Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất

Tải xuống 6 2.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

Bài 9 ,10:TẾ BÀO NHÂN THỰC(tt)

I/MỤC TIÊU:

1-Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần phải:

-Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể.

-Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp.

-Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm.

-Trình bày cấu tạo và chức năng khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.

2-Kỹ năng:

-Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

-Tư duy phân tích so sánh tổng hợp.

-Hoạt động nhóm và hoạt động độc lập.

3-Thái độ:

Thấy được tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng

Thấy được tính thống nhất của tế bào nhân chuẩn.

Liên hệ Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái ,trồng và bảo vệ rừng

4-Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2.Kĩ thuật dạy học

-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

          -Tranh vẽ cấu trúc ti thể, lục lạp, bộ khung tế bào, cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động H 10.1, H 10.2, H 9.1, H 9.2, H 8.1b.

          -Phiéu học tập.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :

  1. Ổn định lớp,KTSS
  2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của  ti thể ?

                               Trả lời

          Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:

- Màng ngoài trơn không gấp khúc.

- Màng tronggấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.

- Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.

   CN:Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP.

  3. Tổ chức dạy học:

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp:  trò chơi, gợi mở..

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

- So sánh tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ.

SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

 

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

-Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể.

-Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp.

-Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm.

-Trình bày cấu tạo và chức năng khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Hoạt động 1:

  GV nêu câu hỏi, giao công việc cho HS, quan sát HS thực hiện.

 

 

Câu hỏi: Mô tả cấu tạo và nêu chức năng của màng sinh chất?

 

 

GV gọi các nhóm cử đại diện nhận xét

GV đánh giá, tổng kết.

?Mô hình khảm động của màng sinh chất do ai đề nghị ?

GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.

? chức năng của thành  tế bào?

? chức năng của chất nền ngoại bào?

 

HS nghiên cứu SGK trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

   HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK trả lời.

 

 

 

 

 

 

  HS nghiên cứu SGK, trả lời.

IX. Màng sinh chất:

1. Cấu trúc của màng sinh chất:

   - Cấu tạo: Gồm 2 thành phần chính là prôtêin và phôtpholipit.

  

2. Chức năng của màng sinh chất:

   - TĐC với môi trường một cách có chọn lọc.

   - Thu nhận thông tin.

   - Nhận biết tế bào cùng loại hoặc tế bào là nhờ các glicôprôtêin.

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

1. Thành tế bào:

 - Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

2. Chất nền ngoại bào:

   - Chức năng: giúp tế bào thu nhận thông tin.

C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Không có thành tế bào bao bọ bên ngoài

(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền

(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan

(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ

(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?

A. 2    B. 4    C. 3    D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan

B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt

C. Có thành tế bào bằng peptidoglican

D. Các bào quan có màng bao bọc

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 3: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép

B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein

C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân

D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 4: Trong thành phần của nhân tế bào có:

A.axit nitric   B. axit phôtphoric

C.axit clohidric   D. axit sunfuric

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 5: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào

B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào

C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit

D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

D: VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?

Lời giải:

Hầu hết các lá cây đều có màu xanh. Lá cây có màu xanh do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có chứa sắc tố diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và ánh sáng mặt trời được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng đỏ và xanh tím, còn màu xanh (lục) thì không hấp thụ và bị phản xạ khiến mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh.

Màu xanh của lá do chất diệp lục, chất diệp lục có cấu trúc gồm 1 vòng porphyrin có nhân Mg, màu xanh của diệp lục là do nhân Mg tạo nên. Chức năng của diệp lục là hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời được thực hện bởi sự thay đổi vị trí các nối đôi trong phân tử diệp lục → màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của chúng → mày xanh của lá cây không liên quan tới chức năng quang hợp.

E: MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

- Trong thực tế, người uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ngọt, chất béo ... da có thể bị lên mụn (nhọt) nhiều. Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải thích hiện tượng trên? Ngoài các tác hại trên, em hãy dự đoán còn có những tác hại nào cho cơ thể nữa?

 

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

               - Đọc trước bài mới.     

               - Đọc mục: “ Em có biết ”

               - Tìm hiểu xem tại sao màng tế bào chỉ hấp thụ những chất cần thiết cho tế bào mà những chất không cần thiết thì không hấp thụ?

......................Hết...................

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 10 Bài 9-10: Tế bào nhân thực mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống