chủ động, Xuất nhập bào
C. Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ động, Xuất nhập bào
D. Xuất nhập bào
Lời giải:
Có 3 kiểu vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ
động, Xuất nhập bào
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có các phương thức
A. Biến dạng màng và vận chuyển chủ động
B. Khuếch tán qua kênh và vận chuyển thụ động
C. Khuếch tán trực tiếp và khuếch tán qua kênh
D. Thụ động và chủ động
Lời giải:
Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có các phương thức thụ động và chủ
động.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43: Trong môi trường đẳng trương:
A. Không có sự di chuyển của nước qua màng tế bào
B. Nước ra khỏi tế bào
C. Nước vào tế bào
D. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ
Lời giải:
Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan
bằng nồng độ của chất tan trong tế bào → nước di chuyển vào hay ra khỏi tế bào ở
cùng tốc độ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 44: Trong môi trường ưu trương, tế bào sẽ:
A. Thu nước
B. Mất nước
C. Không có sự trao đổi nước qua màng
D. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ
Lời giải:
Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao
hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → nước di chuyển từ bên trong ra bên ngoài
tế bào → co nguyên sinh (mất nước của tế bào).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 45: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất
nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng
phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?
A. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương
B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương
C. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương
D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương
Lời giải:
A là môi trường ưu trương nên tế bào co nguyên sinh, B là môi trường nhược
trương nên tế bào phản co nguyên sinh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 46: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng
co nguyên sinh. Đối với tế bào hành, dung dịch A là
A. Có áp suất thẩm thấu nhỏ
B. Nhược trương
C. Đẳng trương.
D. Ưu trương
Lời giải:
Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên
sinh → dung dịch A là ưu trương so với dịch bào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47: Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl).
Dung dịch nào sau đây là môi trường đẳng trương của tế bào
A. Dung dịch NaCl 0,2M
B. Dung dịch NaCl 0,1M
C. Dung dịch NaCl 0,5 M
D. Nước cất.
Lời giải:
Môi trường đẳng trương với tế bào sẽ có nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất
tan trong tế bào.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48: Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Nước là môi trường gì?
A. Đồng trương
B. Ưu trương
C. Nhược trương
D. Đẳng trương
Lời giải:
Dung dịch nươc có nồng độ chất tan thấp hơn dịch bào, đây là môi trường nhược
trương
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây
là hiện tượng gì?
A. Tan trong nước
B. Co nguyên sinh
C. Phản co nguyên sinh
D. Trương nước
Lời giải:
Rau bị héo do mất nước làm tế bào co nguyên sinh, khi ngâm vào nước là môi
trường nhược trương làm nước đi vào các tế bào gây hiện tượng phản co nguyên
sinh làm rau tươi trở lại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 50: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?
A. Không phân cực, kích thước lớn
B. Phân cực, kích thước lớn.
C. Không phân cực, kích thước nhỏ.
D. Phân cực, kích thước nhỏ.
Lời giải:
Những chất phân cực, có kích thước lớn sẽ khó đi qua màng tế bào nên được vận
chuyển qua kênh protein.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 51: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm rau
tươi trở lại vì:
A. Nước thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên.
B. Được nước tưới nên các tế bào rau đã sống trở lại.
C. Nước đã làm mát tế bào rau nên các tế bào rau được xanh tươi trở lại.
D. Có nước làm rau tiến hành quang hợp nên rau tươi trở lại.
Lời giải:
Khi rau bị héo thì các tế bào mất nước, ta tưới nước làm nước thẩm thấu vào tế bào
làm tế bào trương lên.
Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 1)
Trang 1
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 2)
Trang 2
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 3)
Trang 3
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 4)
Trang 4
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 5)
Trang 5
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 6)
Trang 6
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 7)
Trang 7
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 8)
Trang 8
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 9)
Trang 9
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Vận chuyển thụ động (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 20 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống